Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Giáo dục kinh tế pháp luật 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

Câu 1: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Mọi cán bộ, công chức nhà nước có quyền tự do ngôn luận. 

b. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ở bất cứ nơi nào.

c. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

d. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Đáp án:

a) Sai

b) Sai

c) Đúng

d) Đúng

Câu 2: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Việc thực hiện quyền tự do báo chí của công dân phải thông qua cơ quan báo chí 

b. Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin cho mọi cá nhân

c. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, công dân theo yêu cầu 

d. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Đáp án:

Câu 3: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Phải có trình độ văn hoá mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận.

b. Cần tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

c. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ không làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

d. Người chưa đủ 18 tuổi chưa được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Đáp án:

Câu 4: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các ý a, b, c, d.

a. Một nhà báo viết bài phê bình một quy định của công ty và được nhiều người ủng hộ.

b. Một công dân phát hiện một hành vi tham nhũng trong cơ quan nhà nước và quyết định tố cáo thông qua các kênh truyền thông.

c. Một cá nhân trên mạng xã hội đăng tải thông tin sai lệch về một vụ án mà không kiểm chứng.

d. Một người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phát tán thông tin kích động bạo lực chống lại chính quyền.

Đáp án:

Câu 5: Lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận định a, b, c, d.

a. Trẻ em được tiếp cận những thông tin phù hợp với lứa tuổi. 

b. Công dân không được phép tiếp cận tất cả các loại thông tin.

c. Công dân không được phép tự do truyền đạt thông tin. 

d. Chia sẻ thông tin gây hoang mang trong xã hội là vi phạm quyền tự do ngôn luận. 

Đáp án

Câu 6: Đọc tình huống dưới đây, em hãy lựa chọn đúng sai cho các ý a, b, c, d.

Một sinh viên viết một bài blog phê bình một chính sách giáo dục mới của trường đại học. Trong bài viết, sinh viên này nêu ra những điểm tích cực và tiêu cực của chính sách, đồng thời đưa ra các đề xuất cải tiến. Bài viết được đăng tải trên blog cá nhân và nhận được nhiều ý kiến từ bạn bè và giảng viên. 

a. Sinh viên đã thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách hợp pháp bằng cách bày tỏ quan điểm của mình về chính sách giáo dục, đồng thời thể hiện trách nhiệm trong việc đưa ra các đề xuất cải tiến. 

b. Sinh viên không cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng bài, vì quyền tự do ngôn luận cho phép tự do phát biểu mà không cần trách nhiệm về tính chính xác của thông tin.

c. Sinh viên không cần lắng nghe phản hồi từ giảng viên và bạn bè vì bài viết là quan điểm cá nhân.

d. Bài viết của sinh viên cung cấp thông tin trung thực và có cơ sở, điều này giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách giáo dục và khuyến khích sự tham gia tích cực trong việc cải thiện chính sách.

Đáp án:

Câu 7: Đọc tình huống sau đây, lựa chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét a, b, c, d.

Anh Tuấn là một công dân thường xuyên theo dõi các sự kiện xã hội và chia sẻ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội. Một ngày, anh Tuấn đăng tải một bài viết về tình hình môi trường tại địa phương mình, trong đó anh chỉ ra các vấn đề ô nhiễm và kêu gọi chính quyền có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, trong bài viết, anh cũng sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng và cáo buộc một số cơ quan có liên quan. Sau khi bị cơ quan chức năng cảnh báo, anh Tuấn đã xóa bài và xin lỗi công khai.

a. Anh Tuấn có quyền tự do ngôn luận khi đăng tải ý kiến cá nhân về tình hình môi trường tại địa phương mình.

b. Việc anh Tuấn xin lỗi và xóa bài viết là hành động đúng đắn sau khi nhận ra đã sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng. 

c. Anh Tuấn có thể đăng tải bất kỳ thông tin nào về cơ quan nhà nước mà không cần kiểm chứng.

d. Chỉ cần là ý kiến cá nhân thì anh Tuấn không bị giới hạn bởi pháp luật, không cần chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải.

Đáp án:

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Kinh tế pháp luật 11 cánh diều cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay