Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 12 Bài 1: Liên hợp quốc sách cánh diều. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
BÀI 1. LIÊN HỢP QUỐC
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
[Năm 1960], “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lý quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”,
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng
gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 46)
A. Liên hợp quốc đã chính thức xóa bỏ hình thức phân biệt chủng tộc thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960).
B. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) của Liên hợp quốc đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á, Phi. Mỹ Latinh.
C. Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (năm 1960) đã thông qua các nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức Liên hợp quốc.
D. Đoạn tư liệu đã thể hiện vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc lá duy trì, hòa bình, an ninh thế giới.
Đáp án:
A. Sai | B. Đúng | C. Sai | D. Đúng |
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“3. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an minh quốc tế và công lý
4. Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trải với những mục đích của Liên hợp quốc".
(Trích: Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc)
A. Các thành viên Liên hợp quốc cam kết từ bỏ vũ lực.
B. Các thành viên Liên hợp quốc không đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
C. Liên hợp quốc công nhận chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của bất kì quốc gia nào.
D. Nguyên tắc của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Đáp án:
Câu 3: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Mục tiêu của Liên hợp quốc được xác định trong Hiến chương là gì?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên.
D. Thúc đẩy quyền con người và phát triển kinh tế xã hội.
Đáp án:
Câu 4: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc bao gồm điều gì?
A. Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
C. Liên hợp quốc có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào.
D. Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc phải giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng.
Đáp án:
Câu 5: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới được thể hiện qua việc nào sau đây?
A. Thúc đẩy quyền con người và phát triển kinh tế xã hội.
B. Các quốc gia lớn có quyền can thiệp vào chính trị của các nước nhỏ.
C. Giải quyết xung đột và thảm họa nhân đạo trên toàn cầu.
D. Can thiệp vào các cuộc xung đột nội bộ của các quốc gia.
Đáp án:
Câu 6: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc là”
A. Đại hội đồng.
B. Hội đồng bảo an.
C. Hội đồng bộ trưởng.
D. Đảng ủy chính trị
Đáp án:
Câu 7: Hãy lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D cho câu hỏi sau:
Những sự kiện nào dưới đây đúng về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc:
A. Ngày 20/9/1977, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
B. Ngày 27/12/1977, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên chính thức thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
C. Tại kỳ họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kì 2017- 2018.
D. Ngày 16/10/2007, Việt Nam lần đầu tiên trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kì 2008 - 2009 với số phiếu tán thành 96%.
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc