Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Giáo án bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet để xây dựng bài giới thiệu về sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hoặc về một phong trào phản biện, ủng hộ cuộc đấu tranh cử nhân dân Việt Nbam chống đế quốc Mỹ xâm lược trên thế giới; Nêu được những việc bản thân có thể thực hiện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thương binh, liệt sĩ và những người có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
3. Phẩm chất
Yêu nước: ý thức trân trọng, tự hào về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trách nhiệm: tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Các hình ảnh, tư liệu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Một số đoạn video, đoạn phim tài liệu, bài hát,… về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình, Việt Nam cuộc chiến 10 000 ngày, Việt Nam thiên lịch sử truyền hình, Việt Nam 1972, chương trình Góc chuyện xưa của Truyền hình nhân dân.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức ảnh này?
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của cá nhân HS sau khi xem bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh kết hợp dẫn dắt: Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam. Cổ thành thiêng liêng đang lưu giữ bao kỷ vật về cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa (28/6 - 16/9/1972). Điều kỳ diệu ở Thành cổ Quảng Trị còn ghi dấu ấn đặc biệt của những người con ưu tú quê hương Thái Bình đó là “Bức thư thiêng” của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh và bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” của cựu chiến binh, thương binh Lê Xuân Chinh. | Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” (Đoàn Công Tính chụp) |
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức ảnh này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu suy nghĩ của bản thân sau khi xem bức ảnh“Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị”.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm mùa hè rực lửa năm 1972 khốc liệt, đẫm máu xương đồng đội của Lê Xuân Chinh đang nằm lại dưới lớp cỏ non Thành cổ, Lê Xuân Chinh chưa tròn 18 tuổi vào trận mà “Hi sinh không sợ, gian khổ không sờn” nét cười rạng rỡ, lạc quan, tạc vào thế kỉ XX, thể hiện niềm tự hào dân tộc. Dẫu thời gian có là lớp bụi phủ đi những thương đau của chiến tranh, nhưng hôm nay và mai sau thời gian sẽ mãi khắc ghi “Nụ cười chiến thắng” của Lê Xuân Chinh nơi Thành cổ Quảng Trị.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” được chụp vào tháng 8/1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt. Các sĩ chiến sĩ bên Thành cổ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào, trải qua mấy giai đoạn? Vì sao nhân dân Việt Nam có thể tiến hành kháng chiến thành công? Cuộc kháng chiến có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc và thời đại? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.45, 46 và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS cả lớp xem video: + Việt Nam trên đường thắng lợi https://www.youtube.com/watch?v=s23IiHQaGRk (Từ 49p06 đến hết - tình hình miền Bắc). + Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. https://www.youtube.com/watch?v=av-MRje7_2s (Từ đầu đến 5p42 – tình miền Nam). - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.45, 46, kết hợp video vừa xem và trả lời câu hỏi: Trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). - GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận: + Em có nhận xét gì về tình hình miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ? + Theo em, tại sao sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ lại thay chân Pháp vào miền Nam Việt Nam? + Tình hình thế giới đã tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu khái quát về bối cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Bối cảnh lịch sử:
+ Điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ: Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ chiến lược khác nhau. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước * Ở Việt Nam: - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai miền Nam Việt Nam. + Chia cắt, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. + Ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc dâng cao. - Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền: + Miền Bắc:
+ Miền Nam:
* Trên thế giới: - Hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng. - Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. - Sự đối đầu giữa hai phe (tư bản chủ - xã hội chủ nghĩa); Chiến tranh lạnh. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2 – 7, Tư liệu 1, mục Em có biết SGK tr.46 – 51 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 - 5: Trình bày các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 – 5 của HS về các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu giai đoạn 1954 – 1960 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu tại nhà (trước 1 tuần) theo các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960. + Nhóm 2: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965. + Nhóm 3: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968. + Nhóm 4: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1969 – 1973. + Nhóm 5: Tìm hiểu những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1973 – 1975. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác Hình 2, thông tin mục 2a SGK tr.46, 47 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn (1954 – 1960) (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV hướng dẫn HS cả lớp đọc mục Em có biết SGK tr.46 để tìm hiểu thêm về “Đội quân tóc dài”: + Ra đời trong phong trào Đồng khởi của tỉnh Bến Tre năm 1960, phát triển rộng khắp trong toàn miền Nam. + Trong phong trào Đồng khởi, bà Nguyễn Thị Định đã chỉ đạo lực lượng vũ trang vừa đánh địch chống càn, vừa huy động lực lượng quần chúng đấu tranh địch vận, đấu tranh chính trị, lập nên “Đội quân tóc dài. Các má, các cô, các chị trong đội quân là những người phụ nữ chân quê, lam lũ nhưng lại là những con người trung kiên, ưu tú, dũng cảm và mưu trí. Nữ tướng Nguyễn Thị Định nói chuyện thân mật với các nữ đại biểu dự Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua miền Nam lần thứ 2 (9/1967) + “Đội quân tóc dài” trở thành tên gọi chung cho các phong trào đấu tranh chống Mỹ của phụ nữ Nam Bộ và các đơn vị nữ binh trong Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định chỉ đạo lực lượng vũ trang đánh địch chống càn, huy động lực lượng quần chúng đấu tranh binh vận, đấu tranh chính trị với phương châm “Ba mũi giáp công” Video: Đội quân tóc dài anh hùng. https://www.youtube.com/watch?v=aPH1WlVyDPY (Từ 5p06 đến hết). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: So sánh nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của quân dân miền Nam trước và trong phong trào Đồng khởi. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 trình bày khái quát những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960 theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh của quân dân miền Nam: + Trước phong trào Đồng Khởi:
+ Trong phong trào Đồng khởi: sử dụng bạo lực cách mạng nổi dậy chống chính quyền Ngô Đình Diệm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: + Ở miền Bắc: khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội. + Ở miền Nam: đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến đến sử dụng bạo lực cách mạng (chính trị kết hợp vũ trang, chủ động tấn công chính quyền Sài Gòn). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) a. Giai đoạn 1954 – 1960 Kết quả Phiếu học tập số 1 về những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. | |||||||
Tư liệu 1: Ở Miền Bắc (1954 – 1960). Video: Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam. https://www.youtube.com/watch?v=PR_dFLkir8I
Tư liệu 2: Ở Miền Nam (1954 – 1960).
Video: Phong trào Đồng Khởi - Bước ngoặt của cách mạng miền Nam. https://www.youtube.com/watch?v=roJNRmlG9Yk
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| ||||||||
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về giai đoạn 1961 – 1965 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: Khai thác Hình 3, mục Em có biết, thông tin mục 2b SGK tr.47, 48 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1969 (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Nhà sử học thông thái”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia làm 2 đội, lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra về chủ đề cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1960. + HS đội nào có câu trả lời chính xác, thông tin mở rộng, đó là đội chiến thắng. Câu 1: Em hiểu như thế nào về chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? Câu 2: Chiến thắng Ấp Bắc (T1/1963) có ý nghĩa như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 2 trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965 theo Phiếu học tập số 2. - GV mời đại diện các đội trả lời câu hỏi trò chơi: Câu 1: - “Chiến tranh đặc biệt”: + Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ. + Dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. - Âm mưu cơ bản: + “Dùng người Việt đánh người Việt”. + Tiến hành dồn dập lập “ấp chiến lược”. - Chiến thuật phổ biến: “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Câu 2: Có ý nghĩa về chiến thuật và về chiến lược. - Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, quân dân ta đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận, “thiết xa vận” của quân đội Sài Gòn, - Đánh dấu sự phát triển về chất của cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam. - Chứng minh quân dân ta hoàn toàn có khả năng đánh bại các chiến thuật chiến tranh hiện đại của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn. - Cổ vũ mạnh mẽ lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Ý nghĩa của cách mạng hai miền trong giai đoạn 1961 – 1965: + Miền Bắc: Tăng cường sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. + Miền Nam: Làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Giai đoạn 1961 – 1965 Kết quả Phiếu học tập số 2 về những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1961 – 1965 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.
| |||||||
Tư liệu 3: Ở Miền Bắc (1961 - 1965). Tư liệu 4: Ở Miền Nam (1961 - 1965). Video: Đường đến ngày thống nhất: Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. https://www.youtube.com/watch?v=_ry9M-IwWy4 (từ 0p52 đến hết)
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
| ||||||||
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu giai đoạn 1965 – 1968 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3: Khai thác Hình 4, thông tin mục 2c SGK tr.48, 49 và hoàn thành Phiếu học tập số 3.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968 (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965 – 1968 có điểm gì khác biệt so với các giai đoạn trước đó? + Chiến lược “chiến tranh cục bộ” có điểm gì mới so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 3. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 3 nêu những thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968 theo Phiếu học tập số 3. - GV mời đại diện 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng: + Đặc điểm khác biệt của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1965 – 1968 so với giai đoạn trước đó:
+ Điểm mới của “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Điểm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 3. - GV kết luận: + Ở miền Bắc: vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam. + Ở miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | c. Giai đoạn 1965 – 1968 Kết quả Phiếu học tập số 3 về những thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1968 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3.
| |||||||
Tư liệu 5: Ở Miền Bắc (1965 – 1968).
Tư liệu 6: Ở Miền Nam (1965 – 1968).
Video: Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ 1965 – 1968. https://www.youtube.com/watch?v=4W1Ssz4pmwA Video: Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. https://www.youtube.com/watch?v=4Ns3quhYoKQ KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
|
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí tải:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức