Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Đồ hoạ tranh in bài 2: Tranh in bản dập

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ thực hiện bản dập để làm gì?

A. Để ghi lại văn tự (thác bản), hoa văn hay hình trang trí khắc trên bề mặt của những thứ cần nghiên cứu.

B. Để ghi lại văn tự (thác bản), hoa văn hay hình trang trí khắc trên mặt trống đồng, bia đá, trên các đồ thờ, công trình kiến trúc cổ.

C. Để lấy bản mô phỏng lại các chi tiết, hoa văn trên các đồ vật có tính lịch sử để nghiên cứu hay làm tranh minh hoạ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Kĩ thuật đập màu được áp dụng cho những gì?

A. Chỉ thực hiện được với những hình khắc chìm và chạm nổi thấp.

B. Thực hiện được với hầu hết bề mặt.

C. Áp dụng được cho các mặt trống, mặt bia đá, các đồ điêu khắc xưa.

D. Áp dụng được cho tất cả những vật có thể lên và giữ màu.

Câu 3: Kĩ thuật chà xát là gì?

A. Kĩ thuật tạo ra hình bằng cách đặt tờ giấy lên trên bề mặt một vật có hình hoặc ganh nhám như vân gỗ hay vải toan sau đó chà bút chì, sáp màu, phấn màu,… tới khi bề mặt của vật bên dưới hiện rõ trên giấy.

B. Là phương pháp in hình ảnh với kĩ thuật làm cho màu in đi qua, bằng cách phun, gạt hay quét màu trên một khuôn in được lấy từ tự nhiên như hoa lá hay khuôn in được chà xát trên mặt giấy, mi-ca,…

C. Là một phương pháp kĩ thuật số, dùng một tấm công nghệ chà xát có khả năng nhận diện hoa văn, chi tiết và độ lồi lõm của vật.

D. Kĩ thuật mà trong đó người lấy mẫu chà xát và vật cho tới khi vừa đủ độ thì lấy giấy đặt lên để lấy được hình ảnh của vật in trên giấy.

Câu 4: Tranh in bản dập là gì?

A. Là cách gọi chung cho các loại tranh có tính dập khuôn, chủ yếu dùng trong công nghiệp, không thể hiện sự sáng tạo của người hoạ sĩ.

B. Là các bức tranh được tạo ra từ kĩ thuật đập màu, đã được xử lí hoàn chỉnh có thể đem vào thương mại.

C. Là cách gọi chung các loại tranh được sáng tạo từ phương pháp đập màu, chà xát thủ công từ một khuôn in có hình ảnh, hoạ tiết, độ nhám hoặc vân gỗ, đá, cao su, kim loại... lên bề mặt giấy.

D. Là cách gọi chung cho các loại tranh được tạo từ bất cứ phương pháp, kĩ thuật nào khác kĩ thuật in phẳng.

Câu 5: Đâu không phải dụng cụ cần thiết khi thực hiện kĩ thuật in bản dập?

A. Bút chì

B. Màu sáp

C. Giấy vẽ

D. Bản khắc

Câu 6: Hình dưới đây thể hiện bước nào khi thực hiện sản phẩm mỹ thuật bằng phương pháp chà xát?

A. Chuẩn bị nguyên liệu in

B. Đặt giấy lên hình cần in

C. Dùng bút chì chà xát

D. Đặt bút chì lên giấy và ấn chiếc lá ở bên dưới

Câu 7: Hình dưới đây là về gì?

A. Kĩ thuật in đập màu

B. Kĩ thuật chà xát bằng sáp màu

C. Kĩ thuật vẽ tranh bằng sáp màu

D. Kĩ thuật in hoà màu

Câu 8: Khi thực hiện kĩ thuật in bản dập ta không cần chú ý đến điều gì?

A. Sắp xếp cân đối và chặt chẽ các mảng sáng, tối, tạo nhịp điệu cho bài.

B. Xác định các yêu tố nhịp điệu của bố cục khi tìm độ đậm nhạt của các mảng hình và không gian trong tranh.

C. Những lời dèm pha từ người khác.

D. Thể hiện bước phác thảo và xây dựng hình tượng.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Bản dập là gì?

A. Bản dập là tạo lại những nét chính của một bản chạm khắc về bố cục, hình vẽ, độ nông sâu,... bằng cách đặt một tấm bạc công nghệ số trên bề mặt của một bản chạm khắc đá, gỗ hay đồng rồi đưa vào máy tính để lấy tệp tin.

B. Bản dập là bản in lại những nét chính của một bản chạm khắc về bố cục, hình vẽ, độ nông sâu,... bằng cách đặt một tờ giấy dày (giấy dó, giấy bản, giấy xuyến) lên trên bề mặt của một bản chạm khắc đá, gỗ hay đồng rồi dùng kỹ thuật in xuyên.

C. Bản dập là bản in lại những nét chính của một bản chạm khắc về bố cục, hình vẽ, độ nông sâu,... bằng cách đặt một tờ giấy mỏng (giấy dó, giấy bản, giấy xuyến) lên trên bề mặt của một bản chạm khắc đá, gỗ hay đồng rồi dùng màu xoa và dập lên mặt giấy.

D. Bản dập là bản mô phỏng lại hình vẽ, bố cục,… của một thứ gì đó dựa trên việc quét sơn lên vật đó rồi dùng giấy để áp vào.

Câu 2: Phương pháp dùng giấy dó, giấy bản hoặc một số loại giấy khác có tính chất mềm, dai và thấm mực đặt lên bề mặt bàn khắc (đá, gỗ, kim loại....), sau đó dùng màu bột hoặc mực dập (đập màu) lên trên mặt giấy là chỉ kĩ thuật gì?

A. Kĩ thuật chà xát

B. Kĩ thuật in khắc nổi

C. Kĩ thuật in xuyên

D. Kĩ thuật đập màu

Câu 3: Câu nào sau đây thể hiện đúng được hiệu quả của bản dập theo kĩ thuật đập màu?

A. Phản ánh được tương đối hiện trạng bề mặt trang trí và độ chênh lệch giữa khối nổi và chìm.

B. Cho một bức tranh in chân thật, tạo được sức hút cho người nhìn ở trạng thái của nó.

C. Phản ánh được chính xác hiện trạng bề mặt trang trí nhưng vẫn tạo được sự mềm mại giữa các khối nổi và chìm.

D. Không đáp án nào đúng.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?

A. Đây là hình thức tạo hình ảnh một cách trực tiếp giống như vẽ trực tiếp ở hội hoạ.

B. Tranh in bản dập có thể sử dụng một hoặc nhiều cách in đề tạo nền, hình nhằm tạo một hiệu quả hấp dẫn về mặt thị giác.

C. Kĩ thuật in bản dập trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật là khai thác, vận dụng các kĩ thuật in phẳng từ những vật liệu sẵn có trong cuộc sống, với mục đích ghi chép mẫu hoạ tiết để thể hiện ý tưởng và sáng tạo trên bản in.

D. Từ cách thực hiện bằng phương pháp vẽ bằng bút chì, in bằng màu sáp hoặc đập màu đơn giản, các thao tác sử dụng phương tiện thực hành, kĩ năng quan sát mẫu vật và kĩ năng tạo bản vẽ (hình) chính xác được hình thành để mang lại những hiệu quả hấp dẫn.

Câu 5: Đâu không phải một hoạt động/thao tác trong thực hiện kĩ thuật in bản dập ở mức độ đơn giản?

A. Chọn hình mẫu có khối nổi hoặc chìm để in.

B. Đặt giấy lên trên hình cần in.

C. Dùng bút chì hoặc màu sáp chà xát nhẹ trên mặt giấy đề làm hiện rõ hoạ tiết của vật thể.

D. Vệt chì hoặc màu in sẽ hẵn trên bẻ mặt giấy in.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

A. Kĩ thuật chà xát bằng màu sáp là kĩ thuật tạo hình ảnh trên bề mặt bằng cách đặt giấy dưới bản mẫu hoa văn và dùng máu sắp chà xát lên giấy.

B. Khi sử dụng kĩ thuật chà xát bằng màu sáp trong thực hành, sáng tạo tranh. cần xác định được hình và lựa chọn bản mẫu hoa văn để làm nổi bật sự đa dạng của bề mặt hình cần thể hiện.

C. Kĩ thuật in đập màu là sử dụng màu bột (hoặc chất liệu tương đương) đề thể hiện mẫu hoa văn cần thể hiện trên giấy.

D. Khi thực hiện kĩ thuật in đập màu, phần nổi của mẫu hoa văn sẽ được in trên giấy thông qua cách dùng mút (hoặc giẻ) thấm màu và đập trên giấy đặt lên hoa văn cần in.

Câu 7: Kĩ thuật in lăn màu là gì?

A. Là kĩ thuật mà trong đó quả cầu màu sắc sẽ được lăn trên hình mẫu rồi sau đó mang quả cầu đó ra lăn trên giấy để tạo bản in.

B. Là kĩ thuật in mà màu được lăn trên giấy.

C. Là kĩ thuật in dành cho những bức tranh mẫu có các đường gơn lăn tăn như sóng nước.

D. Là kĩ thuật sử dụng quả lô lăn màu lên bề mặt giấy đặt trên hình mẫu. Mực từ quả lô sẽ hiện lên những chi tiết nổi và tạo bản in.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hình nào diễn tả việc lấy bản dập?

Câu 2: Cho các bước gợi ý thực hiện sản phẩm mĩ thuật bằng các kĩ thuật in dập khác nhau:

1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu thực hành

2. Tìm hình mẫu từ thiên nhiên và cuộc sống

3. Đặt hình mẫu trên mặt phẳng, chà xát, lăn, vẽ hoặc đập màu trên bẻ mặt (mặt trước hoặc mặt sau) của đối tượng in

4. Hoàn thiện sản phẩm in theo ý tưởng đã định

5. Tìm ý tưởng

6. Lựa chọn kĩ thuật/ hình thức thể hiện

7. Lựa chon các chi tiết, nhiều ít tuỳ ý

Sắp xếp các bước theo trình tự đúng.

A. 1, 2, 7, 4, 5, 6, 3

B. 5, 2, 6, 1, 3, 7, 4

C. 2, 4, 6, 1, 7, 5, 3

D. 2, 5, 3, 4, 1, 6, 7

Câu 3: Hình nào dưới dưới đây minh hoạ kĩ thuật chà xát?

Câu 4: Người trong hình sau đây đã dùng những kĩ thuật gì?

A. Chà xát kết hợp với dập

B. Đập màu kết hợp với in khắc gỗ

C. Chà xát kết hợp với in lõm

D. Mô phỏng qua sơn

Câu 5: Hình nào dưới đây là ví dụ cho kĩ thuật in lăn màu?

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1: Kĩ thuật in bản dập khác gì so với kĩ thuật in khắc gỗ?

A. Kĩ thuật in bản dập cho sản phẩm chất lượng hơn kĩ thuật in khắc gỗ.

B. Kĩ thuật in khắc gỗ tạo ra nhiều bản in hơn kĩ thuật in bản dập trong cùng một khoảng thời gian.

C. Kĩ thuật in khắc gỗ tạo ra tranh in dựa trên tấm gỗ được khắc còn kĩ thuật in bản dập tạo ra tranh in bằng việc áp giấy lên các bề mặt.

D. Kĩ thuật in khắc gỗ có tính truyền thống còn kĩ thuật in bản dập có tính hiện đại.

=> Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Tranh in bản dập (12 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay