Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 1: Khái quát chung về lịch sử mĩ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Lịch sử mỹ thuật là ngành khoa học … nghiên cứu các sự kiện xảy ra theo tiến trình …, với mục tiêu khai thác quá trình sáng tạo … với tác giả, tác phẩm từ quá khứ kết nối đến hiện tại, từ đó giúp thẩm định, soi chiếu vào các vấn đề mĩ thuật đang diễn ra ở ….

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. xã hội và nhân văn, thời gian, mỹ thuật, thời đại hiện nay.

B. tự nhiên, thời gian, hội hoạ, thời cổ đại.

C. bác học, không gian, lịch sử, thời đại hiện nay.

D. xã hội và tự nhiên, tuần tự, mỹ thuật, mọi thời đại.

Câu 2: Đâu là một ngành khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu lịch sử mỹ thuật?

A. Lịch sử triết học

B. Lịch sử nghệ thuật, Lí luận và Phê bình.

C. Lí luận phê bình nghệ thuật

D. Lịch sử văn minh thế giới

Câu 3: Năm 1962 xảy ra sự kiện gì liên quan đến ngành nghiên cứu lịch sử mỹ thuật ở Việt Nam?

A. Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ được thành lập.

B. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập.

C. Một lượng lớn hoạ sĩ được đào tạo ở Nga trở về Việt Nam làm việc.

D. Khoa Lí luận và Lịch sử mỹ thuật được thành lập tại trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

Câu 4: Tiếp cận di sản mỹ thuật theo quan điểm mỹ thuật học được triển khai như thế nào?

A. Khảo sát, khám phá nghệ thuật của di sản, từ đó đưa ra những bàn luận khoa học về mỹ thuật trên cơ sở ngôn ngữ tạo hình (đường nét, màu sắc,...), qua đó giải mã những di sản truyền thống.

B. Đặt di sản trong sự so sánh với các tác phẩm cùng thời rồi đưa ra những ý kiến, đánh giá về di sản.

C. Xem xét di sản trên cơ sở ngôn ngữ tạo hình (đường nét, màu sắc,...) và đặt trong tổng thể mỹ thuật của đất nước sở hữu di sản.

D. Khảo sát, khám phá nghệ thuật của di sản, từ đó nâng cao giá trị của di sản khi đem ra đấu giá.

Câu 5: Tiếp cận mỹ thuật theo quan điểm triết học/mỹ học là gì?

A. Là cách tiếp cận lưu tâm đến cái tinh tế nhất hay cái hồn của tác phẩm nhằm đặt cơ sở cho vấn đề luận giải, phê bình hay thưởng thức tác phẩm.

B. Xem mỹ thuật là khoa học nghiên cứu về cái đẹp và ý thức thẩm mỹ, là cơ cở cho vấn đề luận giải, phê bình hay thưởng thức tác phẩm.

C. Là khoa học nghiên cứu tác phẩm dựa trên những tư duy biện chứng có tính thẩm mỹ.

D. Xem mỹ thuật thời xưa đạt đến trình độ khái quát hoá, mang tính biểu trưng cao.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về tiếp cận mỹ thuật trên cơ sở văn hoá học?

A. Xem xét mỹ thuật như yếu tố căn bản tạo nên các nền văn minh, tương tác theo các quy luật của xã hội và nghệ thuật.

B. Xem xét xu hướng sáng tạo vận động nổi bật bởi những nguyên nhân và đặc trưng từ phía văn hoá nhằm phản chiếu một cộng đồng, một vùng miền,…

C. Nhìn nhận vấn đề về tác giả, tác phẩm dựa trên những giá trị văn hoá và bản sắc riêng của một cộng đồng.

D. Phong cách nghệ sĩ “xã hội nào, nghệ thuật ấy” là một vấn đề cần nhìn nhận để đánh giá đúng vị trí của tác phẩm.

Câu 7: Mục đích của bước xác định đối tượng mỹ thuật cần tìm hiểu là gì?

A. Giới hạn đối tượng, xác định không gian, thời gian phù hợp với yêu cầu đặc ra cho việc tìm hiểu lịch sử mỹ thuật.

B. Chọn lựa được di chỉ, di sản khảo cổ học phù hợp cho tìm hiểu lịch sử mỹ thuật.

C. Chọn lựa được di chỉ, di sản khảo cổ học phù hợp để có một bài luận ngắn gọn và nhường phần việc nặng cho nhà nghiên cứu khác.

D. Hiểu được mình phải làm gì, chuẩn bị những gì cho công cuộc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử mỹ thuật.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Lịch sử mỹ thuật không nghiên cứu về vấn đề gì sau đây?

A. Nguồn gốc, sự ra đời của mỹ thuật

B. Sự thay đổi hoặc kế thừa, phát triển của mỹ thuật qua các giai đoạn

C. Các tác phẩm hội hoạ thời xưa

D. Áp dụng trí thông minh nhân tạo trong mỹ thuật

Câu 2: Hãy sắp xếp các công việc của nghiên cứu mĩ thuật theo trình tự hợp lí:

1. Sự kiện mỹ thuật

2. Lí thuyết/Lí luận mỹ thuật

3. Bình giải/Bàn luận về mỹ thuật

A. 3, 2, 1

B. 2, 1, 3

C. 3, 1, 2

D. 1, 2, 3

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Lịch sử mỹ thuật là thực tế chủ quan

B. Lí luận mỹ thuật là lí thuyết khách quan

C. Lí luận mỹ thuật là lí thuyết chủ quan

D. Phê bình mỹ thuật là chủ quan cá nhân

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về cách tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm xã hội học?

A. Là cách tiếp cận trên cơ sở những phát hiện về phong cách và hình thức nghệ thuật theo quy mô lớn đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội.

B. Liên quan đến sự điều tra, phân tích, đánh giá mối liên hệ tác động giữa mĩ thuật và kinh tế xã hội hoặc ngược lại.

C. Các giá trị cuộc sống và vai trò của nghệ sĩ, cá nhân được tiếp cận trên cơ sở các quan điểm về mối liên quan giữa tác phẩm mỹ thuật và thực tại xã hội.

D. Hai tác phẩm của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là “Hai thiếu nữ và em bé” cùng với “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ” được tiếp cận theo cách này đã chỉ ra được mối liên hệ giữa thực tại cuộc sống và tính chất xã hội trong tranh.

Câu 5: Tiếp cận mỹ thuật theo quan điểm triết học/mỹ học dựa trên điều gì?

A. Hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của thời phong kiến

B. Cách nhìn nhận cái đẹp của thời đại

C. Hệ thống tư tưởng thẩm mỹ của thời đại

D. Cách nhìn nhận cái đẹp của triết học

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về bước “Phân tích các đặc điểm, đặc trưng”?

A. Hai bước đầu trong cách thực hiện là trình bày ý tưởng phát hiện được, phân tích hiện vật.

B. Cần dùng đến các phương pháp phát vấn, trực quan… và phương tiện máy móc, công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quá trình làm rõ đặc trưng hình thể, màu sắc, chất liệu,…

C. Có mục đích là làm rõ nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm mỹ thuật/di sản/công trình nghệ thuật.

D. Đạc hoạ có thể là một bước cần làm khi thực hiện.

Câu 7: Cách thực hiện bước “Tìm hiểu các điều kiện tác động chủ quan” không bao gồm công việc nào?

A. Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống về những yếu tố tác động của chất liệu sáng tác, kĩ thuật tạo hình của di sản mỹ thật, quan niệm sáng tác của nghệ sĩ,…

B. Khảo sát thực tế, phỏng vấn

C. Đo đạc, thẩm định khoa học

D. Điền dã

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ở thời điểm ban đầu của ngành lí luận và lịch sử mỹ thuật ở Việt Nam, ta đã có được những nghiên cứu về gì?

A. Mỹ thuật hiện đại

B. Mỹ thuật Tây phương

C. Mỹ thuật dân gian, truyền thống

D. Nghệ thuật phục vụ cách mạng

Câu 2: Đâu không phải là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho ngành Lí luận và lịch sử mỹ thuật Việt Nam?

A. Nguyễn Tiến Cảnh

B. Tô Ngọc Vân

C. Nguyễn Từ Chi

D. Thái Bá Vân

Câu 3: Một bức tranh chân dung cổ xưa nếu muốn tìm hiểu về đường nét, màu sắc, không gian, chất liệu thì nên tiếp cận theo cách nào?

A. Tiếp cận di sản mỹ thuật theo quan điểm mỹ thuật học

B. Tiếp cận mĩ thuật theo quan điểm xã hội học

C. Tiếp cận mỹ thuật theo quan điểm triết học/mỹ học

D. Tiếp cận mỹ thuật trên cơ sở văn hoá học

Câu 4: Cho các công việc:

1. Phân tích các đặc điểm, đặc trưng

2. Tìm hiểu các điều kiện tác động khách quan

3. Xác định đối tượng mỹ thuật cần tìm hiểu

4. Tìm hiểu các điều kiện tác động chủ quan

5. Nhận định giá trị của tác phẩm

Hãy sắp xếp các bước tìm hiểu lịch sử mỹ thuật theo trình tự đúng.

A. 1, 3, 5, 2, 4

B. 3, 2, 4, 1, 5

C. 2, 3, 1, 5, 4

D. 4, 5, 2, 1, 3

Câu 5: Lợi ích của việc đến di tích hoặc tham quan bảo tàng đối với việc tìm hiểu lịch sử mỹ thuật là gì?

A. Mở rộng hiểu biết, kiến thức về lịch sử mỹ thuật. Những thứ được trưng bày sẽ có tác dụng như những ví dụ minh hoạ cụ thể.

B. Đạt điểm cao hơn ở môn Lí luận và lịch sử mỹ thuật.

C. Xem, đánh giá di vật hay tác phẩm nào có giá trị cao thì tìm cách lấy trộm đem đi bán.

D. Hiểu thêm về mối liên hệ giữa thực tế và lí thuyết sách vở.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây đánh giá đúng về mỗi liên hệ giữa ngành Lịch sử mỹ thuật và Khảo cổ học?

A. Lịch sử mỹ thuật và Khảo cổ học không có gì liên quan đến nhau, là hai ngành khoa học độc lập.

B. Lịch sử mỹ thuật và Khảo cổ học có đôi chút giống nhau về đối tượng nghiên cứu.

C. Khảo cổ học cung cấp nguồn tư liệu cho Lịch sử mỹ thuật, ngược lại, sau khi nghiên cứu, Lịch sử mỹ thuật có thể cho Khảo cổ học những thông tin hữu ích. Mối quan hệ đó giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu Mỹ thuật cổ.

D. Lịch sử mỹ thuật cung cấp tư liệu, giúp Khảo cổ học có thể xác định được nơi có di vật.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay