Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Thiết kế công nghiệp bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Thiết kế công nghiệp bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu





1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em có thể được hiểu như thế nào?
A. Là tạo ra những đồ chơi mà phù hợp với trẻ em và khiến nhiều trẻ em thích thú nhằm nâng cao doanh thu.
B. Là tạo ra những món đồ chơi phục vụ mục đích giải trí, đảm bảo yếu tố giáo dục cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau dựa trên cơ sở các quy tắc an toàn cho trẻ.
C. Là việc tạo ra các mẫu thiết kế đồ chơi phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc có thể hiểu là gì?
A. Là những đồ chơi dạng rubik.
B. Là những đồ chơi mà trẻ em phải vắt óc ra suy nghĩ.
C. Là những đồ chơi có tính gợi mở, kích thích trí tưởng tượng nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ.
D. Là những trò chơi thường xuất hiện ở trong các bài học nhằm giúp học sinh hiểu bài hơn và tạo sự thích thú cho trẻ học tập.
Câu 3: Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật giúp ích gì cho trẻ?
A. Giúp trẻ hình thành kĩ năng sửa chữa đồ vật và làm nông nghiệp.
B. Giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào giảng đường đại học của các ngành kĩ thuật sau này.
C. Giúp trẻ thích lâu hơn, và vì thế có thể tránh được việc phải mua đồ chơi liên tục.
D. Giúp trẻ hình thành, phát triển khả năng quan sát, tư duy, thao tác vận động qua việc sử dụng các dụng cụ.
Câu 4: Để thiết kế đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn, an toàn, người thiết kế cần có kiến thức về những điều gì?
A. Nhận biết giá trị của đồ chơi: Thúc đẩy hoạt động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại; thúc đẩy cơ quan thụ cảm như nắm bắt được hình dáng, cấu tạo và cách thức sử dụng.
B. Nhận biết thẩm mĩ thông qua ngôn ngữ thiết kế, gồm ba yếu tố cơ bản: ý tưởng, kiểu dáng và màu sắc.
C. Cả A và B.
D. Lí thuyết và kĩ năng thực hành của ngành Thiết kế công nghiệp cùng với những kinh nghiệm thực tế làm ở các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi.
Câu 5: Để hiểu được kiểu dáng, cần nắm được 3 ngôn ngữ tạo hình cơ bản nào?
A. Đường nét, mảng, khối
B. Kích thước, góc cạnh, màu sắc
C. Kích thước, đường nét, màu sắc
D. Chuyển động, tính đối xứng, tính sáng tạo
Câu 6: Cho bảng màu kết hợp từ những màu cơ bản. Màu sắc trong hai ô 1 và 2 là những màu nào?
A. Đỏ cam, xanh dương
B. Hồng, trắng
C. Vàng xanh, xanh đen
D. Tím, xanh vàng
Câu 7: Vật liệu để thiết kế đồ chơi cho trẻ em cần phải như thế nào?
A. Là thứ mà trẻ có ăn được.
B. Là kim loại nặng
C. Là thứ có chất dinh dưỡng cao.
D. Là thứ an toàn, thân thiện, không gây tổn thương cho trẻ khi chơi.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Đâu không phải là một nhóm đồ chơi được phân loại theo mục đích và chức năng?
A. Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động
B. Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất
C. Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật
D. Đồ chơi không hợp pháp
Câu 2: Món đồ chơi nào sau đây không phải là đồ chơi an toàn cho trẻ em?
A. Súng bắn đạn nhựa
B. Súng nước
C. Đàn ghitar mini
D. Rubik
Câu 3: Đồ chơi thuộc nhóm nào là những đồ chơi giúp trẻ có những trải nghiệm theo những cách khác nhau, nhằm khuyến khích khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo và nuôi dưỡng trí tưởng tượng?
A. Nhóm hoạt động sáng tạo.
B. Nhóm hoạt động trí óc.
C. Nhóm nuôi dưỡng trí tuệ.
D. Nhóm tăng cường trải nghiệm.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
A. Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động là đồ chơi được sử dụng các đồ vật để tạo sự hứng thú khám phá thế giới xung quanh.
B. Trẻ sử dụng các đồ chơi thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động sẽ bắt đầu khám phá bằng những hành động cầm, nắm đồ vật nên đồ chơi thường được bày trong tầm mắt, bằng cách treo trước nôi hoặc ở vị trí nằm của bé.
C. Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất là những đồ chơi hỗ trợ trẻ trong việc trao đổi chiêu thức, giao lưu võ thuật như kiếm nhựa, áo choàng,… nhằm tăng cường thể chất.
D. Những đồ chơi thuộc nhóm hoạt động trí óc giúp phát triển tư duy một cách chủ động bởi trẻ thoải mái chơi theo ý mình mà không có một hình mẫu cố định nào bắt trẻ phải tuân theo.
Câu 5: Đường lượn sóng trong thiết kế tạo ra cảm giác gì về mặt thị giác?
A. Sự trật tự, gọn gàng
B. Sự chuyển động
C. Sự chóng mặt
D. Sự biến đổi liên tục
Câu 6: Câu nào sau đây là đúng?
A. Đường nét trong thiết kế đồ chơi trẻ em chỉ bao gồm nét ngang, đứng, chéo và lượn sóng.
B. Mảng được tạo nên bởi hình dạng của đối tượng được thiết kế.
C. Trong thiết kế một sản phẩm, việc kết hợp nét và mảng tạo nên sự tương phản, một trong những cách làm nổi bật cho mẫu sản phẩm.
D. Yếu tố kích thước trong thiết kế kiểu dáng sản phẩm cần được đặt lên hàng đầu.
Câu 7: Màu đỏ có ý nghĩa gì đối với tâm lí con người?
A. Mãnh liệt, nhiệt huyết
B. Lãng mạn, điệu đà
C. Máu me, chiến tranh, bạo lực
D. Vui tươi, rực rỡ, lạc quan
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Đồ chơi nào sau đây thuộc nhóm hoạt động cảm nhận và vận động?
Câu 2: Hệ thống ống chui, trượt này thuộc nhóm nào?
A. Đồ chơi thuộc nhóm hoạt động thể chất
B. Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm
C. Đồ chơi ngoài trời
D. Đồ chơi thuộc nhóm cảm giác mạnh
Câu 3: Đồ chơi dưới đây thuộc nhóm đồ chơi nào?
A. Nhóm hoạt động trí óc
B. Nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm
C. Nhóm hoạt động cảm nhận và vận động
D. Nhóm tình yêu gia đình, bạn bè
Câu 4: Hình nào là đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội?
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?
A. Trong thiết kế, ý tưởng là khái niệm nhằm chỉ hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu mới.
B. Ở nhiều bản vẽ, ý tưởng nhiều khi được thể hiện bằng những nét, hình vẽ đơn giản.
C. Bản vẽ thể hiện ý tưởng bắt đầu từ yêu cầu công việc (làm được bao nhiêu tiền? làm như thế nào? làm mất bao nhiêu thời gian?) và được thể hiện bằng việc sử dụng, kết hợp các yếu tố tạo hình như: nét, mảng, khối, màu,... trước khi triển khai phương án bản vẽ kĩ thuật cụ thể.
D. Bản vẽ ý tưởng cũng sẽ bao gồm một vài mô tả ngắn gọn về kiểu dáng, vật liệu nhằm giúp hiểu rõ được mục đích ban đầu của bản thiết kế, cũng như sự hợp lí trong mối quan hệ giữa công năng và thẩm mĩ trên sản phẩm.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Đồ chơi mô phỏng các sản phẩm kĩ thuật là đồ chơi tái tạo các vật dụng, thiết bị kĩ thuật thật được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định phù hợp với từng độ tuổi.
B. Đồ chơi thuộc nhóm phát triển cảm xúc và đồng cảm là những đồ chơi giúp trẻ em bày tỏ, tìm hiểu và phát triển cảm xúc thông qua cách trải nghiệm, trong những tình huống khác nhau.
C. Đồ chơi thuộc nhóm thể hiện quan hệ xã hội là những đồ chơi thúc đẩy kết nối với bạn bè đồng trang lứa và người lớn thông qua các tình huống gắn với việc phát triển các phẩm chất và kĩ năng xã hội cho trẻ em.
D. Đồ chơi thuộc nhóm tín ngưỡng, tôn giáo là những đồ chơi dạng bùa chú, hoặc mô phỏng những đồ thường được sử dụng trong một tôn giáo, giúp trẻ em học hỏi thêm về các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau trên thế giới.
Câu 2: Câu nào sau đây không hợp lí?
A. Sự kết hợp đường nét và mảng trong thiết kế tạo nên sự thay đổi về tỉ lệ, chiều hướng của các yếu tố tạo hình, nhằm tạo những cảm xúc thị giác phong phú, không gây nhàm chán.
B. Sự kết hợp này đường nét và mảng tạo nên cảm giác về nhịp điệu và chuyển động trên sản phẩm, đây là những nguyên lí tạo hình cần nắm vững khi thiết kế sản phẩm.
C. Hình trong không gian ba chiều được gọi là khối. Khối có ba chiều (chiều dài, chiều rộng và chiều sâu). Trong đó, chiều dài và chiều rộng tạo nên sự khác biệt giữa khối với mảng.
D. Khi tạo dáng một sản phẩm, việc hiểu được ngôn ngữ của các khối cơ bản giúp cho việc thiết kế sản phẩm được hiệu quả hơn.
=> Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 2: Thiết kế đồ chơi cho trẻ em bằng vật liệu sẵn có (12 tiết)