Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 3: Tranh tĩnh vật chất liệu chì, than

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Đến cuối thế 19, các bức tranh vẫn đòi hỏi điều gì?

A. Làm sao cho càng cách điệu càng tốt.

B. Làm sao cho càng giống thật càng tốt.

C. Làm sao cho càng đơn giản càng tốt.

D. Làm sao có tính châm biếm, phản ánh xã hội cao.

Câu 2: Tranh tĩnh vật đòi hỏi người hoạ sĩ phải làm được những gì?

A. Tạo ra được một bố cục gần gũi, trong khi cố gắng để ánh sáng, chất liệu… giống thật nhất có thể.

B. Tạo ra một bức ảnh lấy được những điều tinh tuý nhất của con người hoặc đồ vật ở trạng thái tĩnh.

C. Tạo ra một bố cục có tính đối xứng, khiến cho các yếu tố như ánh sáng chất liệu gây ra cảm giác hoàn hảo.

D. Vẽ lại cảnh vật ở một khoảng cách đủ xa.

Câu 3: Qua thời gian, tranh tĩnh vật đã có những thay đổi gì?

A. Dần phát triển và trở thành thể loại được coi là quy chuẩn cho tất cả. Một hoạ sĩ chưa được coi là giỏi nếu như chưa làm tốt được tranh tĩnh vật.

B. Không có gì thay đổi vì tính chất đơn giản và giá trị của nó đối với hội hoạ.

C. Không thay đổi quá nhiều, những đặc điểm cốt yếu tạo nên sự khác biệt của thể loại này vẫn được giữ nguyên.

D. Dần phát triển và thoát khỏi những chuẩn mực ban đầu của thể loại này.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về đường tầm mắt?

A. Đường tầm mắt là một đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với bầu trời hay mặt nước với bầu trời.

B. Đường tầm mắt còn được gọi là đường chân trời.

C. Ở trong tranh, đường tầm mắt có thể thay đổi, nó phụ thuộc vào độ cao, thấp của vị trí người vẽ.

D. Đường tầm mắt có tính chất quan trọng trong những bức tranh trừu tượng, cách điệu hoá từ tranh tĩnh vật.

Câu 5: Các đường song song với mặt đất hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ ở một điểm tại đường tầm mắt. Điểm đó gọi là gì?

A. Điểm tụ

B. Điểm phân tán

C. Điểm trung tâm đường tầm mắt

D. Điểm trung tâm bức tranh

Câu 6: Việc vẽ các nét thẳng bao quanh vật như hình dưới đây gọi là gì?

A. Vẽ phác nét chính

B. Vẽ phác khung hình

C. Vẽ phác đồ vật

D. Vẽ phác phân biệt nền và vật chính

Câu 7: Đâu là việc làm đúng khi ở công đoạn vẽ chi tiết trong vẽ tranh tĩnh vật?

A. Điều chỉnh tỉ lệ theo ý muốn.

B. Dựa vào các nét phác khung hình, vẽ các chi tiết của đồ vật theo sự cảm nhận.

C. Quan sát mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, màu sắc và độ đậm nhạt.

D. Dựa vào nét vẽ chính, vẽ các chi tiết cho giống mẫu.

Câu 8: Không nên làm gì khi ở công đoạn vẽ đậm nhạt trong vẽ tranh tĩnh vật?

A. Thể hiện ba độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa và sáng.

B. Cạo chì thành bột di nhẵn bóng.

C. Diễn tả đậm nhạt sao cho chân thực.

D. Phân biệt các phần sáng tối.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về tranh tĩnh vật?

A. Những bức tranh giống thật khiến người xem có cảm giác như mình đang ngắm những vật thể thật bên ngoài mặt phẳng.

B. Tranh tĩnh vật được các hoạ sĩ sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để thể hiện như chì, than, màu bột, màu nước, sơn dầu,…

C. Tranh tĩnh vật không có những đòi hỏi khắt khe như những thể loại khác nên thường được đưa vào dạy trong trường phổ thông.

D. Tranh tĩnh vật được thể hiện trên các bề mặt vật liệu như vải, gỗ, giấy,…

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi ở công đoạn vẽ đậm nhạt trong vẽ tranh tĩnh vật?

A. Tập trung diễn tả bằng các nét nhỏ nằm ngang.

B. Diễn tả mảng đậm trước, từ đó so sánh để tìm ra các độ đậm vừa và nhạt

C. Nhìn mẫu và so sánh sự khác nhau giữa các độ đậm nhạt để diễn tả trên bài vẽ sao cho gần với mẫu thực.

D. Vẽ phác các mảng hình đậm nhạt theo hình khối của mẫu.

Câu 3: Điều đầu tiên cần làm khi vẽ đậm nhạt cho tranh tĩnh vật là gì?

A. Diễn tả mảng nhạt trước, từ đó xác định các khu vực cần tăng độ đậm.

B. Vẽ phác các nét chính bằng nét thẳng, mờ.

C. Quan sát để tìm hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, phân biệt các phần sáng, phần tối trên mẫu.

D. Lựa chọn tuỳ ý một hướng ánh sáng theo ý thích của bản thân rồi xác định các phần đậm nhạt trông cho đẹp nhất, không cần thiết phải đúng chuẩn theo thực tế.

Câu 4: Hình nào thể hiện đường tầm mắt nằm trên mặt hộp?

Câu 5: Có nhiều cách để vẽ một bức tranh tĩnh vật, tuy nhiên, việc diễn tả chính xác vật được nhìn thấy thường được hiểu là cách vẽ (1)… . Để làm được điều này, cần được trang bị một số kiến thức về (2)…, phối cảnh cũng như luật (3)… .

A. trừu tượng, hình học không gian, hội tụ.

B. thanh thoát, hình trụ, đường chân trời.

C. tả thực, hình khối, xa gần

D. trừu tượng, hình học phẳng, xa xa dần.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Hình nào sau đây thể hiện các kiểu đan nét vẽ?

Câu 2: Có thể nhận xét gì về bức vẽ sau đây, biết rằng người vẽ đang vẽ tranh tĩnh vật?

A. Bức vẽ đã là một sản phẩm hoàn thiện.

B. Mới chỉ vẽ được các nét chính.

C. Mới chỉ vẽ phác được bố cục

D. Đường nét uyển chuyển, mềm mại nhưng có tính đơn giản hoá.

Câu 3: Cho mẫu vật sau:

Ta không cần thiết phải quan sát hay nhận xét về những gì khi vẽ tranh tĩnh vật theo mẫu vật trên?

A. Hình dáng chung của phần bệ đặt lọ hoa và quả.

B. Hình dáng, đặc điểm của từng vật mẫu (lọ, hoa và quả).

C. Vị trí, tỉ lệ của lọ, hoa và quả.

D. Độ đậm nhạt của lọ, hoa, quả so với nhau và so với nền.

Câu 4: Bức tranh “Quả chuối” của Nguyễn Bá Kiên dưới đây được vẽ bằng chất liệu gì?

A. than

B. chì

C. sáp màu xám

D. đồ hoạ máy tính

Câu 5: Cho các bước xác định độ đậm nhạt của một bức tranh tĩnh vật cơ bản bằng chì hoặc than:

1. Xác định hình chi tiết của sự vật. Tẩy đi nét thừa.

2. Thể hiện sự tương quan giữa các sự vật trong không gian.

3. Hoàn thiện sản phẩm

4. Phác thảo bố cục

5. Thể hiện đậm – nhạt, sáng – tối của sự vật.

Sắp xếp các bước theo trình tự đúng.

A. 4, 1, 5, 2, 3

B. 1, 2, 5, 4, 3

C. 2, 5, 4, 1, 3

D. 5, 1, 4, 3, 2

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Bố cục nào sau đây là hợp lí nhất?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Cho mẫu vật sau:

Và các bước để vẽ tĩnh vật cho mẫu vật này bằng chì:

1. Ước lượng tỉ lệ của lọ, hoa, quả và vẽ phác hình bằng nét thắng mờ (khung hình chi tiết).

1. Ước lượng tỉ lệ của lọ, hoa, quả và vẽ phác hình bằng nét thắng mờ (khung hình chi tiết).

2. Tìm kích thước của thân, miệng, đáy lọ; kích thước của từng bông hoa, khóm lá, quả.

3. Quan sát, so sánh, điều chỉnh tỉ lệ của toàn bộ mẫu rồi vẽ chi tiết.

4. Xác định vị trí của các điểm cao nhất, thấp nhất, điểm ngoài cùng ở bên phải, điểm ngoài cùng ở bên trái của toàn bộ mẫu; ước lượng tỉ lệ giữa chiểu cao và chiều rộng của toàn bộ mẫu để tìm khung hình chung.

5. Vẽ phác khung hình chung cho đúng tỉ lệ và cân đối với khổ giấy.

Hãy sắp xếp các bước theo trình tự đúng.

A. 1, 5, 3, 2, 4

B. 2, 1, 5, 3, 4

C. 4, 5, 1, 2, 3

D. 3, 2, 5, 1, 4

Câu 3: Hình nào sau đây thể hiện đầy đủ các bước vẽ một bức tranh tĩnh vật?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay