Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội hoạ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Hội hoạ bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội hoạ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Hội hoạ trên cơ sở phân ngành khoa học là gì?
A. Là một ngành của Mĩ thuật tái hiện sự vật trên bề mặt không gian hai chiều (ngang – dọc) với màu sắc, đường nét, chất cảm,…
B. Là một ngành của Nghệ thuật học, có cấp bậc tương đương với Mĩ thuật học, có mục tiêu ứng dụng việc tạo hình vào làm các sản phẩm thực tế.
C. Là việc vẽ vời linh tinh, nhằm mục đích giải trí.
D. Là một môn học trong trường phổ thông, dạy học sinh cách vẽ, thường thức mĩ thuật.
Câu 2: Tranh chân dung có đặc điểm gì là quan trọng nhất?
A. Chân của con người được chú trọng diễn tả.
B. Dung mạo của con người được chú trọng diễn tả.
C. Khuôn mặt của nhân vật được chú trọng diễn tả.
D. Khuôn mặt của nhân vật hoặc nửa trên của đồ vật, con vật được đặc tả.
Câu 3: Tranh phong cảnh có đặc điểm gì?
A. Tập trung diễn tả lại vẻ đẹp của thiên nhiên, hiện tượng thiên nhiên.
B. Hình ảnh con người có thể được thêm vào với tính chất điểm xuyết nhằm làm sinh động thêm cho cảnh vật.
C. Chủ yếu tập trung vào cảnh làng quê.
D. Cả A và B.
Câu 4: Tranh tĩnh vật là thể loại tranh mô tả cái gì?
A. Những sự vật trong trạng thái tĩnh như hoa, quả, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt,…
B. Con người hoặc con vật lúc đang ngủ
C. Những công trình kiến trúc to lớn, đứng vững qua bao nhiêu năm tháng.
D. Sự tĩnh mịch của không gian một nơi nào đó.
Câu 5: Tranh sinh hoạt là thể loại tranh như thế nào?
A. Thường vẽ về buổi sinh hoạt lớp.
B. Thường vẽ về môi trường làm việc của con người nơi mà con người hoạt động, thể hiện cuộc sống đang bước đi từng ngày
C. Thường vẽ về hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như: trò chuyện, vui chơi, bữa ăn, học tập,…
D. Dân gian, mang phong cách phóng khoáng, hiểu theo nghĩa rộng hơn, là tranh truyền thống.
Câu 6: Đâu là biểu hiện của hội hoạ phục vụ tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Tập trung thể hiện các ý tưởng tôn giáo, thần linh, thần thoại hoặc hiện tượng thiên nhiên.
B. Giáo hoàng bán tranh kiếm tiền.
C. Hội hoạ được giới nghiên cứu cho là có ý nghĩa dẫn tới sự hình thành của tôn giáo, tín ngưỡng.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Hội hoạ phương Đông có đặc điểm gì?
A. Thiên về xu hướng khái quát trừu tượng hoá, lấy những cái đặc trưng nhất của sự vật đưa vào tranh vẽ.
B. Thiên về xã hội chủ nghĩa, lấy đấu tranh giai cấp làm đặc trưng cho hầu hết các bức tranh.
C. Tập trung vào tinh thần của chủ thể, thiên nhiên có phụ đạo
D. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng người dân vùng biển Đông, nơi khởi nguồn của hội hoạ phương Đông.
Câu 8: Sơn dầu không có đặc điểm nào sau đây?
A. Không thấm nước
B. Độ đục cao
C. Độ che phủ cao
D. Dễ dàng tạo nên chất cảm
Câu 9: Sơn dầu là chất liệu phổ biến trong …
A. các tác phẩm nghệ thuật phương Tây, hội hoạ hiện đại
B. tranh dân gian Việt Nam, hội hoạ truyền thống
C. các tác phẩm làng quê, chiến tranh
D. hội hoạ phục vụ giới người giàu
Câu 10: Khi hoạ sĩ cần kí hoạ, họ thường dùng chất liệu gì?
A. Màu nước
B. Màu bột
C. Than, chì
D. Mực
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Đâu là ví dụ thể hiện sự khởi đầu của hội hoạ trên thế giới?
A. Những hình vẽ con người đẹp đẽ ở các viện bảo tàng
B. Những hình vẽ nguyên sơ về các con vật như nai, bò rừng, voi ma mút,… trên đá và trong các hang động.
C. Những hình vẽ đầy màu sắc và tinh tế về thiên nhiên và con người từ thời Hán ở Trung Quốc.
D. Những hình vẽ đầu tiên được vẽ bằng bút mực dựa trên các công trình kiến trúc và điêu khắc.
Câu 2: Nếu ta muốn vẽ khuôn mặt của một người kết hợp với những đồ vật, những không gian không thật thì thể loại tranh mà ta nên dùng là gì?
A. Tranh selfie
B. Tranh tĩnh vật
C. Tranh con người
D. Tranh chân dung
Câu 3: Thể loại tranh nào thích hợp để thể hiện cảnh làng quê buổi hoàng hôn?
A. Tranh nông thôn
B. Tranh phong cảnh
C. Tranh trường phái Ấn tượng
D. Tranh sơn dầu
Câu 4: Nếu ta muốn vẽ một bức tranh mà trong đó các vật thể được vẽ ở những góc nhìn hẹp, cận cảnh, ta nên dùng thể loại tranh nào?
A. Tranh chân dung
B. Tranh tĩnh vật
C. Tranh đồ vật
D. Tranh tôn giáo
Câu 5: Thể loại tranh nào phù hợp để diễn tả cảnh các em học sinh đang học bài?
A. Tranh cổ động
B. Tranh biếm hoạ
C. Tranh sinh hoạt
D. Tranh học thuật
Câu 6: Giả sử thông qua một bức tranh, ta hình dung được phần nào cuộc sống cũng như hoàn cảnh sống của con người trong bức tranh đó. Như vậy thì bức tranh đã có công dụng gì?
A. Giúp người xem giải trí
B. Phản ánh cuộc sống
C. Điều chỉnh nhân cách con người
D. Nói lên tài năng của tác giả
Câu 7: Màu bột có khả năng …, nhờ thành phần liên kết có các chất kết dính nên độ che phủ …, có tính mờ đục, dễ pha trộn và tạo nên … theo ý định của người vẽ.
A. diễn tả hạn chế, thấp, độ chắc chắn
B. thay đổi tuỳ ý, cao, chất lượng sản phẩm
C. diễn tả phong phú, cao, màu sắc
D. giữ sắc màu lâu, cao, sắc màu
Câu 8: Màu nước có đặc điểm gì?
A. Có đặc tính dầy, nặng nhưng dễ ăn màu lên mọi bề mặt.
B. Có đặc tính mỏng, nhẹ, trong suốt dễ cho ánh sáng đi qua.
C. Có tính chất như nước, trơn và trong.
D. Có sự phù ứng với nhiều loại chất liệu khác.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Chất liệu sơn ta là chất liệu đặc trưng của các nước châu Á, được khai thác từ nhựa cây sơn.
B. Trước năm 1930, chất liệu này mới chỉ được biết đến nhằm sử dụng với mục đích làm đồ mĩ nghệ.
C. Với sự tìm tòi thử nghiệm của các hoạ sĩ Trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương, chất liệu này đã được đưa vào như một chất liệu hội hoạ. Để tạo thành tranh, sơn ta được kết hợp với một số loại dầu, màu khoáng vô cơ và một số nguyên liệu khác như vàng, bạc, vỏ trứng...
D. Chất liệu sơn ta có một nhược điểm lớn khi lên màu cho tranh đó là sau mỗi một đường nét dùng sơn, ta phải mài phần sơn thừa đi ngay nếu không sẽ cứng lại
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng?
A. Để có được một bức tranh, bố cục là một yếu tố vô cùng quan trọng. Việc sắp xếp bố cục hợp lí giúp thể hiện ý tưởng của hoạ sĩ và cân bằng, tạo mối liên hệ trong tranh của các đối tượng.
B. Đối tượng trong tranh hội hoạ được quy vào những mảng, đường nét. Sự kết hợp của những yếu tố này tạo nên nhịp điệu của bức tranh cũng như gia tăng sự kết nối giữa các đối tượng.
C. Không gian trong tranh hội hoạ có thể là không gian thật (gợi hiện thực, có chiều sâu) hoặc không gian ảo (mang tính cảm giác) tuỳ vào ý tưởng sáng tác của hoạ sĩ.
D. Hoà sắc là yếu tố ít quan trọng nhất trong 4 yếu tố làm nên một bức tranh. Hoà sắc chủ yếu được chú trọng khi vẽ các bức tranh về đề tài thần thánh nhằm gợi ra sự huyền diệu.
Câu 3: Bức tranh Number 1 của Jackson Pollock có mục đích là gì?
A. Phản ánh cuộc sống
B. Phục vụ truyền bá tên tuổi
C. Thử nghiệm bút và màu mới
D. Thể hiện quan điểm, ý tưởng riêng của hoạ sĩ về hiện thực khách quan
Câu 4: Bức tranh này thuộc thể loại nào?
A. Tranh sơn mài
B. Tranh chiến tranh
C. Tranh sinh hoạt
D. Tranh phong cảnh
Câu 5: Bức tranh sau đây thể hiện phong cách hội hoạ gì?
A. Hội hoạ phương Tây
B. Hội hoạ phương Đông
C. Chủ nghĩa cá nhân
D. Đông Tây kết tinh
Câu 6: Bức tranh nào dưới đây là tranh màu acrylic?
A.
B.
C.
D.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Chất liệu nào hiện này được sử dụng rất phổ biến và vì sao?
A. Màu nước vì tính phân chia màu sắc rõ ràng và hoà phối màu đơn giản.
B. Acrylic vì độ phủ cao, độ bám dính tốt, không dễ phai màu, khô nhanh, ít mùi.
C. Chì, than vì tính tiện dụng, đơn giản và hiệu quả.
D. Bút màu vì dễ mua, rẻ tiền, lại có thể dùng trên nhiều bề mặt, có mùi thơm lâu.
=> Giáo án mĩ thuật 10 kết nối bài 1: Khái quát về nghệ thuật hội họa (4 tiết)
Thông tin tải tài liệu:
Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây