Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 2: Tranh chất liệu chì, than

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Hội hoạ bài 2: Tranh chất liệu chì, than. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án mĩ thuật 10 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 2: Tranh chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 2: Tranh chất liệu chì, than
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Hội hoạ bài 2: Tranh chất liệu chì, than

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bức tranh nào sau đây sử dụng chất liệu than, chì?

Câu 2: Đâu không phải là hoạ sĩ giỏi về kí hoạ?

A. Lý Khả Nhiễm

B. Tô Ngọc Vân

C. Trần Văn Cẩn

D. Nguyễn Quang Thọ

Câu 3: Ghi chép dáng người tĩnh là gì?

A. Ghi chép các thông tin về một người, vật đang ở trạng thái tĩnh trông như thế nào.

B. Ghi lại bằng máy ảnh dáng của một người, vật ở trạng thái tĩnh.

C. Vẽ lại người, vật ở trạng thái vô hồn.

D. Ghi chép nhanh bằng hình vẽ người, vật đang ở trạng thái tĩnh.

Câu 4: Loại tranh nào thể hiện những ghi chép (vẽ) bằng chì, bút sắt, hoặc thuốc nước có trọng tâm chính là phong cảnh thiên nhiên?

A. Tranh tiên giới

B. Tranh phong cảnh

C. Tranh màu nước

D. Thanh làng quê

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

A. Tranh sinh hoạt, chân dung người là tranh có những ghi chép về chân dung hoặc hoạt động của nhóm người.

B. Kí hoạ tĩnh vật chủ yếu lựa chọn thể hiện những vật thể trong trạng thái tĩnh, thường là những góc cảnh rất hẹp và chú trọng nắm bắt đặc điểm chất liệu của đồ vật.

C. Một cách cầm bút phổ biến khi vẽ tranh là kẹp đầu bút vào giữa ngón áp út và ngón út, đặt phần còn lại vào chỗ giữa ngón trỏ và ngón cái, dùng cổ tay để điều chỉnh hướng chuyển động.

D. Công cụ hỗ trợ vẽ tranh chất liệu than, chì có thể là bảng vẽ, khung giấy, dao nhỏ, tẩy,…

Câu 6: Sắc độ trong tranh chất liệu than, chì có tác dụng gì?

A. Thể hiện màu sắc từ rực rỡ đến êm dịu, đồng đều đến tương phản cho phù hợp với bức tranh.

B. Quyết định độ ấn tượng của bức tranh đối với người xem.

C. Thể hiện đường nét đậm nhạt, tạo cảm giác sinh động cho bức vẽ.

D. Thể hiện mức độ sáng, tối trong bài vẽ, yếu tố này tạo nên điểm nhấn cũng như sự hài hoà đối với vật cần thể hiện.

Câu 7: Tranh chất liệu than, chì cần đảm bảo những sắc độ chính là gì?

A. Đậm, đậm vừa, trung gian, nhạt dần, nhạt hẳn.

B. Đậm, trung gian, nhạt.

C. Sắc, trung gian, mềm.

D. Rực rỡ, trung tính, êm dịu, khắc nghiệt.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Trong Hội hoạ, hoạ sĩ sử dụng chất liệu chì, than thường với mục đích gì?

A. Ghi chép, thu thập nhiều thông tin về hình ảnh sự vật, hiện tượng cần phản ánh, nhất là trong những trường hợp họ chỉ có một khoảng thời gian giới hạn.

B. Ghi chép, thu thập nhiều thông tin về hình ảnh sự vật, hiện tượng cần phản ánh, nhất là trong những trường hợp họ có thời gian rảnh rỗi, muốn vẽ để có thêm tư liệu nghiên cứu.

C. Vẽ phác bố cục và những nét cơ bản của sự vật, hiện tượng được thể hiện trên giấy. Ngoài ra còn dùng để tạo sắc thái đậm nhạt cho bức tranh.

D. Vẽ phác bố cục và những nét cơ bản của sự vật, hiện tượng được thể hiện trên giấy. Ngoài ra còn dùng để ghi chép nháp các thông tin cần nhớ.

Câu 2: Ý nào sau đây không đúng về tranh chất liệu than, chì của Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh?

A. Kí hoạ chiến trường là một thế mạnh của hoạ sĩ Việt Nam.

B. Các sinh viên mĩ thuật và hoạ sĩ đã bám sát thực tế, vẽ được nhiều bức kí hoạ phản ánh, động viên kịp thời tinh thần chiến đấu và sản xuất của tiền tuyến và hậu phương.

C. Nhiều bức tranh đặc sắc, ấn tượng, chất chứa kỉ niệm đã không may bị rơi vào tay giặc. Đó là một tổn thất lớn lao cho hội hoạ nước nhà.

D. Nhiều bức hoạ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Câu 3: Đâu không phải là một ví dụ cho việc ghi chép dáng người động?

A. Một người đang cuốc đất

B. Một người đang trong giấc ngủ

C. Một học sinh đang làm bài tập

D. Một con trâu đang kéo cày

Câu 4: Sáng tác tranh bằng chất liệu than, chì đòi hỏi những gì ở người sáng tác?

A. Những kiến thức uyên bác về lí luận và lịch sử mỹ thuật

B. Không cần gì cả vì hiện tại ta có thể dễ dàng chụp lại được vô số khoảnh khắc bằng smartphone, sau đó ta chỉ cần mở ảnh lên và ngồi vẽ lại.

C. Phải nhanh tay, nhanh mắt; ghi nhớ và tái hiện những khoảnh khắc bất chợt.

D. Một tốc độ vẽ chậm rãi nhưng đầy chắc chắn trong từng đường nét.

Câu 5: Trong nhiều trường hợp, hình vẽ và sắc độ thể hiện trong tranh chất liệu chì, than là (1)… cho những sáng tạo bằng các chất liệu hội hoạ khác như: sơn dầu, sơn mài, màu bột,... cũng như trong lĩnh vực điêu khắc. Do đó, nhiều ghi chép lấy (2)… của cảnh, vật cho đến từng bộ phận, chỉ tiết nhỏ, như khuôn mặt, tay, chân, cành, thân cây,... hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt (3)… cần phản ánh.

Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.

A. cơ sở, gợi ý; dáng, hình, động tác; chỉnh thể đối tượng

B. nền tảng; đường nét, bố cục; khung cảnh

C. ý nghĩa; phong thái; chiều sâu đối tượng

D. yêu cầu đầu tiên; đường nét, dáng điệu; điểm chính yếu

Câu 6: Tranh chất liệu chì phần lớn được xây dựng bằng yếu tố (1)…. Căn cứ vào (2)…, (1)… giúp hoạ sĩ tái hiện và truyền đạt (3)… của đối tượng.

Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống.

A. đường nét, mật độ và cường độ, cảm xúc

B. bố cục, độ dày, hình thù

C. góc cạnh, mật độ và độ dày, hình ảnh

D. ngoại cảnh, bối cảnh, tính chất

Câu 7: Việc tả chất trong tranh chất liệu than, chì có mục đích gì?

A. Thể hiện sự vượt trội cho dòng tranh cao cấp, đắt tiền

B. Thể hiện chất liệu của loại than/chì được sử dụng để vẽ nhằm cho người xem cảm giác thích thú.

C. Ghi nhận cảm giác về bề mặt của vật cần thể hiện như thô ráp, nhẵn bóng,...

D. Không có đáp án nào đúng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tranh chất liệu than, chì được tạo nên bằng việc thể hiện những gì?

A. Chiều hướng trong suy tưởng của con người đặt trong quan hệ với các vật, không gian xung quanh.

B. Đường nét, đặc điểm, dáng vẻ của đối tượng và thiên về diễn tả sắc độ đậm nhạt.

C. Màu sắc, đường nét, độ đậm nhạt, ghi chép bổ sung.

D. Cách tạo dựng bố cục, không gian phụ trợ cho việc làm nổi bật các đối tượng chính.

Câu 2: Thể loại tranh bằng chất liệu than, chì không thể giúp người hoạ sĩ làm gì?

A. Tăng khả năng hội hoạ

B. Luyện tập về cách nhìn khái quát với sự vật

C. Tạo cảm hứng trong những sáng tác với các chất liệu khác.

D. Điều chỉnh cuộc sống

Câu 3: “Cần có khả năng ghi chép, xây dựng bố cục một cách nhanh chóng, cũng như phân định sắc độ bằng cách tìm ra những phần nào có sắc độ sáng/tối nhất, tạo nên độ tương phản cao.” Đây là yêu cầu để làm điều gì?

A. Vẽ một bức tranh có tính chất ma mị, mê hoặc con người

B. Vẽ tranh bằng chất liệu than, chì một cách hiệu quả

C. Tạo dựng bố cục cho vẽ tranh bằng chất liệu sơn mài, màu nước

D. Vẽ những bức tranh có tính chất trừu tượng, bác học thể hiện khí độ của con người trong một môi trường áp lực

Câu 4: Đâu là bức kí hoạ tĩnh vật?

Câu 5: Ảnh nào thể hiện cách tả chất trong tranh chất liệu than, chì?

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Người vẽ tranh chất liệu than, chì cần trang bị hiểu biết về những gì?

A. Các phần mềm hỗ trợ vẽ và biểu diễn như Adobe Illustrator, TinkerCAD,…

B. Thành phần hoá học, tính chất vật lí của chất liệu than, chì cùng với kiến thức về thị trường tranh vẽ.

C. Cấu trúc vật thể, định luật đường tầm mắt, các định lí hình học, cách vẽ tranh kiếm tiền.

D. Cấu trúc cơ thể người, vật thể, các nguyên lí ánh sáng, định luật gần xa

=> Giáo án và PPT Mĩ thuật 10 Hội hoạ Kết nối Bài 2: Tranh chất liệu chì, than

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay