Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam
Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối phần Lí luận và lịch sử mĩ thuật bài 3: Một số nét tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Để áp dụng hiệu quả kiến thức lí luận vào thực tiễn nghiên cứu lịch sử mỹ thuật thì cần phải làm những gì?

A. Xác định rõ vai trò của phương tiện nghiên cứu

B. Lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng cần nghiên cứu

C. Kiểm chứng, giải mã, phân tích và nhận định giá trị tác phẩm.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2: Mỹ thuật Việt Nam đã được hình thành và phát triển từ thời nào?

A. Thời nhà Lý

B. Thời Bắc thuộc

C. Thời tiền sử, sơ sử

D. Thời cận đại

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về trống đồng Đông Sơn?

A. Trống đồng Đông Sơn và nghệ thuật trang trí trên trống được coi là đẹp nhất trong các trống đồng tìm thấy ở Việt Nam.

B. Trống đồng Đông Sơn đẹp về tạo đáng và được tôn thêm bởi nghệ thuật chạm khắc trang trí tinh xảo.

C. Hình ảnh về cuộc sống của con người như trai gái giã gạo, múa hát, các chiến binh trên thuyền ... được diễn tả rất sống động trên trống.

D. Chất liệu tạo nên trống đồng Đông Sơn là một loại đồng chỉ có ở thời nguyên thuỷ, hiện tại đã không còn nữa, từ đó làm tăng thêm phần cổ kính cho trống.

 

Câu 4: Đến thời kì …, mĩ thuật thời Lý (1009 - 1225) đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật … giáo nước nhà. Bên cạnh các kiến trúc độc đáo, nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc giai đoạn này khả phát triển, chất liệu tạo hình chủ yếu là … .

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp.

A. Bắc thuộc, Thiên chúa, đá

B. hiện đại, Thiên chúa, thép

C. trung đại, Phật, đá

D. cận đại, Đạo, vàng

 

Câu 5: Đâu không phải là một trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng thời Lý?

A. Thái Hà

B. Thổ Hà

C. Bát Tràng

D. Thanh Hoá

 

Câu 6: Công trình/di sản nào không xuất hiện từ thời Trần?

A. Tháp Phổ Minh

B. Chùa Yên Tử

C. Tượng Quan Âm Nam Hải

D. Người quỳ đỡ toà sen (Tượng gỗ, chùa Thái Lạc)

 

Câu 7: Ý nào phản ánh đúng về mỹ thuật thời Lê sơ?

A. Mang đậm chất Nho giáo với các công trình kiến trúc đền, miếu, lăng mộ,… được xây dựng nhiều ở Thanh Hoá.

B. Hoà vào dòng chảy mĩ thuật của phương Đông với sự phóng khoáng, đường nét sắc bén.

C. Hoạ tiết trang trí mang tính chất vì vua, vì dân và vì nước, được chạm khắc khéo léo trên nhiều di sản mĩ thuật.

D. Mang tính chất duy trì và bảo tồn văn hoá dân tộc.

 

Câu 8: Đặc điểm mĩ thuật thời Tây Sơn là gì?

A. Mang tính trừu tượng cao, tạo hình phong cảnh thiên nhiên giàu sức hút.

B. Mang tính hiện thực cao, tạo hình chân dung các bức tượng tôn giáo, tín ngưỡng được thể hiện rõ nét tỉ lệ giải phẫu, khắc hoạ chân dung có tâm trạng, cảm xúc như con người.

C. Mang tinh thần chiến trận và bảo vệ hoà bình đất nước, các hoạ tiết, hoa văn về các đội quân ra xa trường được thể hiện rõ nét ở nhiều loại hình nghệ thuật, đường nét có hồn.

D. Hình thành nhiều phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Cho sơ đồ về mối liên hệ giữa tìm hiểu lịch sử mĩ thuật và di sản/tác phẩm mĩ thuật:

Điền từ ngữ còn thiếu vào dấu ?.

A. Tìm hiểu văn hoá, xã hội, lịch sử

B. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

C. Chọn lựa phương pháp nhận định giá trị tác phẩm nghệ thuật

D. Đặt vấn đề

 

Câu 2: Đâu được coi là dấu ấn đầu tiên của nền mỹ thuật nguyên thuỷ Việt Nam?

A. Hình mặt người và hình các con thú trên vách đá hang Đồng Nội, Hoà Bình.

B. Hình người, thú vật, chim muông trên vách đá hang Pác Bó.

C. Các bức tượng người làm bằng đá ở quần thể hang động Tràng An.

D. Hình vẽ nông dân trồng lúa được khắc trên các núi đá ở Phú Thọ.

 

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về mỹ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại?

A. Hình mặt người tìm thấy ở Naca, Thái Nguyên chứng tỏ từ xưa con người đã biết thể hiện tình cảm bằng cách khắc, vạch trên những viên đá cuội

B. Hiện vật còn lưu giữ được gồm các công cụ sản xuất: rìu, dao găm, giáo, mũi lao bằng sắt được tạo dáng tương đối cứng nhắc. Chỉ có một vài dao găm được khắc, vẽ nhiều hình chữ S và những băng hình kỉ hà nằm ngang rất tinh tế.

C. Thạp Đào Thịnh – Yên Bái là một công cụ sinh hoạt, được trang trí nhiều hình ảnh phản ánh lễ hội của các cư dân nông nghiệp thời kì văn minh lúa nước Hùng Vương.

D. Bức tượng cổ nhất được tìm thấy là tượng người đàn ông bằng đá ở Văn Điển, Hà Nội.

 

Câu 4: Đâu là công trình mang lối kiến trúc cung đình ở thời Lý?

A. Chùa Một Cột

B. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

C. Kinh thành Huế

D. Hình con rồng và hoa dây ở chùa Phật Tích

 

Câu 5: Chạm khắc ở thời Lý có điểm gì đặc biệt?

A. Tinh xảo với các hình tướng lĩnh dũng mãnh chiến đấu chống giặc Tống.

B. Loại hoa văn hình móc câu được sử dụng ít đi rất nhiều so với thời kỳ trước do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

C. Các pho tượng Phật Thế Tôn, Kim Cương cho thấy tài năng điêu luyện của những nghệ nhân tạc tượng thời Lý.

D. Con rồng Việt Nam với đặc điểm riêng rất hiền lành, mềm mại được coi là hình tượng tiêu biểu cho nghệ thuật trang trí của dân tộc ta.

 

Câu 6: Câu nào không đúng về đặc điểm mỹ thuật thời Trần?

A. Mĩ thuật thời Trần có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng, biếu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.

B. Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.

C. Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc.

D. Các tác phẩm mĩ thuật thời Trần đã bắt đầu được nhìn nhận về tính chất giá trị, nhiều sản phẩm đã được mang ra bày bán ở khắp mọi nơi.

 

Câu 7: Mĩ thuật thời Nguyễn là sự dung hoà giữa những gì?

A. Phong cách bác học và dân gian

B. Nghệ thuật để bán kiếm tiền và nghệ thuật để trưng bày

C. Nho giáo, Thiên chúa giáo và Phật giáo

D. Hoạ tiết, đường nét, bố cục của nhiều thời kỳ và nhiều nơi trên thế giới

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây chưa đúng?

A. Mĩ thuật Việt Nam hiện đại được xác lập từ khi Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương thành lập năm 1925.

B. Sau năm 1945, miền Bắc bước vào thời kì kháng chiến và mĩ thuật lúc này chịu nhiều ảnh hưởng của khuynh hưởng tư bản chủ nghĩa, với mục đích ghi lại những chiến công hào hùng, vẻ vang của quân và dân qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

C. Thời kì sau 1945 ở miền Nam, nhiều nghệ sĩ có điều kiện tiếp cận và sáng tác theo các trường phái hiện đại như: Ấn tượng, Lập thể, Siêu thực, Trừu tượng...

D. Sau khi thống nhất đất nước, lực lượng nghệ sĩ sáng tác và lí luận được đào tạo từ các nước như: Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Trung Quốc cho đến các nước như Pháp, Hoa Kỳ, Italy, Anh, Nhật,... đã tạo nên những sáng tạo đa dạng, phong phú và được dịp khẳng định khả năng của mình.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, về hội hoạ, chưa có gì đáng kể ngoài một vài tác phẩm của hoạ sĩ Lê Văn Miến như Bình Văn và Chân dung cụ Tú Mềm (1898).

B. Từ năm 1930 đến năm 1945, mĩ thuật Việt Nam đã hình thành những phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.

C. Cách mạng tháng Tám (1945) mở ra một hướng mới cho mĩ thuật Việt Nam. Các hoạ sĩ đã hăng hái tham gia vẽ tranh cổ động, kí hoạ, thể hiện không khí của thủ đô Hà Nội những ngày đầu cách mạng.

D. Năm 1952, Trường Mĩ thuật kháng chiến được thành lập đã đánh dấu sự chuyển mình tích cực của mĩ thuật cách mạng Việt Nam. Một loạt các tác phẩm ra đời sau đó như Chơi ô ăn quan, Đi chợ về (Phan Văn Chánh), Bác Hồ ở Bắc Bộ phủ (Nguyễn Gia Trí),…

 

Câu 3: Cho các bước lập danh sách tư liệu trong tìm hiểu lịch sử mỹ thuật:

1. Tóm tắt những nội dụng có liên quan đến đối tượng cần nghiên cứu, tìm hiểu trong lĩnh vực lịch sử mĩ thuật.

2. Ghi lại những thông tin về nguồn trích dẫn như: tác giả, ngày tháng xuất bản, nhan đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản...

3. Xác định danh mục các tư liệu và tra cứu phần mục lục đề tìm những phần, chương, mục.... có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

4. Duy trì, phát triển và quản lí danh mục tư liệu (giấy, số hoá; hinh, đoạn văn bản,...) một cách hệ thống đề thuận tiện tra cứu, sử dụng phù hợp.

Hãy sắp xếp lại theo trình tự hợp lí.

A. 2, 1, 3, 4

B. 3, 1, 2, 4

C. 4, 2, 1, 3

D. 3, 1, 4, 2

 

Câu 4: Bức hoạ dưới đây thuộc thời kỳ nào?

A. Thời kỳ nhà Lý

B. Thời kỳ nhà Trần

C. Thời kỳ Lê Trung hưng

D. Thời kỳ Pháp thuộc

 

Câu 5: Di sản nào sau đây thuộc thời kỳ nhà Lý?

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây phản ánh đúng về mĩ thuật Việt Nam?

A. Mĩ thuật Việt Nam thời cổ đại và thời phong kiến chủ yếu là kiến trúc, điêu khắc, tranh dân gian, làm gốm; thời cận đại và hiện tại mới phát triển mạnh về hội hoạ.

B. Mĩ thuật Việt Nam có nhiều sự tương đồng với mĩ thuật của nhiều nền văn minh cổ đại phương Tây do sự giao lưu văn hoá qua, buôn bán qua đường biển.

C. Mĩ thuật Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử mang tính tự tôn, tự hào dân tộc, tác phẩm ở thời nào cũng đầy sắc sảo, tinh tế, điêu luyện thể hiện phẩm chất cần cù của người Việt.

D. Mĩ thuật Việt Nam thời xưa không mang phong cách “vô thực hữu thần” của phương Tây do không tiếp xúc mà mang những nét chính của phong các Đạo giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo của các đế quốc phương Đông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay