Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh Bài 1: thiết kế mĩ thuật sân khấu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm phần Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh Bài 1: thiết kế mĩ thuật sân khấu . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh Bài 1: thiết kế mĩ thuật sân khấu

PHÂN MÔN: THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH

BÀI 1: THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thiết kế mĩ thuật sân khấu là lĩnh vực mà:

A. Nhà sản xuất bố trí để tạo nên một không gian sân khấu thật hoành tráng, phục vụ cho những mục đích quan trọng

B. Hoạ sĩ thiết kế sáng tạo, bố trí, sắp xếp, tạo dựng bối cảnh phục vụ cho nội dung vở diễn, để đáp ứng sự sáng tạo của các nghệ sĩ và nhu cầu thẩm mĩ của khán giả

C. Các nhà thiết kế mĩ thuật có cơ hội để thử sức với việc làm việc trước đám đông.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu không phải một yếu tố có liên quan tới phần hình ảnh cho một tác phẩm sân khấu?

A. Tạo dựng bối cảnh

B. Sáp màu

C. Ánh sáng

D. Phục trang diễn viên

Câu 3: Đây là buổi biểu diễn gì?

A. Nhã nhạc cung đình Huế

B. Đờn ca tài tử

C. Nhạc cổ điển Việt Nam

D. Dân ca quan họ Bắc Ninh

Câu 4: Nghệ thuật sân khấu phương Tây du nhập vào Việt Nam từ bao giờ?

A. Những năm cuối thế kỉ 18

B. Những năm đầu thế kỉ 19

C. Những năm cuối thế kỉ 19

D. Những năm đầu thế kỉ 20

Câu 5: Nghệ thuật sân khấu phương Tây du nhập vào Việt Nam được nghệ sĩ nào tiếp nhận, phát triển?

A. Vũ Đình Long

B. Đoàn Phú Tứ

C. Thế Lữ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thiết kế mĩ thuật sân khấu gắn liền với thuật ngữ nào?

A. Sân khấu điện ảnh

B. Nghệ thuật tâm linh

C. Tạo dựng hình ảnh thị giác

D. Kịch nghệ

Câu 7: Thiết kế mĩ thuật sân khấu gồm các thể loại nào?

A. Trên trời và dưới đất

B. Cụ thể và trừu tượng

C. Nội cảnh và ngoại cảnh

D. Thường dân và trang trọng

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu là một hoạ sĩ ở giai đoạn đầu của nghệ thuật sân khấu Việt Nam?

A. Dương Ngọc Đức

B. Phùng Huy Bình

C. Bùi Xuân Phái

D. Phùng Huy Bình

Câu 2: Mĩ thuật sân khấu đã hình thành từ:

A. “thiết kế sân khấu” đến “bài trí sân khấu”

B. “bài trí sân khấu” đến “thiết kế sân khấu”

C. “thay đổi cách nghĩ” đến “thay đổi cách làm”

D. “thay đổi cách làm” đến “thay đổi cách nghĩ”

Câu 3: Để làm tốt thiết kế bối cảnh cho một vở diễn thì:

A. Người thiết kế bối cảnh có vai trò và trách nhiệm kết hợp với đạo diễn sân khấu, các thành viên khác của nhóm thiết kế sản xuất để tạo ra không gian cho vở diễn, sân khấu.

B. Các nhà thiết kế bối cảnh chịu trách nhiệm sáng tạo ra các mô hình theo tỉ lệ của bối cảnh, bản vẽ phối cảnh, hệ thống bục bệ, các bản vẽ kết cấu và tất cả những công việc có liên quan đến vở diễn và công chúng.

C. Giám đốc công ty cần ủng hộ hết mình và chịu chi để không khiến cho thiết kế sân khấu trở nên nhàm chán.

D. Cả A và B.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về những yếu tố tạo dựng nên bối cảnh sân khấu?

A. Không gian sân khấu là khoảng không trên sàn diễn do người hoạ sĩ tạo ra trong bản thiết kế để đạo diễn dàn dựng (xử lí không gian).

B. Bố cục sân khấu không phải là một yếu tố quá quan trọng, thực chất bố cục chỉ mang yếu tố hình thức là chính, khiến cho khán giả cảm nhận được không gian, chất lượng của buổi trình diễn.

C. Hoạ sĩ sân khấu tạo ra bức tranh tổng thể trên sân khấu nhờ vào những yếu tố hội hoạ như đường nét, màu sắc, tuân thủ các quy luật của bộ môn hình học như luật xa – gần, các thông số kiến trúc,...

D. Vật liệu tạo dựng bối cảnh sân khấu bao gồm hai phần: phần cứng (bục, các khối, pa-nô, cảnh trí phẳng,...) và phần mềm (các phông cảnh treo, màn, hiệu ứng mĩ thuật,...).

Câu 5: Không gian tĩnh là không gian:

A. Được thay đổi theo cách xử lí của đạo diễn, không gian động mở rộng trí tưởng tượng của người xem, tạo nên sự biến ảo, mở rộng cho vở kịch.

B. Mang tính chất mô tả địa điểm, môi trường của vở kịch, nó không tham gia trực tiếp vào trong các tình huống kịch.

C. Có tính chất huyền bí, mang tính ẩn ý của người thiết kế sân khấu và người soạn kịch bản.

D. Vô hồn, không có tác dụng đối với nhân vật nhưng có ảnh hưởng lớn đối với khán giả.

Câu 6: Việc tổ chức, tạo dựng các bối cảnh trong một vở diễn sân khấu là:

A. Tạo ra những không gian thực, ảo, ước lệ, nơi diễn ra các tình huống kịch và quy định phạm vi hoạt động của các nhân vật.

B. Tạo ra những không gian thực cho các tình huống kịch diễn ra nhằm hướng tới giáo dục công chúng.

C. Tạo ra những không gian ảo cho các tình huống kịch, nhằm mô phỏng thực tế và đặt ra yêu cầu cho diễn viên.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là:

A. Di sản văn hoá thế giới, trong đó, lời ca, tiếng hát là yếu tố chính tạo nên đặc trưng.

B. Di sản văn hoá vật thể của nhân loại, trong đó cách bố trí sân khấu có tính đặc sắc.

C. Di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, trong đó thiết kế mĩ thuật sân khấu có tính thẩm mĩ, đặc sắc và độc đáo.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Từ năm 1955 đến nay, sân khấu Việt Nam đã:

A. Có nhiều thay đổi, cách tân và phát triển vượt bậc

B. Được đổi mới và đầu tư một cách vô cùng công phu và quyết liệt

C. Dần không còn được coi trọng, đặc biệt là tầng lớp trẻ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trường nào sau đây không có ngành hướng đến thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh?

A. Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh,...

B. Đại học Văn hoá – Nghệ thuật Quân đội

C. Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội

D. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Câu 4: Những người yêu thích và quyết định gắn bó với công việc thiết kế mĩ thuật sân khấu cần có kiến thức nhất định về các lĩnh vực nào?

A. Hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh

B. Thiết kế nội thất, đồ hoạ máy tính và có hiểu biết về phục trang

C. Hoá trang, âm thanh, ánh sáng, phông màn,...

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng?

A. Vào thế kỉ 16, kịch bản của một vở diễn được chú trọng vào yếu tố mĩ thuật sân khấu, phông cảnh hoặc đạo cụ sân khấu đã được quan tâm, đầu tư và hỗ trợ hiệu quả cho diễn viên.

B. Từ thế kỉ 17 đến nay, ngành thiết kế mĩ thuật sân khấu phát triển mạnh và ứng dụng vào nhiều hình thức sân khấu như: kịch nói, nhạc, vũ kịch,...

C. Năm 1895, nghệ thuật điện ảnh xuất hiện và nhiều bộ phim trong giai đoạn đầu được quay trực tiếp từ bối cảnh sân khấu kịch, với cách thể hiện chương hồi và chuyển cảnh như kịch biểu diễn trên sân khấu.

D. Trong quá trình phát triển của điện ảnh, thiết kế mĩ thuật trong lĩnh vực này được áp dụng trong việc dàn dựng bối cảnh, đạo cụ, hoá trang, phục trang,... cho những bộ phim thuộc nhiều thể loại như: hiện thực, lịch sử, hành động, kinh dị, viễn tưởng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao thiết kế mĩ thuật sân khấu rất đa dạng về thể loại?

A. Vì đây là yêu cầu tiên quyết của thiết kế mĩ thuật sân khấu

B. Vì nó phục vụ cho nhu cầu biểu diễn và dàn dựng của nhiều loại hình văn hoá, nghệ thuật khác nhau trong cuộc sống

C. Vì đòi hỏi của xã hội cũng như những chính sách kinh tế quốc gia, muốn tận thu từ loại hình này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Thiết kế mĩ thuật sân khấu là ngành nghề:

A. Có ít ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, do đó nhu cầu cho công việc này không nhiều.

B. Có ít ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, do đó nhu cầu cho công việc này chủ yếu tập trung ở nghiên cứu lí thuyết.

C. Có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống và nhu cầu cho công việc này rất đa dạng

D. Có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống tuy vậy nhu cầu cho công việc này không đa dạng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm mĩ thuật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay