Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều bài 7_văn bản 3_đi trong hương tràm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_văn bản 3_đi trong hương tràm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: THƠ TỰ DO

VĂN BẢN 3: ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Chàng trai, người xưng “anh”.

B. Cô gái, người xưng “em”

C. Tác giả

D. Không có.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Thơ bảy chữ

B. Thơ tám chữ

C. Thơ thất ngôn

D. Thơ tự do

Câu 3: Trong nhan đề bài thơ “Đi trong hương tràm”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4: Hình ảnh thiên nhiên thể hiện tâm trạng cô đơn, trống trải của nhân vật trữ tình khi vắng “em” được tập trung trong khổ thơ nào?

A. Khổ 1

B. Khổ 2, 3

C. Khổ 3

D. Khổ 3, 4

Câu 5: Các hình ảnh “hương tràm” đều gợi nhớ đến hình ảnh của ai trong bài thơ?

A. Chàng trai

B. Tác giả

C. Cô gái, người yêu của chàng trai.

D. Hình bóng của tình cũ

Câu 6: Các hình ảnh “hương tràm” có giúp thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình không?

A. Có vì tác giả đã gắn kết “hương tràm” và người mà nhân vật trữ tình nhung nhớ.

B. Có vì đó là một hương thơm đặc biệt, mang đến cho con người nhiều suy nghĩ.

C. Không vì nó chẳng liên quan gì đến chuyện tình trong bài thơ.

D. Không vì nó chỉ là một thứ ngoài thiên nhiên bao la, không làm ảnh hưởng đến việc cô gái ra đi, rời xa chàng trai.

Câu 7: Điểm khác nhau của các hình ảnh “hương tràm” ở mỗi khổ thơ là gì?

A. Mức độ thơm mỗi lúc một khác.

B. Cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

C. Tình nghĩa thuỷ chung của nhân vật trữ tình.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Bài thơ là sự hoà quyện giữa:

A. Tình yêu lứa đôi và tình yêu quê hương, đất nước

B. Tình yêu lứa đôi và không gian sông nước.

C. Tình yêu quê hương và lòng nhân đạo

D. Những dòng tâm tưởng của hai người trẻ yêu nhau.

Câu 2: Đâu không phải hình ảnh thiên nhiên trong khổ 1?

A. Gió, mây

B. Vàm Cỏ Tây

C. Hoa tràm e ấp

D. Hương toả bay

Câu 3: Nhan đề “Đi trong hương tràm” ẩn dụ cho điều gì?

A. Mùi hương của tình yêu

B. Đi trong hình bóng của em

C. Giấc mộng thần tiên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Hãy chỉ ra phép điệp trong hai khổ 2 và 4.

A. “Dù”, “Anh vẫn”

B. “Dù”, “Dù đi đâu”, “xa cách bao lâu”, “Anh vẫn”

C. “Dù…”, “Anh vẫn…”

D. Các động từ trong hai khổ

Câu 5: Phép điệp trong hai khổ thơ 2 và 4 tạo ra hiệu quả nghệ thuật gì?

A. Tạo nên giai điệu cho bài thơ

B. Tạo nên sự hô ứng, hài hoà

C. Tái hiện lên một cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình: tình yêu anh dành cho em không bao giờ tắt.

D. Cả A và B.

Câu 6: Cách diễn đạt “Dù … bên nhau” (Dù … vẫn / nhưng) thể hiện quan hệ:

A. Nhân quả

B. Tương phản, đối lập

C. Tăng tiến

D. Lựa chọn

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Các hình ảnh “hương tràm”, “hoa tràm”, “lá tràm” là:

A. Những thứ mang đến niềm vui và niềm tin rằng một ngày nào đó đôi ta sẽ gặp nhau.

B. Những nét đặc trưng của cây tràm.

C. Hình ảnh thiên nhiên mới lạ, gây ra bởi cảm xúc mà “anh” dành cho “em”.

D. Hình ảnh thiên nhiên thân thuộc của quê hương và luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”.

Câu 2: Em thấy hình ảnh: “Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu” ấn tượng như thế nào về tâm trạng cô đơn, hun hút, trống vắng của nhân vật trữ tình?

A. Ngọn gió như thổi vào sâu thẳm trong trái tim cô đơn của chàng trai.

B. Không có người yêu bên cạnh, chàng trai có một cảm nhận sâu sắc hơn về ngọn gió.

C. Ngọn gió đã làm cho chàng trai nhận ra nỗi trống vắng cô đơn khủng khiếp của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ như thế nào trong dòng thơ “Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu”?

A. Lấy thiên nhiên để gợi tả tâm trạng con người.

B. Dùng từ “sâu” để gợi ra không gian thiên nhiên.

C. Dùng từ “sâu” để chỉ tính chất của gió thổi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Dựa vào câu trả lời ở câu 3 phần Vận dụng. Biện pháp đó đã tâm trạng hoá thiên nhiên ra sao?

A. Khiến cho thiên nhiên mang nỗi đau thương, mang niềm hi vọng.

B. Khiến cho thiên nhiên mang theo tâm trạng của chàng trai.

C. Khiển cho thiên nhiên phải cảm thông trước sự khổ đau, sự chia lìa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Phép điệp và dấu phẩy tạo nhịp ngăn cách trong dòng thơ gợi ra dáng hình, tâm trạng của ngọn gió ra sao?

A. Ngọn gió có dạng như một hình trụ thổi xuống trái tim của chàng trai, gây ra cảm xúc mạnh mẽ.

B. Nhấn mạnh tính chất quan trọng của “em” trong lòng “anh” giống như cơn gió đang thổi.

C. Tạo nên nhịp điệu sâu lắng trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

D. Nhấn mạnh việc thổi của cơn gió, qua đó thể hiện mạnh mẽ sự buồn bã, nhung nhớ của chàng trai.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho đoạn phân tích sau:

(1) Trong khổ thơ thứ hai, “thoáng hương tràm” hoá thành cây cầu kì diệu vượt thời gian, không gian, (2) vượt lên thực tế không thể khác – “trái tim em không trao anh nữa” – (3) để nối xa thành gần, biến đổi thay, phai bạc trở thành gắn kết, vĩnh viễn, sự xa cách đôi đường trở thành mối chung tình bền chặt, (4) “em” và “anh” trở thành “ta” – “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”,...

Ý nào trong đoạn phân tích trên không đúng?

A. (1), (3)

B. (2)

C. (3), (4)

D. Tất cả các ý trong đoạn phân tích đều đúng.

Câu 2: “Anh vẫn thấy … xôn xao” là cách diễn đạt:

A. Nâng cao tính chất.

B. Độc đáo và tài tình.

C. Trùng điệp và tăng tiến.

D. Gợi cho người đọc một cảm xúc khó tả ngay ở chính bản thân họ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay