Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6_văn bản 1_chiếc lá đầu tiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 1_chiếc lá đầu tiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM
VĂN BẢN 1: CHIẾC LÁ ĐẦU TIÊN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Các từ ngữ “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ chỉ ai?
A. Người yêu của tác giả
B. Chủ thể trữ tình
C. Chủ thể bài thơ
D. Một học sinh
Câu 2: Sự thay đổi tinh tế trong việc sử dụng các đại từ nhân xưng có tác dụng gì?
A. Giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình
B. Giúp tác giả nói thay tâm trạng của người khác
C. Khiến bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tác giả muốn làm gì khi để chủ thể là “anh”?
A. Muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với “em” – mối tình đầu của “anh”.
B. Muốn được cưới “em” - mối tình đầu của “anh” – làm vợ.
C. Muốn được gặp lại “em” dù chỉ là trong giây lát.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Tác giả muốn làm gì khi để chủ thể là “tôi”?
A. Muốn làm thay đổi nhận thức của “bạn” về ngôi trường.
B. Muốn cho tất cả mọi người, trong đó có em, hiểu được rằng để có được ngày hôm nay thì “anh” đã phải trải qua rất nhiều khó khăn.
C. Muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với tất cả mọi người, trong đó có em.
D. Muốn được chia sẻ những dự cảm về một tương lai tươi sáng của ngôi trường mà mọi người cùng với “tôi” đã từng học.
Câu 5: Tác giả muốn làm gì khi để chủ thể là “ta”?
A. Muốn được thấy mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường
B. Muốn tâm tình với chính mình
C. Muốn bộc lộ cảm xúc trào dâng với mọi người
D. Cả B và C.
Câu 6: Ai là tác giả của bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”?
A. Hoàng Nhuận Cầm
B. Lưu Trọng Lư
C. Hoàng Phủ Ngọc Tường
D. Nguyễn Quang Sáng
Câu 7: Bài thơ thuộc thể loại nào?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ tám chữ
C. Thơ thất ngôn bát cú
D. Thơ tự do
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Từ “người” trong dòng thơ “Có lẽ một người đã bắt đầu yêu” có thể được hiểu là:
A. Chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời
B. Chỉ chủ thể trữ tình
C. Chỉ đối tượng trong vòng vây của tình yêu
D. A hoặc B đều được.
Câu 2: “Có lẽ một người đã bắt đầu yêu”. “Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác, điều đó được thể hiện qua từ nào?
A. Có lẽ
B. Một người
C. Đã
D. Bắt đầu, yêu
Câu 3: Chỉ ra phép điệp từ được sử dụng trong văn bản.
A. Điệp từ “em” ở khổ 1
B. Điệp từ “nhớ” ở khổ 4
C. Điệp từ “cứ” ở khổ 6.
D. Cả B và C.
Câu 4: Chỉ ra phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản.
A. Điệp ngữ “chuyện năm” ở khổ 6
B. Điệp ngữ “nỗi nhớ” ở khổ 4.
C. Điệp ngữ “yêu anh” ở khổ cuối.
D. Cả A và B.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.
A. So sánh
B. Điệp cấu trúc
C. Đối xứng
D. Hô ứng
Câu 6: Đâu không phải là một từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
A. Màu vàng
B. Xa rồi
C. Nhớ
D. Các bạn ơi
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ 3, 4, 6 là gì?
A. Góp phần diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, sự tuôn trào của nỗi xúc động, lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, nỗi nhớ, niềm bâng khuâng.
B. Góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật trữ tình trong bài thơ, qua đó thấy được cách nhìn nhận về cuộc đời của tác giả.
C. Tạo nhạc điệu da diết, xao xuyến cho bài thơ.
D. Cả A và C.
Câu 2: Đâu không phải âm thanh / hình ảnh đặc biệt được dùng để thể hiện gián tiếp tình cảm của tác giả?
A. Tiếng ve, tiếng cười
B. Tiếng thở, thời gian
C. Cây bàng, hoa phượng
D. Màu tím của hoa súng, màu đỏ của hoa phượng.
Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Cảm xúc về những năm tháng đáng quên khi còn ngồi trên ghế nhà trường
B. Sự lo lắng cho nền học vấn nước nhà sau cách mạng
C. Tình yêu sâu sắc của những bậc làm cha, làm mẹ dành cho con cái lúc còn đi học
D. Ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời.
Câu 4: “Chiếc lá buổi đầu tiên” có thể là hình ảnh tượng trưng cho:
A. Tình yêu đầu tiên mới chớm nở, cuộc hẹn hò đầu tiên.
B. Kỉ niệm đầu tiên, buổi học, năm học đầu tiên
C. Những xao xuyến, bâng khuâng lạ lẫm đầu tiên của tuổi học trò
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tại sao những thứ mà hình ảnh “Chiếc lá buổi đầu tiên” tượng tượng cho lại rất đẹp và để lại ấn tượng sâu đậm trong kí ức con người?
A. Vì chúng có tính chất “đầu tiên”, thể hiện sự ban sơ, ngây ngô, trong trẻo.
B. Vì chúng có dạng hình chiếc lá, một cái lá đặc biệt.
C. Vì chúng gợi lên những hoài bão mà ta đã từng mơ ước khi còn trẻ.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho đoạn phân tích sau:
“(1) Đoạn thơ thứ năm trích dẫn trực tiếp lời đùa cợt tinh nghịch của bạn học nhằm làm sống động không khí tươi vui của tuổi học trò qua cái nhìn của chủ thể trữ tình. (2) Dẫn lại nguyên văn lời thoại trong thơ cũng là cách thể hiện cảm xúc theo lối trực tiếp. (3) Nhưng ngay sau đó, ở dòng thơ thứ tư, tác giả cho thấy sự yếu kém của mình trong việc kìm nén được cảm xúc trìu mến của mình, chủ thể trữ tình lại thì thầm: “Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao”. (4) Việc đan xen các mẩu đối thoại mang yếu tố tự sự vào mạch trữ tình, kết hợp biểu cảm gián tiếp với biểu cảm trực tiếp như vậy khiến cho lời thơ trở nên đa dạng linh hoạt, âm vang nhiều giọng nói hơn, kỉ niệm càng được khơi sâu, tươi tắn và đáng nhớ hơn.”
Câu nào ở đoạn trên không đúng?
A. (1)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (4)
Câu 2: Qua bài thơ bạn có thể rút ra điều gì?
A. Cần siêng năng, cần cù, chăm chỉ để trở thành con ngoan trò giỏi
B. Cần phải kiếm được người yêu
C. Cần trân trọng từng giây phút được ngồi trên ghế nhà trường
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời Văn bản 1 - Chiếc lá đầu tiên