Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 10_văn bản 3_phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10_văn bản 3_phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN 3: PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM NGÀY XƯA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bài đọc được chia ra làm mấy phần chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Trong khoảng thế kỉ X – XVIII, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng gì là chính?

A. Xe bò

B. Xe ngựa

C. Trượt ván

D. Đi bộ

Câu 3: Trong khoảng thế kỉ X – XVIII, những tộc người nào đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền để vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn?

A. Người Kháng, người La Ha, người Mảng

B. Người Kinh, người Tàu, người Mỹ

C. Người Dao, người Mông, người Tày

D. Không có dân tộc nào có năng lực để làm thuyền ở thời đó cả.

Câu 4: Thuyền của những người Thái, người Cống tuyệt đối không được đóng bằng loại gỗ gì?

A. Gỗ dầu

B. Gỗ trám

C. Gỗ sao

D. Gỗ hương

Câu 5: Cư dân miền núi phía Bắc ngoài dùng thuyền, họ còn dùng phương tiện gì?

A. Bè, mảng

B. Xuồng, ghe

C. Tàu thuỷ

D. Chiến hạm

Câu 6: Đâu là những con đường lưu thông chủ đạo ở miền núi phía Bắc trong nhiều thế kỷ trước?

A. Biển, sông

B. Kênh, rạch

C. Sông, suối

D. Ao, hồ

Câu 7: Cách ngày nay một vài thế kỷ, trước khi lấy vợ, mọi thanh niên người Thái, Kháng, La Ha,… phải vượt qua thử thách gì?

A. Họ phải tự mình vào rừng lấy gỗ, làm cho được một ngôi nhà để chứng tỏ khả năng lập gia đình.

B. Họ phải tự mình vào rừng lấy gỗ, làm cho được một chiếc thuyền đuôi én dùng làm phương tiện đi lại của riêng họ.

C. Họ phải vào rừng sâu để săn cho được một con mãnh thú.

D. Họ phải xuống sông, biển để kiếm cho được một con hà mã.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đặc điểm nào không đúng về thuyền đuôi én của cư dân các dân tộc sống ven sông Đà?

A. Thân thuyền thon dài

B. Mũi thuyền nhọn

C. Đuôi thuyền vuông và được thiết kế cong hẳn lên

D. Đuôi thuyền có dáng dấp hình đuôi chim én.

Câu 2: Thuyền đuôi én loại lớn nhất có thể tải được bao nhiêu hàng hoá?

A. Hàng chục tạ

B. Hạng chục tấn

C. Hàng trăm tấn

D. Hàng ngàn tấn.

Câu 3: Phương tiện vận chuyển phổ biến của người Sán Dìu là gì?

A. Ô tô

B. Thuyền buồm

C. Xe quệt trâu

D. Ngựa

Câu 4: Phương tiện vận chuyển phổ biến của người Mông, Hà Nhì, Dao,… là gì?

A. Ô tô

B. Thuyền buồm

C. Xe quệt trâu

D. Ngựa

Câu 5: Người Tây Nguyên thường sử dụng sức của con vật gì để vận chuyển?

A. Voi

B. Ngựa

C. Trâu

D. Cả A và B.

Câu 6: Ở Tây Nguyên khoảng thế kỉ X – XVIII, voi rừng săn bắt được dùng làm gì?

A. Làm chủ rừng xanh, chiến đầu với thú dữ.

B. Làm voi mồi, voi săn, để vận chuyển hàng hoá, để kéo gỗ, đi lại.

C. Phương tiện vận chuyển và phương tiện chiến đấu chống chiến tranh xâm lược.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Sống ở khu vực nhiều sông suối đã giúp ích gì cho người dân Tây Nguyên trong việc bơi lội?

A. Giúp họ quen tiếp xúc với nước nên họ bơi rất giỏi

B. Có kĩ năng bơi tốt

C. Có kĩ năng đánh cá tốt

D. Không giúp ích gì nhiều

Câu 2: Đâu là một phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên mà gần giống với cái của người phương Bắc?

A. Thuyền độc mộc

B. Xe chở hàng

C. Voi thồ hàng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Văn bản được triển khai thông tin theo cách nào?

A. Theo trình tự thời gian và không gian

B. Phân loại theo nhóm đối tượng.

C. Theo mối quan hệ nhân quả.

D. Theo cách thức câu view của báo mạng.

Câu 4: Thể loại của văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” là gì?

A. Văn bản thông tin

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Tản văn

Câu 5: Chủ đề của văn bản là gì?

A. Phương tiện giao thông

B. Luật giao thông

C. Văn hoá giao thông

D. Tai nạn giao thông

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cách triển khai thông tin trong văn bản này có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc nắm bắt được tiến trình thời gian và không gian của các sự kiện trong văn bản.

B. Giúp người đọc hình dung ra vấn đề, hiểu được vấn đề nhờ sự giải thích cặn kẽ.

C. Giúp người đọc hình dung số lượng thông tin được đề cập đến trong văn bản và thứ tự các thông tin đó.

D. Khiến người đọc muốn lao vào đọc mà không biết rằng đó chỉ là tin câu view.

Câu 2: Tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản này là gì?

A. Khiến người đọc không nghi ngờ những thông tin đưa vào là sai.

B. Nhằm đáp ứng yêu cầu của thể loại văn bản thuyết minh.

C. Giúp người đọc cảm nhận được tính truyền thống, cổ xưa của các dân tộc.

D. Cho thấy bài viết là kết quả của sự nghiên cứu công phu, khoa học.

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 3 - Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số việt nam ngày xưa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay