Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 8_văn bản 1_tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 1_tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 1: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

A. Hồ Chí Minh

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Phạm Văn Đồng

D. Trường Chinh

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3: Tác giả cho rằng lòng yêu nước là:

A. Một khái niệm mới mẻ trong cuộc kháng chiến

B. Một truyền thống quý báu của dân ta.

C. Một tinh thần cần có của dân ta

D. Một loại tình cảm đặc biệt.

Câu 4: Tác giả ví tinh thần yêu nước của dân ta với cái gì?

A. Tinh thần yêu nước của nhân dân Liên Xô

B. Các thứ của quý.

C. Các động vật quý hiếm.

D. Tinh thần dân tộc.

Câu 5: Văn bản này viết về vấn đề gì?

A. Lòng yêu chuộng hoà bình.

B. Bàn về lòng yêu nước.

C. Nhân cách Hồ Chí Minh

D. Sự tàn ác của thực dân Pháp

Câu 6: Vấn đề được bàn luận trong văn bản được thể hiện ngay ở đâu?

A. Nhan đề của văn bản

B. Phần 1

C. Phần 2

D. Toàn văn bản

Câu 7: Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

B. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

C. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

D. Không có câu nào.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Ta có thể phân bố cục của văn bản thành:

A. Nêu ý kiến, giải thích, chứng minh

B. Bối cảnh, ý kiến, phản biện.

C. Mở bài, thân bài, kết bài

D. Không thể phân chia vì văn bản là một khối thống nhất.

Câu 2: Nội dung chính của phần 1 là gì?

A. Nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng.

B. Đưa các ý kiến ngầm chỉ sự độc ác, tàn bạo của quân đội thực dân Pháp nói riêng và quân Đồng minh nói chung.

C. Gợi lên hình ảnh lòng yêu nước của nhân dân ta như một con sóng.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

Câu 3: Nội dung chính của phần 2 là gì?

A. Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng.

B. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nhân dân.

C. Người phát triển các ý kiến cho thấy sự yêu chuộng hoà bình, quý trọng tự do dân tộc, đoàn kết toàn dân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung chính của phần 3 là gì?

A. Người nêu lên cách thức đấu tranh mấu chốt để có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm.

B. Người nêu lên những giá trị truyền thống của đất nước Việt Nam.

C. Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân.

D. Người chỉ ra tình hình đấu tranh ở các nước cũng đang bị xâm lăng như Việt Nam.

Câu 5: Lí lẽ tác giả đã đưa ra cho ý kiến chính là gì?

A. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

B. Những gì mà đồng bào ta ngày nay làm được rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước.

C. Lí do tại sao nhân dân ta có lòng yêu nước.

D. Cả A và B.

Câu 6: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta” là gì?

A. Cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên, đội quân xâm lược rất mạnh.

B. Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,…

C. Tinh thần chiến đấu của Quang Trung

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Những gì mà đồng bào ta ngày nay làm được rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước” là gì?

A. Đoạn “Đồng bào ta … nồng nàn yêu nước”.

B. Tất cả mọi người dân Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa đều đứng lên kháng chiến.

C. Đoạn “Từ các cụ già tóc bạc … quyên đất ruộng cho Chính phủ”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Lí do tại sao nhân dân ta có lòng yêu nước” là gì?

A. Các thứ quý giá.

B. Bổn phận của người dân trong cuộc kháng chiến trường kì

C. Công cuộc tuyên truyền, giải thích, vận động của Đảng và Nhà nước.

D. Không có lí lẽ này.

Câu 3: Các bằng chứng trong phần 2 được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Thời gian rồi đến không gian.

B. Thời gian, không gian, khí thể, kết quả.

C. Thời gian, lứa tuổi, vùng miền, người công nhân – người làm chủ.

D. Người công nhân – người làm chủ, vùng miền, lứa tuổi, thời gian.

Câu 4: Mô hình liệt kê theo mẫu câu “Từ … đến …” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

A. Sự đầy đủ, toàn diện, rộng khắp,… về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta.

B. Khả năng viết văn ở một đẳng cấp cao của Bác.

C. Sự rõ ràng, rành mạch giữa các ý chứng minh tầm quan trọng của lòng yêu nước.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A. Hồ Chủ tịch muốn chứng minh cho nhân dân ta thấy rằng cần phải học hỏi cách làm kinh tế của các nước tư bản.

B. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

C. Hồ Chủ tịch nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề liên quan đến đạo lí con người: Đã là con người, sống trong một nước, thì phải yêu nước đó, hết mình vì dân tộc đó.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao các lí lẽ, bằng chứng được đưa ra có thể làm sáng tỏ mục đích của văn bản?

A. Vì chúng có tính triết lí cao, vượt ra khỏi những tranh cãi thông thường.

B. Vì đây là bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Vì chúng có trong lịch sử và hiện thực cuộc kháng chiến của dân tộc, vô cùng sinh động, phong phú, toàn diện và đầy sức thuyết phục, không ai có thể bác bỏ được.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Qua văn bản này, ta có thể học được gì về cách viết một bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?

A. Cần phải lựa chọn vấn đề nghị luận có tính thực tiễn cao, đang được xã hội quan tâm mạnh mẽ

B. Trình bày các ý một cách rõ ràng, rành mạch

C. Các lí lẽ, bằng chứng đưa ra cần phải chính xác, thực tế, có sức thuyết phục cao tránh những ý chung chung.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay