Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 8_văn bản 3_tượng đài vĩ đại nhất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 3_tượng đài vĩ đại nhất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

VĂN BẢN 3: TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI NHẤT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Tượng đài vĩ đại nhất”?

A. Hồ Chí Minh

B. Uông Ngọc Dậu

C. Phạm Văn Đồng

D. Một người lính

Câu 2: Văn bản này thuộc thể loại gì?

A. Tản văn

B. Tuỳ bút

C. Tự sự

D. Nghị luận.

Câu 3: Ta có thể nhận xét gì về những chứng cứ được đưa ra trong bài đọc?

A. Chân thực, có sức lay động người đọc, điển hình

B. Mang tính thơ ca cao, không có nhiều sức thuyết phục

C. Có tính hình ảnh, âm thanh

D. Không thiết thực, lan man, dài dòng

Câu 4: Tác giả cho rằng trên dải đất hình chữ S này, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất đều thành sự tích, đều in bóng những ai?

A. Toàn bộ người dân Việt Nam

B. Những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc.

C. Nhà nhà thơ, nhà văn, nhà báo cách mạng.

D. Quân đội xâm lược đã ngã xuống.

Câu 5: Tác giả cho rằng nơi đâu có dấu tích của cuộc chiến tranh vệ quốc?

A. Miền Bắc

B. Miền Nam

C. Cả A và B.

D. Bất cứ nơi nào.

Câu 6: Văn bản được viết nhân ngày gì?

A. Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12

B. Ngày thành lập Đảng CSVN 03/02

C. Thương binh liệt sĩ 27/07

D. Giải phóng miền Nam 30/04

Câu 7: Văn bản viết về vấn đề gì?

A. Viết về cách chiến đấu thông minh của quân đội Việt Nam, nhằm giáo dục học sinh về việc phải biết mình biết ta thì mới có thể thành công.

B. Đề cập đến nỗi sợ hãi của tác giả khi nghĩ rằng một ngày nào đó con cháu sẽ quên hết lịch sử dân tộc.

C. Nêu lên ý nghĩa của những tấm gương hi sinh dũng cảm vì Tổ quốc, nhằm giáo dục lòng biết ơn đối với những người đã có công với Tổ quốc, thực hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Vì sao có thể cho rằng vấn đề được nói đến trong văn bản rất đáng quan tâm?

A. Vì đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất nhiều người đã hi sinh vì Tổ quốc

B. Vì cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ biết sống đúng đắn để xứng đáng với những người đã khuất

C. Vì chúng ta phải biết ơn những thế hệ cha anh đã ngã xuống để có cuộc sống hoà bình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Mục đích của văn bản này là gì?

A. Nhằm nêu lên và thuyết phục người đọc về vấn đề: Để có cuộc sống hoà bình hôm nay, biết bao lớp người đi trước đã ngã xuống vì Tổ quốc.

B. Nhằm nêu lên và thuyết phục người đọc về vấn đề: Để có được chiến thắng trước những kẻ thù mạnh, chúng ta cần có những người có tri thức thực sự thay vì con ông cháu cha.

C. Giải thích và bàn luận về vấn đề: Tượng đài vĩ đại nhất.

D. Đi tìm hiểu đâu mới là tượng đài vĩ đại nhất của dân tộc.

Câu 3: Tác giả muốn nhắc nhở mọi người điều gì qua văn bản?

A. Cần thấy được cái hay trong phương thức tác chiến của quân đội Việt Nam.

B. Cần ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha anh.

C. Công lao của việc dựng bia ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung chính của phần số 3 là gì?

A. Chỉ ra rằng rất nhiều nhà yêu nước biết phải chết nhưng vẫn lạc quan, vẫn chiến đấu đến cùng.

B. Chỉ ra tinh thần yêu chính nghĩa, căm ghét chiến tranh phi nghĩa.

C. Nêu lên cách hi sinh của người Việt cũng rất đáng tự hào và có ý nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung phần số 3?

A. Cách hi sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.

B. Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng.

C. Hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt bớ tù đày, tra tấn bằng đủ các thứ cực hình, vẫn một dạ trung kiên.

D. Trước cái chết, họ vẫn không ngừng đấu tranh, không khuất phục kẻ thù.

Câu 6: Nội dung của phần số 3 liên quan đến đề tài và chủ đề của văn bản như thế nào?

A. Nó làm thay đổi cấu trúc thường thấy của loại văn bản này.

B. Nó làm rõ cho đề tài và chủ đề của văn bản.

C. Nó có mối quan hệ sâu sắc, ẩn chứa những điều quan trọng của đề tài và chủ đề của văn bản.

D. Cả B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Tượng đài vĩ đại nhất” mà tác giả muốn nói tới là gì?

A. Tượng đài mẹ Thứ - Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam

B. Hình hài Tổ quốc, có máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ, qua bao thăng trầm vẫn nguyên ven, tròn đầy.

C. Dân tộc với cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do, ngày một ấm no, hạnh phúc.

D. Cả B và C.

Câu 2: Dựa vào câu trả lời ở câu 1 phần Vận dụng. Vì sao đó lại là “tượng đài vĩ đại nhất”?

A. Vì đây không phải là một tượng đài vật chất cụ thể mà là hình Tổ quốc, là đất nước luôn thống nhất toàn vẹn, là dân tộc được hoà bình, ấm no, hạnh phúc,…

B. Vì chỉ có tượng đài như thế thì mới xứng đáng với sự hi sinh to lớn của những lớp người đi trước và mới thực sự có ý nghĩa.

C. Vì đây là một tượng đài có kích cỡ khổng lồ, được đầu tư, xây đắp, thiết kế vỗ cùng công phu, thể hiện ước nguyện của cả dân tộc.

D. Cả A và B.

Câu 3: Câu “Ngay cả dáng núi Vọng Phu suốt chiều dài đất Việt cũng luôn quay về hướng đông, nơi có Mặt trời lên mỗi sáng, bình minh…” muốn nói điều gì?

A. Núi Vọng Phu cũng bị chi phối bởi tinh thần quật cường của các chiến sĩ.

B. Núi Vọng Phu hướng ra biển, nhận được nhiều ánh nắng mặt trời.

C. Tinh thần luôn kiên trung hướng về tương lai, hướng về ánh sáng, bình minh, luôn hi vọng vào ngày mai tươi sáng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung trong văn bản này có liên quan gì đến bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

A. Nó làm nổi bật lí do tại sao người Việt Nam yêu nước, một luận điểm trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

B. Nó làm sáng rõ hơn cho vấn đề Bác Hồ đã nêu lên trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

C. Nó xây dựng nên mối quan hệ mệnh đề - kết quả, tăng cường tính lập luận cho nhau.

D. Không có gì liên quan.

Câu 5: Nội dung văn bản mang lại cho ta những hiểu biết gì?

A. Rất nhiều đồng bào ta đã phải bỏ mạng tại chiến trường khốc liệt.

B. Lịch sử đất nước.

C. Cách làm một bài văn nghị luận xã hội.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác giả muốn khẳng định điều gì qua văn bản?

A. Muốn chiến thắng được kẻ thù hùng mạnh ngoài việc có ý chí kiên định thì còn cần phải có những kĩ thuật chiến đấu phù hợp.

B. Hình bóng của các anh hùng chiến sĩ vẫn còn trong tâm trí của những kẻ xâm lược vì chúng quá hãi hùng.

C. Các con đường từ bắc vào nam một phần rất lớn là nhờ công của các chiến sĩ.

D. Tượng đài vĩ đại nhất là hình hài Tổ quốc nguyên vẹn, tròn đầy; là dân tộc với cuộc sống hoà bình, độc lập, tự do, ngày một ấm no, hạnh phúc.

Câu 2: Để làm rõ mục đích của văn bản, tác giả đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, vừa khái quát như phần nào, vừa rất cụ thể như phần nào?

A. Khái quát: phần 1, 4; cụ thể: phần 2, 3

B. Khái quát: phần 1, 2, 4; cụ thể: phần 3

C. Khái quát: phần 1; cụ thể: phần 2, 3, 4

D. Tất cả các phần đều vừa khái quát, vừa cụ thể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay