Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều bài 9_văn bản 2_người ngồi đợi trước hiên nhà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9_văn bản 2_người ngồi đợi trước hiên nhà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)

BÀI 9: TUỲ BÚT VÀ TẢN VĂN

VĂN BẢN 2: NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Tác giả Huỳnh Như Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1954

B. 1955

C. 1956

D. 1957

Câu 2: Những vấn đề liên quan tới chủ đề, đề tài của tác phẩm là?

A. Hi sinh

B. Mất mát

C. Tổn thất xương máu cha anh.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Vì sao dì Bảy biết dượng Bảy vẫn còn sống?

A. Kịp nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình

B. Gửi tặng dì một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân.

C. Suy nghĩ của dì Bảy

D. A và B đúng

Câu 4: Bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” viết về ai?

A. Dì Hai

B. Dì Tám

C. Dì Sáu

D. Dì Bảy

Câu 5: Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp phương thức tự sự và miêu tả?

A. Thể hiện được thái độ

B. Tình cảm của người viết bên cạnh việc kể chuyện.

C. Thể hiện tâm trạng

D. A và B đúng

Câu 6: Chi tiết thể hiện thủy chung và tình nghĩa của dì Bảy?

A. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.

B. Ngày hòa bình, dì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì đã không còn rung động.

C. Dù cho có cô đơn, lẻ loi dì Bảy vẫn một lòng thủy chung với người chồng đã khuất của mình

D. Cả 3 đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra một số câu hoặc đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả.

A. "Mỗi lần về thăm, ngồi bên mâm cơm đạm bạc với dì, tôi chợt nghĩ nếu ngày đó dì đi bước nữa, thì liệu bây giờ dì có được hạnh phúc hay không. [...]"

B. "Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ."

C. Không có câu văn nào cả.

D. Cả A và B đúng

Câu 2: Các câu văn ở câu 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với dì Bảy?

A. Yêu thương

B.  Quan tâm

C. Vui buồn cùng dì

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Tính cách thể hiện ở dì Bảy?

A. Yêu thương chồng

B. Thủy chung, tình nghĩa

C. Đau khổ

D. A và B đúng

Câu 4: Thông điệp, ý nghĩa của văn bản?

A.  Ca ngợi đức hi sinh cao cả, thầm lặng, phẩm chất thủy chung, tình nghĩa của những người vợ có chồng tham gia chiến tranh.

B. Xót thương cho những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường.

C. Tố cáo chiến tranh tàn ác đã đẩy những gia đình vào cảnh li tán, chia lìa.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Chi tiết thể hiện sự đau thương của gia đình dượng Bảy?

A. Chỉ một tháng sau khi lấy vợ đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.

B. Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.

C. Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân.

D. A và B đúng

Câu 6: Gia cảnh của dượng Bảy?

A. Dượng Bảy người Tam Kỳ (Quảng Nam)

B. Mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi

C. Được đơn vị làm lễ cưới

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Chi tiết yêu thương chồng con của dì Bảy?

A. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân.

B. Cầu nguyện cho dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.

C. Mùa quà bánh cho các con

D. A và B đúng

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” viết về sự việc gì?

A. Sự chờ đợi dượng Bảy

B. Tình yêu của dì Bảy

C. Lòng thủy chung của dượng Bảy

D. Tình cảm với các con của dì Bảy

Câu 2: Trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”, tác giả đã kết hợp phương thức tự sự nào với phương thức nào?

A. Phương thức tự sự

B. Phương thức kể chuyện

C. Phương thức miêu tả

D. Cả A và C đúng

Câu 3: Có người nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Ý kiến trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Văn bản chia làm mấy phần?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5: Cách thể hiện tình yêu gia đình?

A. Thỉnh thoảng dượng lại gửi thư về, lá thư được gói trong bọc ni-lông bé tí

B. Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn

C. Khi bị lỡ mất chuyến xe về thăm gia đình. Dượng nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì chiếc nón bài thơ.

D. Cả 3 đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả có suy nghĩ gì?

A. Dì có được hạnh phúc không

B. Dì có được nhiều con cái

C. Dì có nhiều người theo đuổi

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Việc nhắc tên thật của dì Bảy ở đây có tác dụng gì?

A. Cho mọi người thấy chân thực

B. Tin đây là câu chuyện có thật

C. Nội dung sâu sắc hơn

D. Cả 3 đáp án trên

=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Người ngồi đợi trước hiên nhà

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay