Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Người ngồi đợi trước hiên nhà
Giáo án tiết: Văn bản 2 - Người ngồi đợi trước hiên nhà sách ngữ văn 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Văn bản 2 - Người ngồi đợi trước hiên nhà
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều cả năm
Ngày soạn:…..…/..…../……
Ngày dạy:……./……/…….
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
TIẾT…: VĂN BẢN 2. NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ
(Huỳnh Như Phương)
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của các tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép.
- HS phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,… của bài tản văn.
- Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tản văn; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
- Phẩm chất:
- HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Huỳnh Như Phương;
- Máy tính, máy chiếu, video clip;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Người ngồi trước hiên nhà.
- Nội dung: GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS trả lời.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS..
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu lên nhiều câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận trả lời:
+ Em có hiểu biết gì về những hi sinh, mất mát của dân tộc và nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm?
+ Hãy nêu lên một ví dụ về sự hi sinh, mất mát đối với người phụ nữ trong cuộc kháng chiến mà em cho là mất mát lớn nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ bản thân để suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước cả lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá chia sẻ, câu trả lời thú vị của HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV liên hệ để dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học trước, chúng ta đã được học về hình ảnh cây tre quật cường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu một hình ảnh vô cùng đẹp khác, nhưng lại rất buồn về tình cảm vợ chồng trong cuộc kháng chiến ngày xưa. Hãy cùng bước vào văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà nhé!
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. - GV kiểm tra việc HS đọc VB khi ở nhà, lưu ý HS mục đích của các câu hỏi ở cột bên phải VB trong khi đọc VB. - GV chú ý HS những điều khi đọc tản văn và yêu cầu các em trả lời: + Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)? + Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó. + Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào? + Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả? - GV yêu cầu HS tóm tắt VB. - GV yêu cầu HS tra cứu Internet để tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương và thông tin về những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, GV yêu cầu HS tra cứu các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết khó trong VB. - GV chiếu tranh minh họa sau và đặt câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề VB có mối liên hệ gì? - GV yêu cầu HS phân chia bố cục và khái quát nội dung chính từng phần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc VB, tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi gợi mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS trình bày phần tìm hiểu của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. - HS trả lời câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đều làm nối bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. - GV bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả Huỳnh Như Phương. + Huỳnh Như Phương (1925 – 1991) là nhà giáo chuyên giảng dạy lí thuyết văn học ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. + Lúc chưa tời 20 tuổi, ông đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như “Trình Bày”, “Đối Diện”. | I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa), một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến lúc già. - Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và biểu cảm. Sự biểu cảm thể hiện qua lời người kể chuyện, nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể. - Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chống thân yêu của mình. - Yếu tố ngôi kể đã bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
2. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Tên khai sinh: Huỳnh Như Phương. - Quê quán: Quảng Ngãi - Năm sinh: 1955 - Thể loại sáng tác: Phê bình văn học. - Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008),…
b) Tác phẩm - Xuất xứ: Trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018. - Thể loại: tản văn - Bố cục: + Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.. + Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận. + Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều cả năm