Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Ôn tập bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 1. TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN (PHẦN 2)

Câu 1: Trong bài thơ sau đây, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?

Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế

Khế trong vườn thêm một tý rau thơm

Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ

Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!

(Chế Lan Viên)

  1. Từ ngữ địa phương
  2. Biệt ngữ xã hội
  3. Từ toàn dân
  4. Danh từ

Câu 2: Từ địa phương "má" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì?

  1. Mẹ
  2. Ngoại
  3. Nội

 

Câu 3: Từ ngữ địa phương là gì?

  1. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
  2. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định
  3. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
  4. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

Câu 4: Trong giao tiếp, chúng ta có nên sử dụng thường xuyên các từ ngữ địa phương không?

  1. Không

 

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây có thể sử dụng từ ngữ địa phương để diễn tả?

  1. Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
  2. Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
  3. Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.
  4. Khi làm những bài tập làm văn do cô giáo phân công.

Câu 6: Trong văn bản Buổi học cuối cùng, qua những chi tiết miêu tả về trang phục, lời nói, hành động, thái độ... cho ta thấy thầy Ha Men là người như thế nào?

  1. Một người thầy yêu nghề, đầy nhiệt huyết
  2. Một người dân yêu nước và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vê đất nước
  3. Một người luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói của dân tộc
  4. Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc

Câu 7: Đoạn trích Buổi học cuối cùng có mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 8: Buổi học cuối cùng thuộc thể loại gì?

  1. Tiểu thuyết
  2. Tùy bút
  3. Truyện ngắn
  4. Tản văn

Câu 9: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Buổi học cuối cùng là?

  1. Miêu tả
  2. Biểu cảm
  3. Nghị luận
  4. Tự sự

Câu 10: Văn bản Buổi học cuối cùng được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ hai
  3. Ngôi thứ ba
  4. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 11: Tác giả của bài Dọc đường xứ Nghệ là ai?

  1. Nguyễn Tuân
  2. Nguyễn Du
  3. Bùi Sơn Tùng
  4. Thành Long

Câu 12: Bùi Sơn Tùng sinh ra và lớn lên ở đâu?

  1. Hà Nội
  2. Nghệ An
  3. Hà Nam
  4. Đà Nẵng

Câu 13: Bùi Sơn Tùng là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về ai?

  1. Lãnh tụ Hồ Chí Minh
  2. Võ Nguyên Giáp
  3. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
  4. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Câu 14: Tác phẩm nổi tiếng nhất của Bùi Sơn Tùng là bài nào?

  1. Lặng lẽ Sa Pa
  2. Búp sen xanh
  3. Bếp lửa
  4. Đồng chí

Câu 15: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được trích từ tác phẩm nào?

  1. Bên khung cửa sổ
  2. Người thầy đầu tiên
  3. Búp sen xanh
  4. Nhớ nguồn

Câu 16: Đoàn Giỏi là thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa nào?

  1. I, III, IV
  2. II, III, IV
  3. I, II, IV
  4. I, II, III

Câu 17: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của tác giả nào?

  1. Tố Hữu
  2. Tô Hoài
  3. Kim Lân
  4. Đoàn Giỏi

Câu 18: Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng trích từ tác phẩm nào của Đoàn Giỏi?

  1. Đường về gia hương (1948)
  2. Cá bống mú (1956)
  3. Đất rừng phương Nam (1957)
  4. Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)

Câu 19: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng thuộc chương mấy của tác phẩm Đất rừng phương Nam?

  1. Chương 7
  2. Chương 8
  3. Chương 9
  4. Chương 10

Câu 20: Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng được chia thành mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 21: Đoạn trích Buổi học cuối cùng được kể bằng lời của nhân vật nào?

  1. Phrăng
  2. Phăng-tin
  3. Thầy Ha-men
  4. Cụ Hô-de

Câu 22: Cho hai đoạn thơ sau

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm dang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, dầy sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Hai từ “bẹ” và “bắp” có thể được thay thế bằng từ ngữ toàn dân nào khác?

  1. Ngô
  2. Khoai
  3. Sắn
  4. Lúa mì

Câu 23: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  1. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  2. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  3. Để tô đậm tính cách nhân vật
  4. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 24: Từ “mô” trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì?

“Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví”

  1. tập hợp những tế bào có cùng một chức năng
  2. khối đất đá không lớn lắm, nổi cao hơn xung quanh
  3. (Từ địa phương) nghĩa là “đâu”, “nào”
  4. (Từ địa phương) nghĩa là “không phải”

Câu 25: Các từ in đậm trong đoạn thơ trên là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?

“Đồng chí nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe

  1. Miền Bắc
  2. Miền Trung
  3. Miền Nam
  4. Đây là từ ngữ toàn dân

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay