Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều Ôn tập bài 4. Nghị luận văn học (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 4. Nghị luận văn học (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơ

ÔN TẬP BÀI 4. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (PHẦN 2)

Câu 1: Xác định chủ ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

  1. Chợ Năm Căn
  2. Nằm sát
  3. Bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  4. Chủ ngữ được lược bỏ

 

Câu 2: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  1. Những cánh hoa mai trên đồi.
  2. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  3. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  4. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

 

Câu 3: Văn bản bàn về vấn đề gì trong truyện Đất rừng phương Nam?

  1. Thiên nhiên và con người
  2. Thiên nhiên và động vật
  3. Con người và loài vật
  4. Con người và loài vật

Câu 4: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?

  1. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
  2. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau
  3. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ
  4. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang

 

Câu 5: Từ “chắt chiu” trong câu “Dành từng quả chắt chiu” có nghĩa gì?

  1. Tiết kiệm, dè sẻn
  2. Giữ gìn, nâng niu
  3. Quan tâm, chăm sóc
  4. Âu yếm, vỗ về

 

Câu 6: Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm bao nhiêu?

  1. 1951
  2. 1952
  3. 1953
  4. 1954

Câu 7: Địa danh nào là quê quán của nhà văn Lê Phương Liên?

  1. Hà Nam
  2. Hà Tĩnh
  3. Hà Nội
  4. Vĩnh Phúc

 

Câu 8: Nhà văn Lê Phương Liên trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?

  1. 1980
  2. 1981
  3. 1982
  4. 1983

Câu 9: Đâu không phải sáng tác của nhà văn Lê Phương Liên?

  1. Bông hoa phấn trắng
  2. Khúc hát hạnh phúc
  3. Khi mùa xuân đến
  4. Hoa dọc chiến hào

Câu 10: Tác phẩm “Bông hoa phấn trắng” ra đời năm bao nhiêu?

  1. 1999
  2. 2001
  3. 2002
  4. 2003

 

Câu 11: Nhà văn Bùi Hồng được trao tặng giải thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội nhà văn Việt Nam cho tác phẩm nào?

  1. Cá rô con không vâng lời mẹ
  2. Trên đất Cẩm Bình
  3. Mười năm ghi nhận
  4. Hương cây – mối tình đầu của tôi

Câu 12: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam do ai sáng tác?

  1. Nguyên Hồng
  2. Bùi Hồng
  3. Nam Cao
  4. Nguyễn Tuân

Câu 13: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam được chia làm mấy phần?

  1. 2 phần
  2. 3 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

Câu 14: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam là gì?

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 15: Thể loại của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam là gi?

  1. Tiểu thuyết
  2. Văn bản tự sự
  3. Văn bản nghị luận
  4. Văn bản miêu tả

 

Câu 16: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ-vị làm thành phần câu?

  1. Mẹ về là một tin vui.
  2. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
  3. Chúng tôi đã là xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.
  4. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

Câu 17: ‘' Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn." Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  4. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 18: Trong các câu sau, câu nào không dùng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ?

  1. Mẹ về là một tin vui.
  2. Mẹ tôi luôn dậy sớm.
  3. Chúng tôi đã làm xong bài tập thầy giáo ra.
  4. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.

Câu 19: “Con thuyền chở gạo đang sang sông.” Câu văn có dùng cụm C-V để mở rộng thành phần nào?

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
  4. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 20: Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?

Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

  1. một
  2. hai
  3. ba
  4. nhiều

Câu 21: Theo Đinh Trọng Lạc, Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà Ò…ó…o của Trần Đăng Khoa ở điểm nào?

  1. Mang giá trị nghệ thuật hơn
  2. Liên tưởng sâu sắc hơn
  3. Lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi
  4. Đơn giản, dễ hiểu hơn

Câu 22: Theo Đinh Trọng Lạc, khổ thơ nào của bài thơ Tiếng gà trưa hay nhất, cảm động nhất

  1. Khổ thơ thứ nhất
  2. Khổ thơ thứ hai
  3. Khổ thơ thứ ba
  4. Khổ thơ cuối

Câu 23: Bài thơ "Tiếng gà trưa" được viết chủ yếu theo thể thơ nào?

  1. Lục bát.
  2. Bốn chữ.
  3. Song thất lục bát.
  4. Năm chữ.

Câu 24: Mạch cảm xúc trong bài "Tiếng gà trưa" diễn biến theo trình tự nào?

  1. quá khứ - hiện tại
  2. hiện tại – quá khứ - hiện tại
  3. quá khứ - hiện tại - tương lai
  4. hiện tại - quá khứ - tương lai

Câu 25: Hình ảnh, kỉ niệm của tuổi thơ nào đã được gợi lại từ Tiếng gà trưa?

  1. Hình ảnh đàn gà, tiếng bà mắng cháu, hình ảnh người bà
  2. Tiếng bà mắng cháu, hình ảnh mâm cơm tuổi thơ
  3. Hình ảnh người bà, hình ảnh bếp lửa, hình ảnh cánh đồng lúa chín
  4. Hình ảnh quả trứng, hình ảnh đàn gà, hình ảnh người bà

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay