Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 6_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: HÀNH TRÌNH TRI THỨC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: “Tôi đã trải qua bao năm tháng khó khăn, khổ cực. Nhưng thực sự thì tôi không thành công.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

A. Thực sự

B. Nhưng

C. Đã

B. Không

Câu 2: “Anh ấy học tập chăm chỉ hơn tôi trong kì vừa rồi. Vì thế, kết quả học tập của anh ấy tốt hơn tôi.”

Từ nào trong đoạn trên thể hiện phép nối?

A. Ấy

B. Tôi

C. Vì thế

D. Vừa rồi

Câu 3: “Ronaldo có tên trong danh sách dự World cup của đội tuyển Bồ Đào Nha. Như vậy đây là lần thứ năm tiền đạo hay nhất thế giới tham dự đấu trường danh giá này.”

Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?

A. Tiền đạo hay nhất thế giới.

B. Đấu trường danh giá này.

C. Như vậy đây là, tham dự

D. Cả A và B.

Câu 4: “Ở độ tuổi 30, nhà khoa học trẻ XYZ đã tìm ra cách chữa căn bệnh ABC. Anh ấy thật là một tài năng kiệt xuất.”

Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?

A. Anh ấy

B. Tài năng

C. Thật là

D. Cả A và B.

Câu 5: “Bà là người lớn tuổi nhất trong gia đình. Bà luôn dạy tôi phải học tốt.”

Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép lặp?

A. Bà

B. Luôn

C. Phải

D. Tốt

Câu 6: “Bố tôi mua cho tôi một cái máy tính xịn. Tuy vậy máy tính là thứ không nên dùng.”

Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép lặp?

A. Tuy vậy

B. Không nên

C. Máy tính

D. Dùng

Câu 7: “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.”

Chỉ ra phép liên tưởng trong đoạn trích trên.

A. Lớp, hình treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)

B. Mùi hương, tường, vật riêng (trường liên tưởng: mùi của vật dụng)

C. Xông lên, treo, thấy, ngồi (trường liên tưởng: hành động)

D. Lạ, hay, riêng (trường liên tưởng: đặc điểm)

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: “Mặc dù đã có những sự khắc phục mạnh mẽ nhưng hậu quả nó để lại vẫn là rất đáng kể.”

Phép liên kết được sử dụng trong câu trên là gì?

A. Phép lặp

B. Phép nối

C. Phép thế

D. Phép tương phản

Câu 2: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp lớn lao cho dân tộc. Vậy nên, Người được tất cả mến mộ.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép kết quả

Câu 3: “Thế giới đang đi theo những chiều hướng tích cực. Nó vận động theo xu hướng toàn cầu hoá.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép kết quả

Câu 4: “Để dẫn tới hậu quả như ngày hôm nay, tôi phải là người gánh chịu trách nhiệm. Tôi đã không hiểu đúng ý của họ.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép nguyên nhân

Câu 5: “Căn nhà ấy đã cho tôi bao nhiêu kỉ đẹp. Giờ đây, nó đã bị bán đi và chúng tôi đến ở một căn nhà khác.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Cả B và C.

Câu 6: “Biết bao danh sĩ đã nhờ sự đọc sách, sự tự học mà khỏi chán đời. Những nỗi đau khổ nhờ đó mà bớt nhói.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Đọc sách, tự học (trường liên tưởng: học tập)

B. Chán đời, nỗi đau khổ (trường liên tưởng: bệnh âu sầu)

C. Nhờ, khỏi, bớt (trường liên tưởng: hành động loại trừ)

D. Không có.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào nói đúng về biểu hiện của phép nối?

A. Câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước.

B. Câu trước từ ngữ thể hiện quan hệ nhân quả.

C. Câu giữa mang tính trung lập, kết nối hai câu cạnh nó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào nói đúng về biểu hiện của phép thế?

A. Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

B. Từ ngữ ở câu sau thế chỗ cho từ ngữ ở câu trước.

C. Thay thế một cấu trúc đã biến đổi ở câu trước vào câu sau.

D. Cả A và B.

Câu 3: Câu nào nói đúng về biểu hiện của phép lặp?

A. Câu sau mô phỏng lại cấu trúc của câu trước.

B. Câu sau lặp lại chủ ngữ của câu trước.

C. Các đại từ sẽ được lặp lại.

D. Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết.

Câu 4: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Kẻ mạnh, kẻ (trường liên tưởng: con người trong văn học)

B. Giẫm lên, thoả mãn, giúp đỡ (trường liên tưởng: hành động)

C. Kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ, kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình (trường liên tưởng: quan điểm về kẻ mạnh)

D. Không có.

Câu 5: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.”

Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép nối

C. Phép thế

D. Cả ba phương án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Khi tôi ra đến bãi biển, tôi đã mua rất nhiều kem. Món quà gửi lại cho anh trai chẳng đáng là bao.”

Phép liên kết được sử dụng trong đoạn trên là gì?

A. Phép lặp

B. Phép nối

C. Phép thế

D. Không có.

Câu 2: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm trước.”

Các phép liên kết trong đoạn trích trên bao gồm:

A. Phép thế, phép lặp từ ngữ

B. Phép liên tưởng, phép lặp từ ngữ

C. Phép thế, phép nối

D. Cả 4 phép.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay