Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4_Đọc_Cốm Vòng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: TRÍ TUỆ DÂN GIAN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng của biện pháp tu từ nói quá?

A. Nói quá là biện pháp tu từ có tác dụng điều chỉnh tính chất của diễn ngôn theo một phương thức nhất định, tuỳ thuộc vào người nói.

B. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

C. Nói quá là một biện pháp tu từ có tính chất tổng quát, bao trùm lên nhiều đặc điểm ngôn ngữ tự nhiên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

A. Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối

B. Đêm tháng năm, ngày tháng mười

C. Đã sáng, đã tối

D. Không có biện pháp nói quá ở trong câu này.

Câu 3: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

A. Thánh thót như mưa ruộng cây, đắng cay muôn phần.

B. Cày đồng đang buổi ban trưa, ai ơi bưng bát cơm đầy

C. Ban trưa, ruộng cày, muôn phần.

D. Thánh thót như mưa ruộng cầy

Câu 4: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

A. Làm nên tất cả

B. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

C. Sỏi đá cũng thành cơm

D. Biện pháp nói quá không được sử dụng trong câu này.

Câu 5: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

“Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.”

A. Đi lên đến tận trời

B. Cứ yên tâm … chỉ … thôi

C. Từ giờ đến … tận trời được.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thành ngữ là gì?

A. Là tổ hợp các từ thường đi kèm với nhau.

B. Là một thuật ngữ chỉ nhóm các từ ngữ đặc biệt như: biệt ngữ, tiếng lóng, từ thông tục,…

C. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

D. Là các câu thơ, câu hát mang tính dân gian, biểu thị ý nghĩa sinh động, trào lộng.

Câu 7: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.”

A. Tắt lửa tối đèn

B. Như thế thì hay là

C. Phòng khi tối lửa tắt đèn có … nào … thì

D. Anh đã nghĩ

Câu 8: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

A. Lên thác xuống ghềnh

B. Nước non lận đận

C. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

D. Không có thành ngữ nào

Câu 9: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì.”

A. Sơn hào hải vị

B. Nem công chả phượng

C. Đến ngày lễ, chẳng thiếu thứ gì

D. Cả A và B.

Câu 10: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời.”

A. Nghĩ bụng, lợi biết bao nhiêu

B. Khoẻ như voi, tứ cố vô thân.

C. Lân la gợi chuyện, kết nghĩa anh em

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Hãy chỉ ra thành ngữ trong câu dưới dây:

“Cho hỏi khí không phải ngôi nhà này đã trải qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn giữ được nét cổ kính đơn sơ?”

A. Khí không phải

B. Qua bao nhiêu năm tháng mà giờ vẫn còn

C. Cổ kính đơn sơ.

D. Không có thành ngữ.

Câu 12: Đâu không phải là thành ngữ?

A. Đẽo cày giữa đường

B. Ếch ngồi đáy giếng

C. Con kiến và con mối

D. Thầy bói xem voi.

Câu 13: Đâu không phải là thành ngữ?

A. Lời ăn tiếng nói

B. Có công mài sắt có ngày nên kim

C. Ngày lành tháng tốt

D. No cơm ấm cật

Câu 14: Cho câu thơ:

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”

Biện pháp nói giảm nói tránh được thể hiện qua từ ngữ nào?

A. Đi

B. Đi, đẹp

C. Ơi

D. Ơi, đang

2. THÔNG HIỂU (13 câu)

Câu 1: Tìm những từ ngữ sử dụng biện pháp nói quá trong câu sau:

“Tôi là một nhân vật quyền lực và rất có uy tín tại đây, thế nên, đâu thể nào cho phép những chuyện như cơm bữa đó xảy ra được.”

A. Rất có uy tín tại đây

B. Đâu thể nào cho phép

C. Chuyện như cơm bữa.

D. Biện pháp nói quá không được sử dụng trong câu này.

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây có sử dụng biện pháp tu từ nói quá?

A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

B. Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Ruộng không phân như thân không của.

D. Chuồng gà hướng Đông cái lông chẳng còn.

Câu 3: “Ở nơi ……….. thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.”

Điền vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá.

A. Ruột để ngoài da

B. Chó ăn đá gà ăn sỏi

C. Nước mặn đồng chua

D. Kinh tế đi đầu

Câu 4: “Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng ……..”

Điền vào chỗ trống thành ngữ để tạo biện pháp tu từ nói quá.

A. Nở từng khúc ruột.

B. Ruột để ngoài da

C. Bầm gan tím ruột

D. Vắt chân lên cổ.

Câu 5: X là một chiến binh đã xông pha qua hàng trăm trận mạc, lập được vô số chiến tích. Chính điều đó đã giúp cho ông có một thân hình cường tráng, đao kiếm khó làm lay chuyển.

Thành ngữ dùng biện pháp nói quá nào dưới đây phù hợp để mô tả X?

A. Mình đồng da sắt

B. Thịt trâu dai ngoách

C. Dời non lấp biển

D. Cục đá di động

Câu 6: Đâu là thành ngữ?

A. Bách chiến bách thắng

B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

C. Tấc đất tấc vàng.

D. Con trâu là đầu cơ nghiệp.

Câu 7: Đâu là thành ngữ?

A. Thăm thẳm chiều buông / Một trái tim buồn

B. Bảy nổi ba chìm

C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Thành ngữ “Long tranh hổ đấu” có nghĩa là gì?

A. Chỉ sự tranh giành, đấu đá quyệt liệt giữa những thế lực mạnh

B. Cuộc đấu giữa rồng và hổ đánh nhau trong truyện, phim

C. Một khung cảnh đầy mạnh mẽ, toát lên hào khí ngất trời.

D. Cả A và C.

Câu 9: Thành ngữ “Như hổ (mọc) thêm cánh” có nghĩa là gì?

A. Con hổ mọc thêm cánh, có thể bay được

B. Chỉ việc một ai đó, một tổ chức,… có quá nhiều lợi thế, dễ dàng áp đảo các đối thủ khác.

C. Chỉ ham muốn khát khao mãnh liệt của một bậc võ sư

D. Được voi đòi tiên.

Câu 10: Thành ngữ “Toạ sơn quan hổ đấu” gần nghĩa với thành ngữ nào sau đây?

A. Ngư ông đắc lợi

B. Mở cờ trong bụng

C. Thần giao cách cảm

D. Như mèo thấy mỡ.

Câu 11: Thành ngữ “Thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” có nghĩa là gì?

A. Nâng chân lên rồi hạ tay xuống, thường để chỉ một đường võ phổ biến hiện nay.

B. Chỉ việc tung cước, đấm đá đẹp mặt trong biểu diễn võ thuật

C. Chỉ sự bất ổn, lúc lên lúc xuống.

D. Chỉ việc đánh nhau đánh nhau nhỏ giữa hai hay một vài người, hoặc việc một người đánh người khác do người đó nóng nảy, không kìm chế được tức giận.

Câu 12: Thành ngữ “Mẹ tròn con vuông” có nghĩa là gì?

A. Chỉ việc sinh nở tốt đẹp.

B. Người mẹ mặt tròn sẽ sinh ra con có mặt khá vuông.

C. Sự kết tinh tốt đẹp của hai thứ gì đó.

D. Cả A và C.

Câu 13: Cho đoạn trích:

“Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.”

Biện pháp nói giảm nói tránh được thể hiện qua từ ngữ nào?

A. Tôi để sẵn mấy lời này

B. Cảm thấy đột ngột.

C. Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây đúng về nói quá?

A. Các tổ hợp từ ngữ tạo nên biện pháp nói quá có thể làm các thành phần chính của câu như chủ ngữ, vị ngữ.

B. Nói quá chỉ xuất hiện trong tục ngữ.

C. Nói quá có thể dùng thay thế cho nói khoác.

D. Nói quá có thể dùng để gây cười.

Câu 2: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?

“Đến cụ tao còn chẳng làm được nữa là.”

A. Nhấn mạnh mức độ khó khăn, dường như là chuyện không thể.

B. Gây tiếng cười.

C. Thể hiện sự khinh bỉ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?

“Messi lần trước đã không may sút bay hết nhà cửa của các anh em, nhưng anh ấy vừa gọi cho tôi, nói rằng hãy đặt niềm tin vào anh ấy thêm một lần nữa trong trận đấu tới, anh ấy nhất định sẽ lấy lại tất cả cho mọi người.”

A. Phóng đại rủi ro mà cá độ bóng đá có thể gây ra, nhằm khuyên răn con người không nên xa vào những trò như vậy.

B. Nhấn mạnh vào hậu quả nhằm tạo tiếng cười.

C. Nhấn mạnh vào niềm tin và năng lực của nhân vật, thể hiện khao khát mãnh liệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tác dụng của biện pháp nói quá trong câu dưới đây là gì?

“Thơ ca lênh láng trải đầy sân, mẹ đi qua phải sắn quần.”

A. Nhấn mạnh kích cỡ sân rộng, nhằm tăng sức gợi hình.

B. Tạo nên mối quan hệ nhân – quả trong câu.

C. Phóng đại số lượng thơ ca đang có, nhằm tăng sức biểu cảm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về nghĩa của thành ngữ?

A. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

B. Nghĩa của thành ngữ biến đổi thông qua hệ thống ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.

C. Nghĩa của thành ngữ có tính chất tách biệt hoàn toàn so với nghĩa của từng từ trong thành ngữ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Thành ngữ có thể đảm nhiệm chức năng gì trong câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Việc dùng thành ngữ có tác dụng gì?

A. Giúp câu trở nên ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

B. Giúp câu có tính ước lệ, một thủ pháp đặc biệt trong thơ ca.

C. Giúp người đọc hiểu ra được bản chất của vấn đề đang được đề cập đến.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về thành ngữ?

A. Hầu hết các thành ngữ có tính cố định cao, các từ trong một thành ngữ không thể thay thế bằng những từ khác; không thể chêm xen từ khác vào; không thể thay đổi vị trí của các từ.

B. Thành ngữ được hình thành thông qua việc suy diễn từ thực tế thông qua những tri thức dân gian.

C. “Sơn hào hải vị” là một thành ngữ.

D. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa chung của cả cụm từ chứ không phỉa là tổng số nghĩa của các từ.

Câu 9: Sự khác biệt về cách kết hợp các từ trong hai thành ngữ dưới đây là gì?

1. Cao chạy xa bay.

2. Chưa biết mèo nào căn mỉu nào.

A. Thành ngữ 1 có hai tính từ đi trước, hai động từ đi sau; thành ngữ 2 chỉ có động từ đi trước.

B. Thành ngữ 1 đơn giản hơn thành ngữ 2.

C. Thành ngữ 1 có dạng hai vế song hành, thành ngữ 2 có dạng một tổ hợp từ thông thường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào …….. nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

Ta nên điền từ nào vào chỗ trống để thể hiện biện pháp nói giảm nói tránh?

A. Bầu sữa

B. Vú

C. Quả bưởi

D. Phần ngực

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Điểm khác biệt chính nhất giữa nói quá và nói khoác là gì?

A. Nói khoác là nói những điều không đúng sự thật, tạo cảm giác mơ hồ, mụ mị cho đối phương còn nói quá là dùng những điều không thật để tác động lại người nói khoác.

B. Nói khoác là bịa ra những điều không thật, nhưng vẫn có tính thực tế nhằm khoe khoang còn nói quá là phóng đại quy mô, tính chất, xa rời thực tế nhằm mục đích nhấn mạnh.

C. Nói khoác dùng sự việc không thực tế để thể hiện còn nói quá thì dùng sự việc có tính thực tế nhưng thông qua suy diễn.

D. Nói khoác là nói dối, nói quá là nói thật.

Câu 2: Cho tình huống: “X làm giám đốc ở một công ty mà hiện tại đang bị các cơ quan chức năng điều tra về nhiều vấn đề. X không muốn mình và những người thân tín bị kết tội nên đã lập âm mưu để cho Y, một nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, chịu tội thay.”

Trong tình huống này, ta có thể dùng thành ngữ nào để mô tả về tình trạng của Y?

A. Một nắng hai sương

B. Đứng mũi chịu sào

C. Cây ngay không sợ chết đứng

D. Ngu như chó

Câu 3: Đặc điểm về nghĩa của thành ngữ ở trong các ngôn ngữ là khá tương đồng. Dựa vào đó và kiến thức tiếng Anh, hãy đoán nghĩa của thành ngữ “have your feet on the ground”.

A. Có đôi chân trên mặt đất.

B. Chặng đường đi đến ước mơ còn xa.

C. Có suy nghĩ thực tế, biết nhìn nhận vào bản chất.

D. Chân luôn phải chạm đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay