Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12 kết nối tri thức Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái. Bộ trắc nghiệm bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
BÀI 29: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
(28 câu)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật sản xuất.
B. Động vật ăn thực vật.
C. Động vật ăn thịt.
D. Sinh vật phân huỷ.
Câu 2: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải.
B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp.
D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
Câu 3: Sinh vật nào dưới đây được ghép cặp đúng với bậc dinh dưỡng của chúng?
A. Vi khuẩn lam – sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Châu chấu – sinh vật phân giải.
C. Thực vật phù du – sinh vật sản xuất.
D. Nấm – sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 4: Trong hệ sinh thái, nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, sinh vật sử dụng sinh vật khác làm thức ăn và là thức ăn của sinh vật khác, tạo thành
A. lưới thức ăn.
B. bậc dinh dưỡng.
C. chuỗi thức ăn.
D. mắt xích.
Câu 5: Trong các hệ sinh thái trên cạn, nhóm loài sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất?
A. Cỏ dại, lúa, vi sinh vật tự dưỡng.
B. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
C. Nấm dại, nấm trồng.
D. Động vật ăn thực vật.
Câu 6: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là
A. cáo.
B. gà.
C. thỏ.
D. hổ.
Câu 7: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Châu chấu → Ếch đồng → Rắn. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Ếch đồng.
B. Châu chấu.
C. Rắn.
D. Cây lúa.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Hãy nghiên cứu hình ảnh dưới đây và cho biết đây là loại tháp sinh thái nào?

A. Tháp tuổi.
C. Tháp sinh khối.
B. Tháp số lượng.
D. Tháp năng lượng.
Câu 2: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là:
A. chim sâu, thỏ, mèo rừng.
B. cào cào, thỏ, nai.
C. cào cào, chim sâu, báo.
D. chim sâu, mèo rừng, báo.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Câu 4: Hình bên minh họa dạng tháp sinh thái nào?

A. Tháp sinh khối.
B. Tháp số lượng.
C. Tháp dân số.
D. Tháp năng lượng.
Câu 5: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 6: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bất đầu từ sinh vật sản xuất.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
Câu 7: Cho chuỗi thức ăn Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là
A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
...........................................
...........................................
...........................................
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI.
Câu 1: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Mỗi thực vật dưới đây về chuỗi thức ăn trên là đúng hay sai?
a) Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
b) Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
c) Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
d) Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
Đáp án:
a. Đ
b. S
c. Đ
d. Đ
Câu 2: Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình dưới. Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?
a) Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
b) Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
c) Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4.
d) Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
Đáp án:
a. Đ
b. Đ
c. S
d. S
Câu 3: Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh khối của hai hệ sinh thái A và B. Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai khi nói về hai tháp sinh thái A và B?
a) Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kì sống ngắn và sinh sản nhanh.
b) A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.
c) Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.
d) Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật.
Đáp án:
a. Đ
b. S
c. S
d. S
Câu 4: Hình vẽ dưới đây mô tả một tháp sinh thái về năng lượng của 4 loài sinh vật trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái, các chữ cái A, B, C, D lần lượt là bậc dinh dưỡng của các loài. Khi nói về tháp sinh thái này, mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?
a) Các cá thể ở bậc dinh dưỡng A nhận năng lượng trực tiếp từ Mặt Trời.
b) Các cá thể ở bậc dinh dưỡng C là loài động vật ăn thịt.
c) Các cá thể ở bậc dinh dưỡng B nhận năng lượng trực tiếp từ bậc dinh dưỡng B.
d) Sinh vật ở bậc dinh dưỡng D là sinh vật tự dưỡng.
Đáp án:
a. S
b. S
c. S
d. Đ
...........................................
...........................................
........................................…
=> Giáo án Sinh học 12 kết nối Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái