Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 19: khi cả nhà bé tí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: khi cả nhà bé tí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 11

BÀI 19: KHI CẢ NHÀ BÉ TÍ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Khi cả nhà bé tí”?

A. Huỳnh Mai Liên

B. Ninh Đức Hậu

C. Trần Đăng Khoa

D. Phạm Hổ

Câu 2: Những ai được nhắc tới trong bài thơ?

A. Ông, bà, bố, mẹ, con

B. Ông bà, bố mẹ

C. Ông, bà, bố, mẹ, tác giả

D. Tất cả ông, bà, bố, mẹ, anh chị em

Câu 3: Đâu không phải là câu thơ hỏi về ông của bạn nhỏ?

A. Có trồng rau nuôi cá

B. Có nghiêm như bây giờ

C. Có chau mặt đánh cờ

D. Có uống trà buổi sáng?

Câu 4: Bố của bạn nhỏ trong bài thơ thường làm gì?

A. Dọn dẹp nhà cửa, uống trà, chơi cờ

B. Chọi gà, chơi ô tô cùng bạn nhỏ, xem bóng đá

C. Lái ô tô, say mê sửa đồ, xem bóng đá

D. Không được đề cập đến.

Câu 5: Hình ảnh của mẹ hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?

A. Mẹ bé tí, chỉ lớn hơn bạn nhỏ, còn lại đều thấp hơn so với ông bà và bố.

B. Mải ngồi cắm hoa, thích ra chợ gần nhà, luôn ôm một cuốn sách mỗi tối khuya.

C. Mẹ hiền từ, luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về bạn nhỏ khi còn bé tí?

A. Chẳng đọc sách, chơi cờ

B. Chẳng dọn dẹp, chữa đồ

C. Cả ngày chỉ đùa nghịch

D. Cả ngày phụ giúp bố mẹ

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đâu là cách hiểu đúng của “Khi cả nhà bé tí”?

A. Khi các thành viên trong gia đình ở lứa tuổi trẻ con.

B. Khi các thành viên trong gia đình đi vào thế giới cổ tích và bị hoá thành bé tí.

C. Khi gia đỉnh nhỏ lại thành bé xíu

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Bạn nhỏ trong bài thơ hỏi những gì về bà?

A. Bà có còn bé tí không, bà có nghịch lắm không, bà có đi hơi còng không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không.

B. Bà có còn bé tí không, bà có đi hơi còng không.

C. Bà có lớn được hơn nữa không, bà có hay nghịch dại không.

D. Bà có nghịch lắm không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không.

Câu 3: Hai câu thơ dưới đây phải hiểu như thế nào mới là đúng?

Dáng đi có hơi còng

Chăm quét nhà dọn dẹp?

A. Dáng đi của bà hơi còng phải không?; Bà chăm quét nhà dọn dẹp phải không?

B. Dáng đi của bà có hơi còng đi là do chăm quét nhà dọn dẹp phải không?

C. Bà làm cho dáng đi của mình còng đi phải không?; Bà có còn chăm quét nhà dọn dẹp nữa không?

D. Tất cả các đán án trên.

Câu 4: Những điều xuất hiện trong những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình trên thực tế là gì?

A. Là những băn khoăn, khúc mắc của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình.

B. Là những hoạt động, tính cách có tính chất thường xuyên, điển hình mà bạn nhỏ hay để ý thấy ở các thành viên trong gia đình.

C. Là những kí ức thời thơ ấu của tác giả gắn với ông bà, bố mẹ, những người luôn thương yêu mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Khổ thơ cuối khác gì với các khổ trên?

A. Cấu trúc khổ cuối khác với các khổ trên.

B. Khổ cuối không còn những câu hỏi mà thay vào đó là nhưng câu kể về bạn nhỏ.

C. Khổ cuối có tính chất đan xen giữa hiện tại và quá khứ.

D. Cả A và B.

Câu 6: Nhìn vào bức tranh thứ 2 (tr.91), câu nào sau đây là một câu hỏi phù hợp?

A. Hằng ngày, ông của bạn hay làm gì?

B. Ông của tớ thường cắt tỉa chậu hoa.

C. Tại sao ông lại làm vậy?

D. Ôi bông hoa ông tạo ra đẹp ghê!

Câu 7: Cho câu sau: “Những người tuổi S(1) có tính cách hoà nhã, êm d(2) và rất hay thích c(3) người ngất x(4).”

Thay thế các số bằng các chữ cái phù hợp.

A. ửu, ịu, ứu, ỉu

B. ỉu, ựu, ĩu, ửu

C. ửu, ìu, ín, ửu

D. iu, ìu, ưu, ừu

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Bạn nhỏ và các thành viên khác trong gia đình lúc còn bé tí có gì khác nhau?

A. Bạn nhỏ cả ngày chỉ đùa nghịch chứ không làm các công việc đọc sách, chơi cờ, sửa đồ như ông bà, bố mẹ.

B. Ông chơi cờ giỏi, bạn nhỏ chơi cờ kém; bà quét nhà sạch, bạn nhở quét bẩn.

C. Bạn nhỏ hồn nhiên, ngây thơ còn những thành viên khác thì thông minh, có đầu óc thực tế.

D. Tác giả không đề cập đến.

Câu 2: Cấu trúc chung của các khổ thơ (trừ khổ cuối) là gì?

A. Câu đầu xác định thời điểm, các câu sau là các câu hỏi về người được nói đến trong câu mở đầu.

B. Câu đầu nêu ra thời gian, câu thứ hai hỏi về tính cách, câu ba và bốn hỏi về các hoạt động thường nhật.

C. Câu đầu hỏi về thời gian, các câu sau hỏi về hoạt động điển hình.

D. Tuỳ từng khổ sẽ có cấu trúc riêng.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?

A. Bài thơ thể hiện bạn nhỏ là người hay quan sát, thích tìm hiểu mặc dù bạn nhỏ hồn nhiên và ngây thơ.

B. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ theo phong cách của trẻ thơ.

C. Bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về trẻ con.

D. Những câu hỏi của bạn nhỏ rất thú vị.

Câu 4: Nhìn vào bức tranh thứ 3 (tr.91), giả sử bạn của em đặt câu hỏi là “Hằng ngày, mẹ cậu thường làm gì?”, em sẽ phải trả lời như nào cho hợp lí?

A. Cách mẹ tớ xem phim hằng ngày thật là đặc biệt!

B. Mẹ tớ thường xem chương trình ẩm thực trên ti vi.

C. Mẹ tớ hay xem ti vi mà cậu không biết à?

D. Không thể trả lời được.

Câu 5: Cho câu sau: “Những người ch(1) sĩ tiến vào m(2) Nam làm nhiệm vụ th(3) l(4) là bảo vệ Tổ quốc.”

Thay thế các số bằng các chữ cái phù hợp.

A. iển, iến, iếng, iềng

B. iêng, iến, iềng, iền

C. iến, iền, iêng, iêng

D. iêng, iềng, iến, iển

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình có thể nói lên điều gì về bạn nhỏ?

A. Bạn nhỏ yêu ông bà, bố mẹ.

B. Bạn nhỏ có tính hiếu động.

C. Bạn nhỏ hay quan sát, để ý.

D. Bạn nhỏ có khả năng ghi nhớ rất tốt.

Câu 2: Có thể nhận xét gì về những câu lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ?

A. Sự lặp lại này cho thấy sự bí bách trong cách làm thơ của tác giả. Có lẽ tác giả chỉ muốn làm cho xong nên đã cố tình làm như vậy.

B. Sự lặp lại này khiến cho bài thơ nhàm chán, thể hiện sự thiếu ý tưởng các tác giả.

C. Sự lặp lại này không những không làm cho bài thơ mất hay đi mà còn thể hiện rõ được tính chất ngôn ngữ của trẻ, tức là ngôn ngữ ở trẻ không phong phú, hay dùng lặp đi lặp lại một dạng câu.

D. Phải cần có sự thật để kiểm chứng tốt xấu, còn ở thời điểm hiện tại, ta chưa thể nói được gì về sự lặp lại này.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay