Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: tia nắng bé nhỏ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 21: tia nắng bé nhỏ

TUẦN 12

BÀI 21: TIA NẮNG BÉ NHỎ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Tia nắng bé nhỏ” dựa theo truyện của ai?

A. Hà Thuỷ Nguyên

B. Hà Yên

C. Hàn Mặc Tử

D. Quang Dũng

Câu 2: Đâu là tình trạng của bà nội của Na?

A. Bà đã già yếu, đi lại rất khó khăn.

B. Bà còn khoẻ mạnh, không quản ngại thời tiết

C. Bà đang dần yếu đi, sức khoẻ ngày một suy giảm

D. Bà đang dần hồi phục sức khoẻ sau cơn đột quy vài năm trước.

Câu 3: Nhà của Na nằm ở đâu?

A. Nằm trong một thung lũng.

B. Nằm trên một ngọn đồi.

C. Nằm gần đường quốc lộ 5.

D. Nằm gần biển.

Câu 4: Bà nội của Na thích gì?

A. Nắng

B. Mưa

C. Tiền

D. Sức khoẻ

Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về Na trước thời điểm đi dạo chơi trên đồng cỏ?

A. Na đã nghĩ ra cách làm thế nào để giúp bà nhìn thấy nắng.

B. Na dùng một cái gương phản chiếu nắng vào cho bà nhìn.

C. Na thỉnh thoảng nghĩ ra cách để có nắng nhưng lại hay quên.

D. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.

Câu 6: Khi đang dạo chơi trên cánh đồng vào một buổi sáng nọ, Na đã nhận thấy điều gì?

A. Nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo.

B. Ánh nắng có thể đi vòng nếu ta dùng một cái ống đặc biệt.

C. Bình minh đẹp biết bao.

D. Hình như mình chưa yêu bà cho lắm.

Câu 7: Na đã làm gì để mang nắng về cho bà?

A. Na đã mang vợt ra chụp nắng rồi cho vào bao tải mang về.

B. Na đã bắt nắng trên vạt áo.

C. Na đã dùng sức mạnh phép thuật chính nghĩa trong mình để hoá giải ma pháp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Khi Na mang nắng về đến phòng bà thì có chuyện gì xảy ra?

A. Căn phòng bỗng chốc tràn ngập ánh nắng.

B. Na vội vã quá nên đã ngã và làm ánh nắng bay đi hết.

C. Bà đã không còn ở trong phòng mà đã được bố đưa ra ngoài vườn.

D. Na xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào cả.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Những vệt sáng lóng lánh đẹp mắt ở khu vườn trước nhà do đâu mà tạo thành?

A. Do ánh trăng đi qua những tán lá

B. Do công nghệ sinh học tạo nên

C. Do nắng xuyên qua những tán lá

D. Do đá quý rải khắp vườn tạo nên

Câu 2: Vì sao bà nội của Na khó thấy được nắng?

A. Vì bà mắt kém.

B. Vì bà dễ phát bệnh khi nhìn thấy nắng.

C. Vì phòng của bà không ở phía có nắng mà bà lại già yếu, khó đi lại.

D. Tất cả các đáp án trên.’

Câu 3: Vì sao Na không mang được nắng về cho bà?

A. Vì ánh nắng là thứ vô hình, không thể cầm nắm.

B. Vì Na không thể giải trừ ma thuật trên đồng cỏ.

C. Vì nắng đã trốn ra khỏi vạt áo của Na.

D. Vì trên đường về nhà, Na bị kẻ trộm đánh cắp.

Câu 4: Câu nói của bà với Na khi thấy cô bé không mang được nắng về là gì?

A. Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu và rực lên trên mái tóc của cháu đây này.

B. Bà chán cháu thật đấy, có mấy tia nắng mà để kẻ trộm lấy mất.

C. Không sao cháu ạ. Cháu làm thế bà vui lắm rồi.

D. Cháu không biết sao, nắng thì làm sao mà mang về được, nếu làm được thì bà đã bảo bố mẹ cháu đi lấy về cho bà từ lâu rồi.

Câu 5: Tiếng nào sau đây có thể ghép với “xinh” để tạo thành một từ có nghĩa?

A. Khí, xẻo, xắn

B. Xinh, sinh, đẹp

C. Xắn, đẹp, tươi

D. Nhẹ, nặng, tươi

Câu 6: Cho câu sau: “Trong tiết học môn lịch (1), tôi đã được học cách mà (2) nhân (3) lí một tên quái vật cây, khiến nó trở nên (4) vẹo.”

Hãy thay thế các số bằng các từ hợp lí.

A. sử, siêu, xử, xiêu

B. xử, xiêu, sử, siêu

C. siêu, xiêu, sử, xử

D. sử, xử, siêu, xiêu

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về Na?

A. Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui.

B. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.

C. Việc Na luôn muốn tìm cho bà ánh nắng thể hiện Na là người yêu mến bà rất nhiều.

D. Na thực tế đã hiểu rằng nắng không mang về được nhưng vì để làm cho bà vui nên cố tình tỏ ra ngây thơ, không hiểu chuyện.

Câu 2: Nội dung chính của bài đọc là gì?

A. Dạy con người ta cách để có thể bắt được nắng mang về nhà.

B. Tình cảm của một người cháu dành cho người bà qua một việc làm tuy là ngây thơ nhưng thể hiện sự chân thành, nhờ đó mà trở nên ý nghĩa.

C. Người đã lừa dối để làm cho cháu vui nhưng điều đó vô tình đã khiến cháu trở nên kém hiểu biết. Bài đọc khuyên con người ta nên nói thật dù là với trẻ con.

D. Bài đọc cho chúng ta một cách hay để chăm sóc bà bị ốm.

Câu 3: Giả sử em là Na và em muốn giúp bà nhìn thấy ánh nắng thực sự thì em sẽ làm như thế nào cho hợp lí nhất?

A. Làm như cách của Na trong bài đọc.

B. Đập nhà đi xây lại để phòng ngủ của bà có ánh nắng.

C. Bảo bố mẹ giúp bà đi ra khỏi phòng một lúc khi có nắng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tiếng nào sau đây có thể ghép với “sinh” để tạo thành một từ có nghĩa?

A. Thời, dục, mãn, dị

B. Sản, sắn, an, chuyện

C. Động, đẻ, đôi, thành

D. Sôi, bỏng, nguội, linh

Câu 5: Tên của hành động nào sau đây không có vần “uông”?

A. 

B.

C. 

D. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây là hợp lí để giải thích việc Na cảm thấy nắng nhảy nhót trên áo mình?

A. Có thể khi đến đó ánh nắng đã bị một luồng ma thuật nào đó tác động vào, làm cho nắng có thể nhảy nhót trên áo Na.

B. Na bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu nên nảy sinh ảo giác.

C. Có thể do một hiện tượng thời tiết đặc biệt hoặc một sự vật nào đó đã tác động tới ánh nắng chiếu vào áo của Na, khiến Na tưởng rằng nắng của thể nhảy nhót được.

D. Tất cả các đáp án trên đều có thể là khả năng.

Câu 2: Ta nên hiểu như thế nào về câu nói của bà?

A. Bà đã cảm nhận được tình cảm của Na và hiểu vấn đề của Na, chính vì thế nên bà đã dùng chính những thứ mà Na cảm nhận được ở đồng cỏ để nói. Điều đó khiến Na cảm thấy mình đã thực sự giúp được cho bà, làm bà vui.

B. Bà muốn nói lên lời cảm ơn với cháu vì những gì cháu đã làm. Cháu có một tâm hồn thật ngây thơ và khờ dại.

C. Bà thấy Na còn chưa biết nhiều về thế giới nên bà nói vậy để che dấu, để cháu khỏi buồn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay