Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: tôi yêu em tôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 23: tôi yêu em tôi

TUẦN 13

BÀI 23: TÔI YÊU EM TÔI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài thơ “Tôi yêu em tôi” là của tác giả nào?

A. Phạm Hổ

B. Tăng Bạt Hổ

C. Phạm Tiến Duật

D. Tố Hữu

Câu 2: Hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?

Tôi yêu em tôi

Nó cười rúc rích

A. Tôi yêu em tôi chỉ khi nó cười rúc rích

B. Tôi yêu em tôi nên nó cười rúc rích

C. Tiếng cười rúc rích của em tôi là xuất phát từ tôi.

D. Tôi yêu em tôi vì nó cười rúc rích

Câu 3: Mỗi khi bạn nhỏ đùa thì em gái thấy thế nào?

A. Thấy vui, thấy thích

B. Thấy bình thường

C. Thấy buồn, thấy ghét

D. Thấy thương anh.

Câu 4: Mắt của em gái được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Xanh biếc, trong như pha lê.

B. Giống như mắt mèo.

C. Đen ngời, trong veo như nước.

D. Cả A và B.

Câu 5: Miệng và giọng nói của em gái được tác giả miêu tả như thế nào?

A. Miệng đỏ chót, giọng nói ấm áp

B. Miệng tươi hồng, nói như khướu hót

C. Miệng đen sì, nói như đấm vào tai

D. Miệng và giọng nói không có gì đặc biệt.

Câu 6: Khổ thơ thứ ba kể về gì?

A. Em gái lấy hoa lan, hoa lí cài đầu khiến hương thơm trùm khắp quanh nhà.

B. Em gái nấp sau bụi cây chờ anh đi qua thì nhảy ra ôm lấy.

C. Tình yêu giữa bạn nhỏ và em gái

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Khi bạn nhỏ đi đâu lâu, em gái đã làm gì?

A. Mong, nhắc.

B. Nấp sau cây rồi bất ngờ oà ra ôm chặt lấy anh

C. Khóc sướt mướt.

D. Cả A và B.

Câu 8: Khi đang ở trên đường về nhà, em gái đã làm những gì?

A. Chạy đi lang thang khắp nơi, đến tối mới về nhà

B. Tìm hoa bắt bướm

C. Cùng bạn bắt bướm, cười dưới hàng tre

D. Chạy đến chỗ của anh trai.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Đâu là nội dung của khổ thơ thứ nhất?

A. Em gái mang màu sắc trẻ thơ nhưng trưởng thành.

B. Bạn nhỏ yêu em gái vì em gái luôn tươi vui.

C. Tiếng cười khúc khích đặc biệt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Em gái của bạn nhỏ hiện lên như thế nào qua hai khổ thơ 2 và 3?

A. Mang đậm tâm hồn trẻ thơ

B. Tình cảm sâu lắng của hai anh em

C. Chỉ thích chơi đùa, không chịu học hành

D. Xinh xắn, đáng yêu, dễ thương

Câu 3: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì ở em gái?

Nó nấp sau cây

Oà ra ôm chặt

A. Sự tinh nghịch, bộc lộ cảm xúc trực tiếp

B. Em gái dở hơi

C. Em gái biết cách lấy lòng anh

D. Em gái rất giỏi chơi trốn tìm.

Câu 4: Khổ thơ thứ tư cho thấy điều gì sau đây?

A. Bạn nhỏ luôn biết cách để em gái nhớ mình

B. Bạn nhỏ được em gái rất yêu quý

C. Em gái rất biết cách hù hoạ doạ anh trai

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “r”?

A. 

B. 

C. 

D. 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phẩm chất gì của em gái được thể hiện qua việc vẽ thỏ luôn có đôi?

A. Đáng yêu

B. Tinh tế

C. Tốt bụng

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Qua bài thơ, ta có thể nói gì về bạn nhỏ (người anh)?

A. Bạn nhỏ đã rất chú ý đến em gái mình, hiểu em là người như thế nào.

B. Bạn nhỏ không yêu thích em gái vì nó rất trẻ con.

C. Bạn nhỏ có một tư tưởng giản dị, chất phác của người thôn quê.

D. Cả A và B.

Câu 3: Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Câu chuyện cảm động về tình cảm anh em trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Người anh yêu quý em gái bởi những thứ như sự xinh đẹp, tươi vui, đáng yêu, hồn nhiên, tinh nghịch, tốt bụng ở em gái mình.

C. Nêu lên một sự thật rằng nếu em gái xinh đẹp, đáng yêu thì sẽ được anh trai yêu thương vô bờ bến.

D. Cả A và C.

Câu 4: Sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “gi”?

A. 

B. 

C. 

D.

Câu 5: Cho câu sau: “Sau nhiểu năm tháng b(1) chải đủ mọi nghề thì giờ đây anh đã có một công việc ổn định với mức l(2) t(3) đối. Điều đó có thể là bình th(4) với người khác, nhưng với anh, đó là điều tuyệt vời.”

Hãy thay thế các số bằng những chữ cái phù hợp.

A. ương, ường, ưởng, ươn

B. ươn, ương, ườn, ưởng

C. ươn, ương, ương, ường

D. ướng, ươn, ươn, ường

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?

A. Nó thích vẽ lắm, vẽ thỏ phải có đôi vì sợ thỏ một không có bạn chơi.

B. Nó thích tắm mưa, vầy nước, thích giúp đỡ người khác.

C. Bạn nhỏ quen thuộc và nhận ra ngay tiếng của em mình khi đang ở trên đường về nhà.

D. Cả A và C.

Câu 2: Câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” phải hiểu như thế nào cho đúng?

A. Nếu chị ngã xuống thì em cần phải ra nâng chị dậy.

B. Chị ngã là trách nhiệm của em.

C. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong gia đình, nếu ai đó gặp khó khăn thì thành viên khác phải giúp đỡ.

D. Anh chị em trong gia đình phải sống hoà thuận, không được để cho nhau gặp khó khăn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay