Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 25: những bậc đá chạm mây. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây
Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức Bài 25: những bậc đá chạm mây

TUẦN 14

BÀI 25: NHỮNG BẬC ĐÁ CHẠM MÂY

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Bài đọc “Những bậc đá chạm mây” dựa theo truyện của ai?

A. Trần Đức Vượng

B. Nguyễn Đổng Chi

C. Trương Hán Siêu

D. Dương Quảng Hàm

Câu 2: Dưới chân núi Hồng Lĩnh, người dân kiếm sống bằng nghề gì?

A. Nghề săn bắn

B. Nghề trồng trọt

C. Nghề chăn nuôi

D. Nghề đánh cá

Câu 3: Khi cuộc sống của người dân đang yên lành thì có chuyện gì xảy ra?

A. Một cơn bão khủng khiếp cuốn đi tất cả thuyền bè.

B. Một trận sạt nở đất đã chôn vùi nửa làng.

C. Bệnh dịch bất ngờ bùng phát, khiến cho dân làng, người thì chết, người thì bỏ đi nơi khác.

D. Người dân chuyển sang đánh bắt tôm.

Câu 4: Người dân gặp phải vấn đề gì với sườn núi phía họ ở?

A. Sườn núi sắp đổ ập xuống xóm của họ.

B. Sườn núi dựng đứng nên bà con phải đi đường vòng rất xa.

C. Sườn núi có yêu tinh, quỷ quái.

D. Đường đi qua sườn núi có rất nhiều thú dữ rất nguy hiểm.

Câu 5: Mọi người khi nghe xong ý định của cố Đương thấy thế nào?

A. Đều thấy hay và bảo ông cho triển khai ngay.

B. Cho rằng việc ấy là khó, không thể làm được.

C. Cho rằng việc ấy không khó nhưng mất rất nhiều thời gian nên không thiết thực.

D. Thấy ý định của ông thật ngu ngốc.

Câu 6: Câu nào đúng về cố Đương sau một thời gian cố làm đường một cách nặng nhọc mà không có ai giúp sức?

A. Ông bỏ cuộc.

B. Ông than vãn người dân là chỉ cần người dân đến làm cùng thì chắc chắn sẽ làm được.

C. Ông trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động.

D. Ông không sờn lòng.

Câu 7: Sau khi con đường lên núi đã hoàn thành, cả làng đã làm gì với cố Đương?

A. Lãng quên ông vì ông nghèo.

B. Biết ơn ông, tặng thêm cho ông một tên mới là cố Ghép.

C. Cho ông một số tiền thật lớn coi như là trả lương.

D. Dựng tượng và miếu thờ ông như một vị thần.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về ông cố Đương?

A. Ông nghèo.

B. Ông tốt bụng, có tinh thần vì mọi người.

C. Ông rất khoẻ mạnh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi?

A. Vì ông thấy lên núi phải đi đường vòng rất xa.

B. Vì ông muốn xây dựng cho xóm một công trình mang tính biểu tượng.

C. Vì ông không dám để người dân đi con đường khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cơn bão khủng khiếp tràn qua xóm chài đã gây ra vấn đề gì?

A. Không có vấn đề gì đáng kể.

B. Rất nhiều người đã chết trong cơn bão.

C. Dân xóm chài không làm nghề đánh cá được nữa, đành phải lên núi kiếm củi đem ra chợ bán.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Việc cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi nói lên điều gì?

A. Ông là người kém hiểu biết và cố chấp.

B. Dường như ông có ma thuật để có thể xây dựng được, còn nếu chỉ dùng sức người thì không thể.

C. Ông là người có trí tuệ, có sức mạnh và có niềm tin mãnh liệt.

D. Ông là con người có thể gây ấn tượng cho người khác.

Câu 5: Tên của sự vật nào sau đây bắt đầu bằng “tr”?

A.  

B . 

c. 

D. 

Câu 6: Tên của hành động nào sau đây bắt đầu bằng “ch”?

A. 

B. 

C. 

D. 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Thời điểm diễn ra câu chuyện trong bài đọc là khi nào?

A. Không xác định, chỉ có thể hiểu là một điểm nào đó từ xa xưa.

B. Thời chúa Nguyễn Hoàng.

C. Thời cận đại.

D. Hiện tại.

Câu 2: Vì sao về sau có nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng?

A. Bài đọc không đề cập đến.

B. Người dân nhận ra rằng việc xây được đường lên núi không còn là điều xa vời nữa.

C. Người dân thương xót cho cố Đương và bản thân họ cũng muốn có đường để đi.

D. Cả B và C.

Câu 3: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương?

A. Những bậc đá cao nhất đã chạm đến mây xanh.

B. Ông đã làm được một công trình có thể đưa được người dân đi lên đến hẳn trời xanh. Sức mạnh đôi bàn tay của ông thật diệu kì.

C. Có thể thấy con đường mà cố Đương đã làm là rất cao và như thế càng chứng tỏ công sức lớn lao của ông. Ông đã làm được một công trình mà trước kia ai cũng nghĩ là không thể.

D. Mây tượng trưng cho thiên đàng cho nên ý nói của hình ảnh này là ông đã giúp mọi người được sung sướng như ở thiên đàng, thoát khỏi khổ ải trần gian.

Câu 4: Ý nghĩa của bài đọc này là gì?

A. Người dân vùng núi lên học tập cách làm đường của ông cố Đương.

B. Cố Đương đại diện cho tầng lớp những người tài chí và để làm được điều đó, để trở thành người như ông, chúng ta cần xây đường lên núi.

C. Mọi người cần chung tay góp sức và có niềm tin mãnh liệt thì mới có thể làm nên những điều lớn lao.

D. Cho ta cảm nhận sâu sắc hơn về khổ đau của người dân vùng núi.

Câu 5: Cho câu văn: “Trong một (1)iều thu gió l(2), ta không thể nào (3)ỉ (4)ốn (5)ong ch(6) mà ngủ được.”

Thay thế các số bằng các chữ cái cho phù hợp?

A. tr, ăn, tr, ch, tr, ăng

B. ch, ăn, ch, tr, ch, ắng

C. tr, ẳng, ch, tr, tr, ắn

D. ch, ặng, ch, tr, tr, ăn

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về những câu sau: “Thấy ông đói, những con vượn ở gần đó mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt.” ?

A. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá nhằm làm thể hiện sự thương xót cho công việc nặng nhọc của ông. Ông không chỉ làm việc một mình mà còn có những người bạn khác.

B. Tác giả đã làm sinh động hoá cảnh vật từ đó giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều.

C. Những con vật đó đã thực sự tốt bụng, giúp ông lúc khó khăn hoạn nạn, vì thế mà chúng ta nên yêu quý thiên nhiên, động vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ta có thể nhận xét gì về cụm “sau năm lần sim ra quả”?

A. Đó là một cách đo đếm thời gian hay, cần được áp dụng nhiều hơn.

B. Thể hiện đặc trưng đo đếm ở thời xưa khi mà không có hệ thống đơn vị tiêu chuẩn như bây giờ và cách dùng đó cũng thể hiện sự gần gũi, gắn kết với cuộc sống.

C. Việc không nói rõ ra thời gian như vậy khiến người đọc khó hiểu.

D. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay