Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 25: Những bậc đá chạm mây
Giáo án bài 25: Những bậc đá chạm mây sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 25: Những bậc đá chạm mây
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 25: NHỮNG BẬC ĐÁ CHẠM MÂY
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Trong cuộc sống, có những người rất đáng trân trọng vì họ biết sống vì cộng đồng.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Những bậc đá chạm mây, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết nhấn giọng ở những từ ngữ nói về những khó khăn gian khổ, những từ ngữ thể hiện cảm xúc, quyết tâm của nhân vật trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Những bậc đá chạm mây dựa theo tranh và lời gợi ý (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện trong bài đọc).
- Viết đúng chính tả một đoạn trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây (theo hình thức nghe - viết) trong khoảng 15 phút. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr hoặc tiếng có ăn/ ăng).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, trân trọng đối với những người biết sống vì mọi người. Biết kể lại những chi tiết yêu thích trong câu chuyện Những bậc đá chạm mây cho người thân nghe.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Những bậc đá chạm mây; đặc biệt là tranh phục vụ cho hoạt động kể chuyện.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu chủ điềm Cộng đồng gắn bó: Ở chủ điểm Cộng đồng gắn bó, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ, bài văn,... viết vế lối sống, công việc, cách ứng xử của mọi người trong cộng đống đối với nhau và đối với công việc chung. Qua việc tìm hiểu các bài học, các em sẽ tích luỹ được cho mình những bài học bổ ích. - GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm việc theo nhóm, từng bạn kể về một người mà mình cảm phục. - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp để nêu rõ cảm nghĩ của mình về người được nói tới.
- GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. - GV nhận xét, chốt: Tranh vẽ một người đàn ông cao tuổi đang khuân tảng đá nặng trên dốc núi đá, một số thanh niên trai tráng đang làm cùng ông. - GV giới thiệu khái quát câu chuyện Những bậc đá chạm mây: Hôm nay các em sẽ luyện đọc một câu chuyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi - câu chuyện Những bậc đá chạm mây. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu câu chuyện kể vế ai, họ đã làm gì, vì sao họ được mọi người yêu quý,... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Những bậc đá chạm mây. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV hướng dẫn HS đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: dưới chân núi Hồng Lĩnh, cuốn phăng thuyền bè, chài lưới, luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn,...). + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Người ta gọi ông là cố Dương/ vì /hễ gặp việc gì khó,/ ông đều đảm đương gánh vác.// Thấy lên núi phải đi đường vòng,/ ông bàn với - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo, lưu ý cách đọc. - GV giải nghĩa các từ ngữ trong văn bản: + Cố: tiếng địa phương, dùng để gọi người già với ý kính trọng. + Truông: đường đi qua rừng núi, vùng đất hoang, nhiều cây cỏ. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn, đọc nối tiếp 1-2 lượt. - Sau khi luyện đọc theo nhóm, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc thầm toàn bài một lượt. - GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Những bậc đá chạm mây. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc 3 phương án a, b, c: Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiểm củi? a. Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá. b. Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn. c. Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ lựa chọn câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất lựa chọn phương án a, b hoặc c. - GV mời một số HS phát biểu ý kiến. - GV và HS thống nhất đáp án: phương án c. - GV nói rõ hơn: Câu chuyện kể vể cuộc sống của người dân thuở xưa còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khi bão cuốn đi mất nhà cửa, thuyền bè, chài lưới, không còn gì để sinh sống, họ chỉ còn biết lên núi kiếm củi bán lấy tiền sinh sống. Câu 2. - GV nêu câu hỏi 2: Vì sao cố Đương có ý định ghép đá thành bậc thang lên núi? - GV cho HS đọc đoạn 2 và đoạn 3 để chuẩn bị câu trả lời. - GV mời 2 HS trả lời trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: Cố Đương là một người luôn sẵn lòng đương đầu với khó khăn, bất kể là việc của ai. Thương dân làng phải đi đường vòng rất xa để lên núi kiếm củi, ông đã một mình tìm cách làm đường. Ông đã có sáng kiến ghép đá thành bậc thang vượt dốc để có được con đường lên núi như mong muốn. - GV khích lệ HS có những cách diễn đạt khác nhau, khen ngợi những HS trả lời đúng. Câu 3. - GV nêu câu hỏi 3: Công việc làm đường của cố Đương diễn ra như thế nào?. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện: + Bước 1: Làm việc cá nhân. § Đọc yêu cầu của câu 3. § Đọc kĩ đoạn 3 và quan sát tranh. § Ghi tóm tắt quá trình làm con đường lên núi ghép bằng đá tảng của cố Đương + Bước 2: Làm việc nhóm. § Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góm ý. § Cử một bạn trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. - GV mời 2 HS phát biểu. - GV nhận xét, chốt: Mặc dù ý định ghép đá thành bậc thang vượt dốc, lên núi không ai tin có thể thành công, nhưng cố Đương không sờn lòng, vẫn quyết tâm làm. Thấy ông đói, những con vượn mang hoa quả đến cho ông. Chim chóc thay nhau ca hát để ông quên mệt. Về sau, nhiều người trong xóm tình nguyện đến làm cùng ông. Con đường lên núi đã hoàn thành sau năm năm trời. Câu 4. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” nói lên điều gì về việc làm của cố Đương? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra đáp án. - GV mời 2 HS trả lời trước lớp. GV khích lệ HS mạnh dạn nêu lên suy nghĩ của mình, các ý kiến có thề khác nhau vì mỗi người có cách cảm nhận riêng. - GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt một số đáp án: + Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” khiến người đọc hình dung con đường lên núi rất cao. Con đường càng cao, càng cho thấy công sức lớn lao của cố Đương và của những người tham gia làm đường. + Hình ảnh “những bậc đá chạm mây” cho thấy con đường lên núi rất cao, như thể chạm đến cả trời. Hình ảnh đó nói lên công lao của cố Đương vô cùng to lớn./ Hình ảnh đó thể hiện sức mạnh kì diệu của bàn tay và ý chí của con người/,... - GV nói thêm: Tên của bài đọc tạo nên ấn tượng đẹp cho người đọc về một con đường được tạo nên từ bàn tay, ý chí và tấm lòng cao đẹp của một ông lão bình dị nơi xóm nhỏ xa vắng. Câu chuyện khiến ai đọc cũng thấy cảm động trước những con người như cố Đương. Câu 5. Đóng vai một người dân trong xóm, giới thiệu về cố Đương. - GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS làm việc trong nhóm, từng em đóng vai người dân giới thiệu về cố Đương, các em khác đóng vai người khách đi qua Truông Ghép.
- GV mời 2 – 3 nhóm “trình diễn” trước lớp. GV khích lệ HS đã có cách giới thiệu tự nhiên, đúng với nhân vật. - GV nhận xét, khen ngợi HS. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Những bậc đá chạm mây. b. Cách thức tiến hành - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá. |
- HS hoạt động nhóm.
- HS (2-3 em) lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp (nhấn mạnh chi tiết về công việc, hành động và ý nghĩa việc làm của nhân vật). - 1 HS nêu nội dung tranh minh họa bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS nghe GV hướng dẫn và đọc theo.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe GV giải nghĩa.
- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV. - HS làm việc cá nhân, đọc thầm toàn bài một lượt. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS đọc 3 phương án. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- Một số HS phát biểu ý kiến. - HS thống nhất cùng GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi 2.
- HS đọc lại đoạn 2 và 3 để tìm câu trả lời. - 2 HS trả lời trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nghe GV nêu câu hỏi 3.
- HS nghe GV hướng dẫn, thực hiện để tìm đáp án.
- 2 HS phát biểu trước lớp. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 4. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm. - 2 HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp thu.
- HS nghe GV hướng dẫn và tập nói trong nhóm. VD: Tôi là cố Xuân, nhà phía sau dãy núi Hồng Lĩnh kia. Con trai tôi kiếm củi nuôi gia đình. Mấy năm ròng, phải đi đường vòng, nay may nhờ có cố Đương đứng ra ghép đá thành bậc thang, gia đình chúng tôi mới khấm khá hơn một chút. Cố Đương là ông lão nghèo, hễ gặp việc gì khó, ông đều đảm đương gánh vác. Quý lắm thay. Giờ ông ấy hoàn thành con đường vượt núi rồi, chúng tôi biết ơn lắm. Chúng tôi tặng cố Đương một cái tên mới là cố Ghép để con cháu sau này biết ơn công sức của ông ấy. - Các nhóm “trình diễn trước lớp”.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo. - 4 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe. |
TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE | |
Hoạt động 1: Quan sát tranh minh hoạ, nói về sự việc trong từng tranh a. Mục tiêu: Nhận biết được sự việc thông qua hình vẽ, đồng thời nói được sự việc ấy. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 1, làm việc theo cặp để nói về sự việc trong từng tranh. - GV mời 3 HS phát biểu trước lớp.
- GV khen HS nhớ các sự việc, tình tiết trong câu chuyện, chốt: + Tranh 1: Cảnh bão cuốn mất nhà cửa, thuyền bè của người dân ở một làng chài. + Tranh 2: Cảnh người dân đi kiếm củi trên núi phải đi đường vòng rất xa. + Tranh 3: Cảnh cố Đương một mình khuân đá làm đường lên núi. + Tranh 4: Cảnh người dân làm đường lên núi cùng cố Đương, con đường đã chạm mây. Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyên theo tranh a. Mục tiêu: Nhận biết và kể lại từng đoạn câu truyện thông qua tranh. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn cách thực hiện: + Bước 1: HS làm việc theo cặp để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh và tập kể thành đoạn; lần lượt kể theo 4 tranh. + Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp (kể nối tiếp các đoạn hoặc mỗi em kể toàn bộ câu chuyện rồi góp ý cho nhau). - GV mời một HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện hoặc mời 2 - 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp. - Cả lớp nhận xét, GV động viên, khen ngợi. |
- HS đọc yêu cầu 1, làm việc theo cặp để nói về sự việc trong từng tranh.
- 3 HS phát biểu trước lớp. Cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. - HS lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn, luyện tập kể lại từng đoạn câu chuyện theo cặp.
- HS kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)