Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 3: Cánh rừng trong nắng

Giáo án bài 3: Cánh rừng trong nắng sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 3: Cánh rừng trong nắng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: CÁNH RỪNG TRONG NẮNG

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu được những cảm nhận của các bạn nhỏ về những cảnh vật đẹp và thú vị trong cánh rừng già hoang vắng trong bài đọc Cánh rừng trong nắng.

- Hiểu được nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa mùa hạ.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Cánh rừng trong nắng. Bước đầu biết thề hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trước sự việc và cảnh vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Viết đúng chính tả bài Cánh rừng trong nắng (từ Khi nắng đã nhạt màu đến hết) theo hình thức nghe - viết; trình bày đúng đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu câu (chữ viết hoa). Tìm và viết đúng từ ngữ có tiếng mở đầu bằng g hoặc gh.
  • Kể lại được câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ cho người thân nghe.
  1. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý các loài vật, cảnh vật thiên nhiên.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bản đồ Việt Nam (dùng để giới thiệu dãy Trường Sơn).
  • Tranh minh họa bài đọc Cánh rừng trong nắng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS; dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: vở ghi, vở bài tập, vở chính tả, bút, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2: ĐỌC – NÓI VÀ NGHE

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát tranh minh họa và cho biết khung cảnh trong tranh như thế nào?

- GV đặt câu hỏi, mời 2 HS trả lời: Trong tranh, em thích hình ảnh nào nhất ?

 

 

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bức tranh mà cô và cả lớp vừa xem chính là tranh minh họa cho bài đọc Cánh rừng trong nắng ngày hôm nay. Các em hãy tập trung nghe đọc để thấy cánh rừng nói đến trong bài có giống cánh rừng các em đã từng được đặt chân tới hay được thấy trên phim ảnh, sách truyện hoặc trong tưởng tượng của các em. Hãy nói một câu nêu cảm nhận của em về cánh rừng được vẽ trong tranh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Cánh rừng trong nắng. Bước đầu biết thề hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trước sự việc và cảnh vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc 1 lượt cho HS nghe bài Cánh rừng trong nắng. Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV giới thiệu dãy Trường Sơn trên bản đổ Việt Nam để các em dễ hình dung.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: làng tôi, lưng Trường Sơn, núi non trùng điệp, tàu lá cọ, tiếng suối róc rách.

+ Đọc câu dài:

Biết bao cảnh sắc/ như hiện ra trước mắt chúng tôi:/ bầy vượn tinh nghịch/ đánh đu trên cành cao,/ đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành/ rủ nhau ra suối,/ những vạt cỏ đẫm sương/ long lanh trong nắng.

+ Đọc diễn cảm câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: Đứa nào cũng vui.

- GV mời 1 – 2 HS đọc giải nghĩa từ “trùng điệp” trong SGK.

 

 

- GV đặt câu hỏi: Bài đọc Cánh rừng trong nắng có mấy đoạn văn? Theo em, nên chia đoạn để đọc như thế nào?

 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

- GV thống nhất: Bài đọc có 4 đoạn văn. Nhưng chúng ta sẽ chia thành 3 đoạn để luyện đọc.

- GV mời 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp trước lớp.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến tiếng chim hót líu lo.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến nhìn ngơ ngác.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Bây giờ mỗi bạn tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp trước lớp, mời 1 HS khác nhận xét về giọng đọc, cách đọc.

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Cánh rừng trong nắng.

b. Cách thức tiến hành

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Các bạn nhỏ được ông cho đi đâu? Ông chuẩn bị cho các bạn thứ gì để mang theo?

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Ông cho các bạn nhỏ đi thăm rừng. Ông đưa cho mỗi bạn một tàu lá cọ để che nắng.

Câu 1

- GV đọc câu hỏi 1: Khi đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì?

- GV hướng dẫn HS tìm ra đáp án: Đọc lại đoạn tả lúc các bạn nhỏ mới vào rừng.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, 1 HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Đi trong rừng, các bạn nhỏ nghe rất rõ tiếng suối róc rách và tiếng chim hót líu lo.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Cây cối và con vật trong rừng được tả như thế nào?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm trả lời:

+ Nhóm 1 – 2: Cây cối hiện ra như thế nào?

+ Nhóm 3 – 4 : Các con vật trong rừng được tả ra sao?

- GV mời các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Trong rừng, cây cối vươn ngọn lên cao tít đón nắng. Nhiều cây thân thẳng tắp, tán lá tròn xoe. Những con sóc nhảy thoăn thoắt qua các cành cây. Khi thấy người, chúng dừng cả lại, nhìn ngơ ngác.

Câu 3

- GV đặt câu hỏi: Khi nắng nhạt màu trên những vòm cây là khi trời về chiều, các bạn nhỏ ra về trong tiếc nuối. Vì thế, ông đã kể chuyện cho các bạn nhỏ nghe. Các em hãy cho biết ông đã kể những chuyện gì? Dựa vào đâu mà em biết ông kể những điều đó?

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Trên đường, ông đã kể cho các bạn nhỏ nghe vế những cánh rừng thuở xưa. Trong rừng thuở ấy có rất nhiều muông thú, cảnh vật rất đẹp mắt: đó là những bầy vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, những đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng,...

+ Em biết được điều đó vì sau khi nghe ông kể, các bạn nhỏ như thấy hiện ra trước mắt những cảnh vật như vậy.

Câu 4

- GV nêu yêu cầu câu hỏi 4: Theo em, các bạn nhỏ có thấy thú vị với chuyến đi thăm rừng cùng ông không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để nói lên suy nghĩ của mình. GV hướng dẫn: Nhóm trưởng nêu câu hỏi, dành thời gian cho các bạn suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị câu trả lời. Mỗi bạn phát biểu ý kiến riêng của mình.

- GV mời 3 – 4 HS phát biểu ý kiến trước lớp. GV khích lệ HS nói lên suy nghĩ riêng, cách lí giải riêng của mình.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu về điều em ấn tượng nhất về bài đọc.

- GV mở rộng: Giờ đây, những cánh rừng như thế này hầu như không còn do con người khai thác gỗ, săn bắt muông thú trái phép. Để có những cánh rừng đẹp như trong câu chuyện các em vừa đọc, rất cần chúng ta bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tạo môi trường sống bình yên cho muông thú, bảo vệ những loài thú quý hiếm,...

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Ngày gặp lại.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS nhắc lại giọng đọc của bài Cánh rừng trong nắng.

 

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài đọc trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 4: Đoán nội dung trừng tranh truyện Sự tích loài hoa của mùa hạ

a. Mục tiêu: HS quan sát và nêu được nội dung trong tranh.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp để đoán nội dung từng tranh.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá:

+ Tranh 1: Cảnh vườn cầy có nhiều cầy đã nở hoa rực rỡ: hướng dương, hoa hồng, thạch thảo,... Ở góc vườn có 1 cây xương rồng đầy gai và không có hoa. Chắc nó rất buồn.

+ Tranh 2: Cảnh mùa hè nắng như đổ lửa, các cây hoa trong vườn héo rũ, riêng cây xương rồng thân mập mạp (căng mọng nước), vẫn xanh tốt. Cây xương rồng như đang ái ngại, lo lắng cho các loài hoa.

+ Tranh 3: Cây xương rống giơ cánh tay nắm lấy tay (lá cây) của các loài hoa đang héo rũ nâng lên. Có lẽ nó đang truyến nước cho các cây hoa khô héo. Các cây hoa như tươi dần lại.

+ Tranh 4: Cây xương rồng nở hoa đẹp rực rỡ. Nó đang cười vui vì sự thay đổi kì diệu.

Hoạt động 5: Nghe kể chuyện

a. Mục tiêu: Nghe hiểu nội dung câu chuyện Sự tích loài hoa của mùa hạ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu về câu chuyện: Câu chuyện kể về cây xương rồng tốt bụng, ở hiền gặp lành.

- GV kể câu chuyện (lần 1) kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh. GV hướng dẫn HS nêu sự việc thể hiện trong từng tranh, đặc biệt là các sự việc ở đoạn 1 (tranh 1) vì phải nhớ nhiều tên các loài hoa.

Sự tích loài hoa của mùa hạ

Ngày xưa, các cây hoa như hướng dương, hoa hoofng, thạch thảo,... rất tự hào vì mình có lá xanh mướt và hoa rực rỡ, riêng có cây xương rồng chỉ có gai mà không có lá, không có hoa. Các loài cây trêu chọc, chê bai xương rồng xấu xí, không đem lại niềm vui cho cuộc đời. Cây xương rồng tủi thân lắm, nhưng chỉ biết im lặng, buồn bã. Nó thầm ao ước mình cũng có hoa như những cây hoa khác.

Mùa hạ đến, nắng như đổ lửa và nóng kéo dài nhiều ngày, khiến các cây hoa khô héo, chỉ có xương rồng vẫn tươi tỉnh. Thì ra, thân xương rồng mọng nước, trên thân lại chỉ có gai nên không bị mất nước trong nắng nóng.

Thấy các bạn héo lả đi vì thiếu nước, xương rồng liền truyền nước từ thân mình sang cho các bạn, giúp các bạn chống chọi với nắng hạn mùa hạ. Được cứu sống, các loài hoa trong vườn đều biết ơn xương rổng, không ai trêu chọc, chê bai xương rồng nữa.

Bà tiên cây thấy được việc làm tốt của xương rồng, liền hoá phép biến ước mơ của xương rồng thành hiện thực. Từ thân hình đầy gai nhọn của xương rống mọc ra những bông hoa đẹp tuyệt vời. Xương rồng mừng vui khôn xiết khi nhìn thấy những bông hoa rực rỡ trên thân mình.

(Theo Truyện cổ tích nước ngoài)

- GV kề câu chuyện (lần 2), thỉnh thoảng dừng lại để hỏi về sự việc tiếp theo là gì, khuyến khích HS kể cùng GV, làm động tác, cử chỉ, nét mặt,... giúp các em nhớ nội dung câu chuyện dễ dàng hơn.

 

 

 

 

 

- HS quan sát, trả lời. VD: Khung cảnh trong tranh cho thấy một cánh rừng rất đẹp. Ở đó có nắng lấp lánh, có tiếng chim và những chú sóc đang kiếm ăn. Các bạn nhỏ đang được người ông dẫn đi ngắm cảnh.

 

- HS trả lời. VD:

+ Trong tranh, em thích hình ảnh ánh nắng nhất. Nó lấp lánh, chiếu qua tán lá rất đẹp.

+ Trong tranh, em thích hình ảnh bạn nhỏ cầm lá cọ nhất.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo GV bài Cánh rừng trong nắng.

- HS quan sát dãy Trường Sơn, lắng nghe GV giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát âm theo GV.

 

 

- HS đọc câu dài theo GV.

 

 

 

- HS đọc diễn cảm theo GV.

 

- HS đọc giải nghĩa từ “trùng điệp”: “Trùng điệp”: nối nhau liên tiếp như không bao giờ hết.

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ trả lời để chia đoạn bài Cánh rừng trong nắng.

- HS trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét. VD: Bài có 4 đoạn văn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài theo sự phân công của GV. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

- HS đọc nhẩm toàn bài.

 

- HS đọc bài và nhận xét theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và suy nghĩ.

 

- HS phát biểu trước lớp. VD:

+ Ông cho các bạn đi chơi ở rừng.

+ Ông cho các bạn tàu lá cọ để che nắng.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

- HS lắng nghe, tìm đáp án.

 

- HS trả lời câu hỏi. VD:

+ Đi trong rừng, các bạn nghe thấy tiếng suối róc rách.

+ Đi trong rừng, các bạn nghe thấy tiếng chim hót líu lo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 2.

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- Các nhóm trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, tìm đáp án.

- Các nhóm trả lời và bổ sung. VD:

+ Trên đường về, ông đã kể cho các bạn nhỏ chuyện về những cánh rừng thuở xưa.

+ Em biết được điều đó nhờ vào nội dung của bài đọc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS phát biểu về điều mình ấn tượng nhất trong bài đọc.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- HS đọc lại bài đọc.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS làm việc theo cặp, đoán nội dung từng tranh. VD:

+ Tranh 1: Các loài hoa chê xương rồng thân nhiều gai, xấu xí.

+ Tranh 2: Khi mùa hè đến, các loài hoa đều thiếu nước, ủ rũ, chỉ có xương rồng vẫn khỏe mạnh. Xương rồng ngạc nhiên và lo lắng cho các loài hoa khác.

+ Tranh 3: Xương rồng đã cho các loài hoa nước dự trữ của mình để các bạn khỏe lại.

+ Tranh 4: Xương rồng vui mừng vì mình cũng đã nở hoa.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay