Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ nối

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 5 chủ đề 27: Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng từ nối. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)

Câu 1: Cách nào sau đây được dùng để liên kết các câu trong bài?

  1. Cặp giới từ
  2. Từ nối
  3. Cặp tính từ
  4. Từ đồng nghĩa

Câu 2: Điền từ bị thiếu vào chỗ trống:

Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải ..... chặt chẽ với nhau.

  1. Liên kết
  2. Lặp lại
  3. Hoán đổi
  4. Trái ngược

Câu 3: Những từ nào có tác dụng kết nối câu?

  1. Nhưng
  2. Tuy nhiên
  3. Đồng thời
  4. Tất cả các ý trên

Câu 4: Ý nào sau đây nêu chưa đúng về sự liên kết trong một văn bản?

  1. Các đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
  2. Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  3. Các đoạn văn phải trình bày các vấn đề khác nhau, hướng tới những chủ đề riêng biệt.
  4. Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Câu 5: Từ in đậm trong đoạn văn sau là phép gì?

Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời trẻ em còn hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.

  1. Phép lặp từ
  2. Phép nối
  3. Phép thay thế
  4. Phép chuyển đổi

Câu 6: Từ nối nào xuất hiện giữa những câu văn sau:

Hôm qua, Thư đi chợ mua rau giúp mẹ. Nhưng chưa tới chợ, Thư đã quay về vì quên mang tiền.

  1. Hôm qua
  2. Nhưng
  3. Tới

Câu 7: Có bao nhiêu từ nối nào xuất hiện trong những câu văn sau:

Bà tôi thích tôi làm giáo viên, nhưng mẹ tôi lại không thích. Còn tôi thì lại thích làm một phiên dịch viên.

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Câu 8: Có bao nhiêu từ nối trong những câu văn sau?

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

II.THÔNG HIỂU (03 CÂU)

Câu 1: Điền từ vào chỗ trống sao cho thích hợp:

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. ................. khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

  1. Nhưng
  2. Do đó
  3. Đồng thời
  4. Thế mà

Câu 2: Xác định từ nối trong 2 câu văn sau:

Lan học ở trường mỗi ngày. Ngoài ra, cô ấy còn học thêm ở nhà thầy vào buổi tối.

  1. Mỗi ngày
  2. Học
  3. Nhà thầy
  4. Ngoài ra

Câu 3: Từ nối “Đồng thời” trong 2 câu văn sau có ý nghĩa gì?

Bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm của Chí khi dám chống lại bọn kẻ thù. Đồng thời, tác giả tỏ lòng biết ơn tới sự hy sinh vì Tổ quốc của chàng trai ấy.

  1. Tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu văn, nhấn mạnh 2 ý có sự hòa hợp.
  2. Tạo nên vế nối giữa các câu, không bổ nghĩa gì.
  3. Tạo nên một bài văn hoàn chỉnh, nghe hay hơn.
  4. Tạo nên một âm hưởng vui tai.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào câu sau:

Sắp tới là kỳ thi cuối kỳ môn toán và tiếng việt. .............., Lan và Huy vẫn rủ nhau đi chơi guitar thường xuyên.

Cô ấy

  1. Do đó
  2. Tuy nhiên
  3. Vì vậy
  4. Giá mà

-----------Còn tiếp --------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 5 - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay