Trắc nghiệm toán 7 kết nối bài 3: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x có kí hiệu là?
A. $x^{n}$
B. x+ n
C. x. n
D. x- n
Câu 2: Trong kí hiệu$x^{n}$, n có tên gọi là gì?
A. Số mũ
B. Phân số
C. Số không
D. Chữ cái n
Câu 3: Trong kí hiệu $x^{n}$ , x có tên gọi là gì?
A. Chữ cái x
B. Số một
C. Cơ số
D. Số tự nhiên
Câu 4: Theo quy ước ta có $x^{0}$có giá trị bằng?
A. $x^{0}$ = 0
B. $x^{0}$ = 1
C. $x^{0}$ = x
D. $x^{0}$ = x +1
Câu 5: Theo quy ước ta có $x^{1}$ có giá trị bằng?
A. x
B. 1
C. 0
D. -1
Câu 6: Cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số là:
A. Lấy cơ số nhân lần lượt với các số mũ
B. Lấy cơ số nhân cơ số, số mũ nhân số mũ
C. Ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ
D. Bỏ đi cơ số, lấy số mũ cộng số mũ
Câu 7: Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta tính theo cách nào?
A. Giữ nguyên cơ số, lấy số mũ cộng số mũ
B. Giữ nguyên cơ số, lấy số mũ trừ số mũ
C. Giữ nguyên cơ số, lấy số mũ chia số mũ
D. Giữ nguyên cơ số, lấy số mũ nhân số mũ
Câu 8: Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta
A. Giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ
B. Giữ nguyên cơ số và chia hai số mũ
C. Giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ
D. Giữ nguyên cơ số và trừ hai số mũ
Câu 9: Nếu chia hai lũy thừa với cơ số bằng không thì kết quả là
A. 0
B. 1
C. Không chia được
D. 2
Câu 10: Kí hiệu $x^{n}$ đọc là?
A. x mũ n
B. x lũy thừa n
C. lũy thừa bậc n của x
D. Cả A, B, C
Câu 11: Lũy thừa của một tích bằng?
A. Tích các lũy thừa
B. Hiệu các lũy thừa
C. Tổng các lũy thừa
D. Thương các lũy thừa
Câu 12: Lũy thừa của một thương bằng?
A. Tích các lũy thừa
B. Hiệu các lũy thừa
C. Tổng các lũy thừa
D. Thương các lũy thừa
Câu 13: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính nhân hai lũy thừa có cùng cơ số?
A. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m-n}$
B. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m+n}$
C. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m.n}$
D. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{\frac{m}{n}}$
Câu 14: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính chia hai lũy thừa có cùng cơ số khác không?
A. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m-n}$
B. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m+n}$
C. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m.n}$
D. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{\frac{m}{n}}$
Câu 15: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính lũy thừa của một lũy thừa?
A. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m-n}$
B. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m+n}$
C. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m.n}$
D. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{\frac{m}{n}}$
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Số $6^{3}$ có cơ số là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
Câu 2: Cho lũy thừa bậc 3 của số hữu tỉ aa, kí hiệu của lũy thừa này là?
A. $3^{a}$
B. $a^{2}$
C. $a^{3}$
D. a
Câu 3: Kết quả nào sau đây là không đúng?
A. $a^{4}$ = a. a. a. a
B. $a^{4}$ = 4. a
C. $a^{0}$ = 1
D. $a^{1}$ = a
Câu 4: Kết quả nào sau đây là chính xác?
A. $a^{0}$ = 1
B. $a^{0}$ = a
C. $a^{0}$ = 0
D. $a^{0}$ = - a
Câu 5: Kết quả nào sau đây là đúng?
A. $a^{1}$ = 0
B. $a^{1}$ = - 1
C. $a^{1}$ = a
D. $a^{1}$ = - a
Câu 6: Lũy thừa bậc 3 của 2 và lũy thừa bậc 2 của 3 có kí hiệu lần lượt là:
A. 3,2 ; 2,3
B. 2,3 ; 3,2
C. $3^{2}$ ; $2^{3}$
D. $2^{3}$ ; $3^{2}$
Câu 7: Viết tích 2. 2. 2. 2dưới dạng lũy thừa?
A. $2^{4}$
B. $4^{2}$
C. 2 . 4
D. 4 . 2
Câu 8: Tích 2.2.2.2 dưới dạng lũy thừa với số mũ bằng 4 có cơ số là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Tích 4.4.4 dưới dạng lũy thừa cơ số 4 có số mũ là?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 10: Nếu $0,75^{n}$ = 1, thì n bằng?
A. 1
B. 0
C. -1
D. Không xác định
Câu 11: Nếu $0,4^{n}$ = $\frac{2}{5}$, thì n bằng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 12: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính tích 2 lũy thừa cùng cơ số?
A. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m . n}$
B. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m - n}$
C. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m + n}$
D. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{\frac{m}{n}}$
Câu 13: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính thương 2 lũy thừa cùng cơ số? Biết
x $\neq $ 0, m $\geq $ n
A. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m . n}$
B. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m - n}$
C. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{m + n}$
D. $x^{m}$ . $x^{n}$ = $x^{\frac{m}{n}}$
Câu 14: Biểu thức nào dưới đây thể hiện cách tính tích 2 lũy thừa cùng cơ số?
A. $(x^{m})^{n}$ = $x^{m + n}$
B. $(x^{m})^{n}$ = $x^{m - n}$
C. $(x^{m})^{n}$ = $x^{m . n}$
D. $(x^{m})^{n}$ = $x^{m}$ . $x^{n}$
Câu 15: Viết lũy thừa 3 của 5 dưới dạng tích?
A. 5 . 5 . 5
B. 5 . 3
C. $5^{3}$
D. $3^{5}$
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu 1<a<b<c thì
A. $a^{2}$ < $b^{2}$ < $c^{2}$
B. $a^{2}$ > $b^{2}$ > $c^{2}$
C. $a^{2}$ > $c^{2}$ > $b^{2}$
D. $a^{2}$ < $b^{2}$ > $c^{2}$
Câu 2: Tích $3^{4}$ . $3^{6}$ bằng
A.3. 4. 6
B. $3^{4}$
C. $3^{24}$
D. $3^{10}$
Câu 3: Viết số $(\frac{1}{4})^{3}$ dưới dạng lũy thừa cơ số $\frac{1}{2}$
A. $(\frac{1}{2})^{4}$
B. $(\frac{1}{2})^{6}$
C. $(\frac{1}{2})^{7}$
D. $(\frac{1}{2})^{8}$
Câu 4: Cho các số 125; 25. Dạng lũy thừa cơ số 5 của các số đó lần lượt là:
A. $2^{5}$ ; $3^{5}$
B. $5^{2}$ ; $5^{3}$
C. $5^{3}$ ; $5^{2}$
D. $3^{5}$ ; $2^{5}$
Câu 5: Kết quả của $2^{3}$ là?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 6: Lũy thừa 2 của 0,25 bằng lũy thừa nào sau đây?
A. $(\frac{1}{4})^{4}$
B. $(\frac{1}{2})^{4}$
C. 2
D. 4
Câu 7: Tính $5^{3}$ + $5^{2}$
A. 130
B. 140
C. 50
D. 160
Câu 8: Tính $(2^{5})^{3}$
A. $2^{3}$
B. $3^{5}$
C. $2^{15}$
D. $2^{5}$
Câu 9: Tính $7^{7}$ : $7^{4}$
A. $7^{3}$
B. $7^{3}$
C. 7 . 3
D. 7 . 7
Câu 10: Tìm kết quả của A. Biết A = $0,5^{2}$ + $2022^{0}$ . 4
A. $\frac{17}{4}$
B. $\frac{18}{4}$
C. $\frac{19}{4}$
D. $\frac{20}{4}$
Câu 11: So sánh các số: $5^{3}$ ; $5^{0}$ ; $2^{5}$
A. $5^{3}$ < $2^{5}$ > $5^{0}$
B. $5^{3}$ < $2^{5}$ < $5^{0}$
C. $5^{3}$ > $2^{5}$ < $5^{0}$
D. $5^{3}$ > $2^{5}$ > $5^{0}$
Câu 12: Tính $(-3)^{2}$ . $(-3)^{1}$
A. 9
B. -9
C. 27
D. - 27
Câu 13: Tìm số a. Biết $4^{2}$ . 2022 = 1,5 + a
A. 0
B. 14,5
C. 16
D. 4
Câu 14: Tính biểu thức: B = $\frac{2^{4}}{4^{2}}$
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 15: Cho a= $(\frac{1}{4})^{3}$ , b = $2022^{0}$ . 3 -1
Tính c = $a^{b}$
A. c= $(\frac{1}{4})^{3}$
B. c =$(\frac{1}{4})^{5}$
C. c= $(\frac{1}{4})^{6}$
D. c= $(\frac{1}{4})^{7}$
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1:Cho hình vuông như Hình. Tìm X bằng một lũy thừa của cơ số 2, biết tích các lũy thừa trên mỗi hành, mỗi cột và mỗi đường chéo đều bằng nhau.
A. x = $2^{7}$
B. x = $2^{5}$
C. x = $2^{6}$
D.x = $2^{4}$
Câu 2:Cho bảng thống kê số lượt khách quốc tế đến thăm Việt Nam trong năm 2019. Hãy sắp xếp tên các quốc gia theo thứ tự số lượng khách đến thăm Việt Nam từ nhỏ đến lớn.
A. Ý, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ
B. Hàn Quốc, Pháp, Ý, Hoa Kỳ
C. Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Ý
D. Hòa Kỳ, Pháp, Ý, Hàn Quốc
Câu 3:Viết công thức tính thể tích của hình lập phương cạnh a = 4 dưới dạng lũy thừa?
A. $4^{3}$
B. $4^{4}$
C. $3^{4}$
D. 3. 4
Câu 4:Tìm x, Viết x ở dạng lũy thừa của cơ số 10? Biết mỗi ô ở hàng trên bằng tích của hai số trong hai ô kề nó ở hàng dưới.
A. $10^{2}$
B. 1
C. $10^{1}$
D. $10^{3}$
Câu 5:Tìm số mũ phù hợp vào dấu ? để có kết quả đúng: $5^{?}$ = $25^{8}$
A. 15
B. 16
C. 14
D. 13
=> Giáo án toán 7 kết nối bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ (3 tiết)