Trắc nghiệm toán 7 kết nối bài 7: Tập hợp các số thực
Bộ câu hỏi trắc nghiệm toán 7 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Tập hợp các số thực. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
BÀI 7: TẬP HỢP CÁC SỐ THỰCA. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Khái niệm số thực?
A. Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
B. Số thập phân và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
C. Số hữu tỉ và số tự nhiên được gọi chung là số thực.
D. Số vô tỉ và số tự nhiên được gọi chung là số thực.
Câu 2: Kí hiệu của tập hợp cá số thực là?
A. $\mathbb{R}$
B. $\mathbb{Z}$
C. $\mathbb{N}$
D. $\mathbb{Q}$
Câu 3: Số thực a có thể là?
A. Số vô tỉ
B. Số hữu tỉ
C. Số vô tỉ hoặc số hữu tỉ
D. Không tồn tại số thực
Câu 4: Mỗi số thực a đều có…
A. một số thực
B. một số đối
C. một số tự nhiên
D. một số không
Câu 5: Kí hiệu số đối của số thực a là?
A. -a
B. a
C. 1
D. 0
Câu 6: Số hữu tỉ có thể là một số nào dưới đây?
A. chữ cái
B. số vô tỉ
C. số thực
D. số hữu tỉ không tồn tại
Câu 7: Điền vào chỗ trống.
“ Trên trục số thực, mỗi số thực đều được biểu diễn bởi…trên trục số”
A. hai điểm
B. một điểm
C. ba điểm
D. bốn điểm
Câu 8: Các số thực đều biết được dưới dạng số thập phân nào?
Chọn đáp án chính xác nhất.
A. Số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn
B. Chỉ viết được thành số thập phân hữu hạn
C. Chỉ viết được thành số thập phân vô hạn
D. Không thể viết số thực thành số thập phân
Câu 9: Với hai số thực a,b bất kì ta có?
A. a = b
B. a > b
C. a = b hoặc a<b hoặc a>b
D. a<b
Câu 10: Cho ba số thực a,b,c. Nếu a<b và b<c thì ta có?
A. a= 1
B. a = c
C. a > c
D. a < c
Câu 11: Khi so sánh các số thực ta có thể sử dụng tích chất nào sau đây?
A. Tính chất bắc cầu
B. Tính chất giao hoán
C. Tính chất kết hợp
D. Tính chất phân phối
Câu 12: Kí hiệu giá trị tuyệt đối của số a là?
A. |-a|
B. |b|
C. a
D. |a|
Câu 13: Điền vào chỗ trống.
“ Với số thực a tùy ý, ta có khoảng cách từ điểm a trên trục số đến gốc O là…của số a .”
A. giá trị trung bình
B. giá trị tuyệt đối
C. giá trị sai
D. giá trị không
Câu 14: Giá trị tuyệt đối của số 0 là?
A. 0
B. 1
C. -1
D. Không có giá trị tuyệt đối của số 0
Câu 15: Giá trị tuyệt đối của một số a dương là?
A. Số 0
B. Số 1
C. Chính nó
D. Số đối của
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Giá trị tuyệt đối của số 2 là?
A. -2
B. 1
C. -1
D. 2
Câu 2: Giá trị tuyệt đối của số (-2) là?
A. -2
B. 1
C. 2
D. -1
Câu 3: Cho số a> 0, |a| là?
A. -a
B. a
C. 0
D. -1
Câu 4: Cho số a< 0, |a| là?
A. -a
B. a
C. 0
D. -1
Câu 5: Cho số a = 0, |a| là?
A. -a
B. a
C. 0
D. -1
Câu 6: Kí hiệu nào sau đây thể hiện giá trị tuyệt đối của số thực ?
A. |-1|
B. $\bar{x}$
C. |-x|
D. |x|
Câu 7: Số đối của số thực -b là?
A. b
B. $\frac{1}{b}$
C. -b
D. -$\frac{1}{b}$
Câu 8: Số 3,141592... là số gì?
A. Số tự nhiên
B. Số thực
C. Phân số
D. Số thập phân hữu hạn
Câu 9: Số 0,(15) là?
A. Số thực
B. Số thập phân hữu hạn
C. Số thập phân vô hạn
D. A và C
Câu 10: Trong biểu diễn trên trục số thực, khoảng cách từ số thực a tới gốc O và khoảng cách từ số đối -a tới gốc O là?
A. Khoảng cách a tới O lớn hơn -a tới O
B. Bằng nhau
C. Khoảng cách -a tới O lớn hơn a tới O
D. Không so sánh được
Câu 11: Giá trị tuyệt đối của số thực b và giá trị tuyệt đối của số thực -b là?
A. Bằng nhau
B. |b| > |-b|
C. |-b| > |b|
D. Không so sánh được
Câu 12: Trên trục số thực, số a được biểu diễn bằng điểm a nằm sau gốc O thì?
A. a < 0
B. a = 0
C. a > 0
D. a= 1
Câu 13: Trên trục số thực, số a được biểu diễn bằng điểm a nằm trước gốc O thì?
A. a>0
B. a<0
C. a= 0
D. a= 1
Câu 14: Trên trục số thực, số a được biểu diễn bằng một điểm nằm trước điểm biểu diễn số b thì ta có?
A. a>b
B. a=b
C. a<b
D. a>b>0
Câu 15: Giá trị tuyệt đối của số b = a, b >0. Kết luận nào sau đây là đúng
A. a=b
B. a=-b
C. a>b
D. a<b
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Tính |-43|
A. 43
B. 42
C. 34
D. -43
Câu 2: Tính |$\frac{7}{8}$|
A. -$\frac{7}{5}$
B. $\frac{5}{7}$
C. -$\frac{5}{7}$
D. $\frac{7}{5}$
Câu 3: Tính |-11|
A. -11
B. 11
C.1
D. -1
Câu 4: Tính |-$\sqrt{8}$|
A. -$\sqrt{8}$
B. 8
C. $\sqrt{8}$
D. -8
Câu 5: Số giá trị x thỏa mãn |x| = 2,5
A. 1
B. 0
C. 3
D. 2
Câu 6: Tìm số thực a? Biết |a| = $\frac{4}{5}$
A. 4 hoặc -4
B. -$\frac{4}{5}$hoặc $\frac{4}{5}$
C. 5 hoặc -5
D. 0
Câu 7: Tìm sô thực x ? Biết |x| = 7
A. 7
B. -7
C. -7 hoặc 7
D. Không có giá trị x
Câu 8: Tính $\sqrt{(-a)^{2}}$
A.-a
B. 0
C. a
D. 2
Câu 9: Tính |$\sqrt{\frac{1}{a^{2}}$| . Biết a>0
A. $\frac{1}{a}$
B.$\frac{-1}{a}$
C. a
D. -a
Câu 10: So sánh a= 1.3132333... và b=1,(32)
A. a<b
B. a>b
C. a=b
D. a=b>1
Câu 11: So sánh x= $\sqrt{5}$ và y= 2,36
A. x=y
B. x>y
C. x>y>0
D. x<y
Câu 12: Khoảng cách từ gốc O đến điểm -4 là?
A. 1
B. 0
C. -4
D. 4
Câu 13: Khoảng cách từ gốc O đến điểm 4 là?
A. 1
B. 5
C. -5
D. 0
Câu 14: Cho số thực a<0, b>0. Khoảng cách từ điểm a và b đến gốc O lần lượt là?
A. -a,b
B. a,b
C. a, -b
D. a, 0
Câu 15: So sánh x=0,(1) và y= 0,(11)?
A. x<y
B. x>y
C. x=y
D. 0>x>y
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp A={x|$\in$ $\mathbb{Z}$, |x| <5, x $\neq$ 0}
A. -4, -3, -2. -1. 1. 2. 3. 4
B. -4, -3, -1, 1,2,3,4
C. -4, -3, -2, -1, 1, 2, 3
D. -4, -2, -1, 1,2,
Câu 2: Cho trục số
Điểm C, D biểu diễn số thực nào?
A. 4,625; 4,615
B. 4,625 ; 4,625
C. 4,615 ; 4,625
D. 4,645 ; 4,
Câu 3: Cho trục số
Điểm A, B biểu diễn số thực nào?
A. 0,825; 0,95
B. 0,835; 0,9
C. 0,835; 0,95
D. 0,825; 0,85
Câu 4: B là tập hợp các phần tử là số đối của tập hợp
A= {x|$\in $ $\mathbb{Z}$, |x| < 5, x $\neq$ 0}
Liệt kê các phần tử của tập hợp B
A. -4,-3,-1,1,2,3,4
B. -4,-1,1,2,3,4
C. -4,-1,1,2,3,4
D. -4,-3,0,1,2,3,4
Câu 5: Tìm tất cả các số thực x thỏa mãn điều kiện |x|= 2,5.
Tính A= $x^{2}$ + 2|x| + 1
A. x= -2,5 hoặc 2,5; A=11,25
B. x=-2,5 hoặc 2,5 ; A=11,25
C. x=-2,5 hoặc 2,5; A=12,25
D. x=2,5; A= 12,25
=> Giáo án toán 7 kết nối bài 7: Tập hợp các số thực (3 tiết)