Trắc nghiệm toán 7 kết nối bài 1: Tập hợp số hữu tỉ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Tập hợp số hữu tỉ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$với:
A. a= 0, b $\neq$ 0
B. a, b $\epsilon$ Z, b $\neq$ 0
C. a, b $\epsilon$N
D. a $\epsilon$, b $\neq$ 0
Câu 2: Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là?
A. ℚ
B. ℕ*
C. Q
D. R
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dấu “...”.
Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng ... rồi so sánh hai ... đó.
A. số
B. số tự nhiên
C. phân số
D. chữ
Câu 4: Với hai số hữu tỉ a, b bất kì ta luôn có
A. a=b và a>b
B. a=b hoặc a>b hoặc a< b
C. a> b hoặc a< b
D. a<b
Câu 5: Cho ba số hữu tỉ a,b,. Nếu a,b,c và a<b thì a< c
Đây được gọi là tính chất gì
A. Tính chất bắc cầu
B. Tính chất giao hoán
C. Tính chất kết hợp
D. Tính chất phân phối
Câu 6: Trên trục số, nếu a< bthì điểm a ... điểm b
A. nằm sau
B. trùng
C. nằm trước
D. bằng
Câu 7: Trên trục số các điểm nằm trước gốc O biểu diễn số hữu tỉ gì?
A. số hữu tỉ dương
B. số hữu tỉ âm
C. số không
D. không biểu diễn số
Câu 8: Trên trục số các điểm nằm sau gốc O biểu diễn số hữu tỉ gì?
A. số hữu tỉ dương
B. số hữu tỉ âm
C. số không
D. không biểu diễn số
Câu 9: Số 0 là số hữu tỉ âm hay số hữu tỉ dương?
A. Số hữu tỉ âm
B. Số hữu tỉ âm
C. Không là số hữu tỉ âm, cũng không là số hữu tỉ dương
D. Là chữ không phải số
Câu 10: Số hữu tỉ âm là?
A. Số hữu tỉ lớn hơn 0
B. Số hữu tỉ bằng 0
C. Số đối của số 0
D. Số hữu tỉ nhỏ hơn 0
Câu 11: Số hữu tỉ dương là?
A. Số hữu tỉ lớn hơn 0
B. Số hữu tỉ bằng 0
C. Số đối của số 0
D. Số hữu tỉ nhỏ hơn 0
Câu 12: Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ a được gọi là?
A. điểm d
B. điểm b
C. điểm c
D. điểm a
Câu 13: Số đối của số hữu tỉ a là
A. a
B. - a
C. +a
D. $\frac{1}{a}$
Câu 14: Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau a và -a nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng ... đến O.
A. khoảng cách
B. khoảng trống
C. kí hiệu
D. giá trị
Câu 15: Mỗi số hữu tỉ có bao nhiêu số đối?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Các số nào sau đây là số hữu tỉ âm?
-1, 2,4,1,3,-8,0
A. -1.2.4.1.3.-8,0
B. -1,2,3,8
C. -1,2,-8,0
D. -1,2,8
Câu 2: Các số nào sau đây là số hữu tỉ dương?
-1,9,4,-3,-8,0
A. 9,4,0
B. -2,9,4,-8,0
C. 9,4
D. 0
Câu 3: Số đối của số hữu tỉ -8,1 là?
A.-1,8
B. 8,1
C.-8,1
D. 1,8
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. số nguyên là số hữu tỉ
B. số nguyên là số thập phân
C. số nguyên không là số hữu tỉ
D. số nguyên là số 0
Câu 5: Số b biểu diễn trên trục số là nằm về phía trục dương so với O và có cùng khoảng cách tới O so với điểm a . Số b là số gì của số ?
A. số 0
B. số b bằng số a
C. số đối
D. không xác định
Câu 6: Trên trục số, điểm a nằm trước điểm b thì:
A. a>b
B.a=0
C. a=-b
D. a<b
Câu 7: Nếu a<b và b< c. Theo tính chất bắc cầu ta có
A. a<c
B. a=c
C. a>c
D. a $\epsilon$ c
Câu 8: Số a và b được biểu diễn là cùng một điểm trên trục số, so sánh a và b?
A. a>b
B. a=b
C. a<b
D. a $\epsilon$
Câu 9: Số hữu tỉ viết được dưới dạng $\frac{a}{b}$, a,b $\epsilon$ Z. Trong đó b cần điều kiện gì?
A. a=b
B. a=1
C. b $\neq$ 1
D. b $\neq$ 0
Câu 10: Kí hiệu Q là kí hiệu của tập số nào?
A. Tập hợp các số tự nhiên
B. Tập hợp các số hữu tỉ
C. Tập hợp các số nguyên
D. Tập hợp các số hữu tỉ âm
Câu 11: Số hữu tỉ gồm các số hữu tỉ âm, số hữu tỉ dương và số...
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 12: Số hữu tỉ viết được dưới dạng %\frac{a}{b}$, trong đó
A. a,b>0
B. a,b $\notin$ Z
C. a,b $\in $ Z
D. a,b=0
Câu 13: Số a được biểu diễn là điểm M nằm trước gốc O trên trục số. Số a là?
A. Số hữu tỉ dương
B. Số hữu tỉ âm
C. Số 0
D. Số 1
Câu 14: Số được biểu diễn là điểm nằm sau gốc trên trục số. Số là?
A. Số 1
B. Số 0
C. Số hữu tỉ dương
D. Số hữu tỉ âm
Câu 15: Trên trục số, số được biểu diễn là điểm. Hỏi số đối của số được biểu diễn là điểm gì?
A. điểm -a
B. điểm a
C. điểm O
D. không biểu diễn được
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Số đối của số -4, 5là
A.4,5
B. 5,4
C. 9
D. -5,4
Câu 2: Số đối của 7, 1 là số b. Số b là
A. -1,7
B. 7,1
C. 1,7
D. -7,1
Câu 3: Viết số hữu tỉ 4,8 thành phân số?
A.$\frac{23}{5}$
B. $\frac{24}{5}$
C. $\frac{25}{5}$
D. $\frac{26}{5}$
Câu 4: Số hữu tỉ âm trong dãy số là?
-2; 8,1; -3,3 ; 4 ; 0
A. -2; 8,1 ; -3,3 ;4 ; 0
B. -2; 8; 1; -3,3 ; 4
C. -2 ; -3,3
D. 0
Câu 5: Số hữu tỉ dương trong dãy số là?
-2 ; 8,1 , -3,3 ; 4 ; 0
A. 0
B. 3
C. 8,1
D. 8,1 ; 4
Câu 6: So sánh hai số hữu tỉ 1,5 và $\frac{5}{2}$
A. 1,5 = $\frac{5}{2}$
B. 1,5 < $\frac{5}{2}$
C. 1,5 > $\frac{5}{2}$
D. Không so sánh được
Câu 7: So sánh hai số -0,375 và -$\frac{5}{8}$
A. -0,375 = -$\frac{5}{8}$
B. -0,375 < -$\frac{5}{8}$
C. -0,375 > -$\frac{5}{8}$
D. Không so sánh được
Câu 8: Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
-5$\frac{1}{4}$; -2; -$\frac{3}{2}$
A. -$\frac{3}{2}$ ; - 2 ; -5$\frac{1}{4}$
B. -5$\frac{1}{4}$; -2 ; -$\frac{3}{2}$
C. -2 ; -$\frac{3}{2}$; -5$\frac{1}{4}$
D. -$\frac{3}{2}$; -2 ; -5$\frac{1}{4}$
Câu 9: Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
-5$\frac{1}{4}$, -2, -$\frac{3}{2}$
A. -5$\frac{1}{4}$; -$\frac{3}{2}$ ; -2
B. -$\frac{3}{2}$ ; -2 ; -5$\frac{1}{4}$
C. -5$\frac{1}{4}$; -2; -$\frac{3}{2}$
D.-2 ; -$\frac{3}{2}$; -5$\frac{1}{4}$
Câu 10: Tìm số đối của các số hữu tỉ sau:
-1,7 ; 3,4 ; -9,4
A. 1, 7; - 3,4 ; -9,4 ;
B. -1, 7; 3, 4; 9,4
C.-1,7; -3,4 ; -9,4
D. 1,7; 3,4 ;9,4
Câu 11: Viết các số hữu tỉ sau về dạng phân số
-1,5; -4,2; 9,5
A. $\frac{3}{2}$, $\frac{21}{5}$, $\frac{9}{2}$
B. $\frac{3}{2}$ , $\frac{21}{5}$, $\frac{8}{2}$
C. $\frac{3}{2}$, -$\frac{21}{5}$, $\frac{8}{2}$
D. $\frac{3}{2}$, -$\frac{21}{5}$, $\frac{9}{2}$
Câu 12: Trong các phân số sau phân số nào biểu diễn số hữu tỉ -0,125 ?
- $\frac{1}{8}$, $\frac{1}{8}$, - $\frac{1}{4}$, - $\frac{3}{16}$
A. - $\frac{1}{4}$
B. - $\frac{3}{16}$
C. $\frac{1}{8}$
D. - $\frac{1}{8}$
Câu 13: Tìm số đối của số hữu tỉ 6$\frac{1}{5}$
A. 6,2
B. -6,2
C. 6,1
D. -6,1
Câu 14: Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. -6 $\in $Q
B. -6$\notin$Q
C. -6 là số hữu tỉ âm
D. -6 nhỏ hơn số không
Câu 15: Sử dụng tính chất bắc câu so sánh số a với số b biết, a>c, b<c
A. a=b
B.a<b
C.a>b
D. Không so sánh được
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1:Cho trục số như hình vẽ. Điểm M và điểm N biểu diễn các số nào?
A. 1,5 ; -$\frac{3}{2}$
B. -$\frac{3}{2}$; $\frac{3}{2}$
C. $\frac{3}{2}$; -$\frac{3}{2}$
D. -1; 1,
Câu 2: Cho trục số, điểm B biểu diễn số hữu tỉ b, điểm A biểu diễn số hữu tỉ a.
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Số hữu tỉ a lớn hơn số hữu tỉ b
B. Số hữu tỉ a là số hữu tỉ dương
C. Số hữu tỉ a là số hữu tỉ dương và nhỏ hơn 0
D. Số hữu tỉ b là số hữu tỉ âm
Câu 3:Tuổi thọ trung bình dự kiến của những người sinh năm 2019 ở một số quốc gia được cho trong bảng sau:
Sắp xếp các quốc gia theo tuổi thọ trung bình dự kiến từ nhỏ đến lớn.
A. Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Tây Ban Nha
B. Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Auatralia
C. Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Auatralia
D. Tây Ban Nha, Auatralia, Mỹ, Anh, Pháp
Câu 4:Các điểm A, B, C, D biểu diễm những số hữu tỉ nào?
A. $\frac{7}{6}$; $\frac{1}{3}$; -$\frac{1}{2}$; -$\frac{4}{3}$
B. $\frac{7}{6}$; - $\frac{1}{3}$; -$\frac{1}{2}$; -$\frac{4}{3}$
C. -$\frac{7}{6}$; -$\frac{1}{3}$; -$\frac{1}{2}$; $\frac{4}{3}$
D. $\frac{7}{6}$; $\frac{1}{3}$; $\frac{1}{2}$; $\frac{4}{3}$
Câu 5:So sánh các số a,b,c,d. Biết c là số đối của a, d là số đối của b, a là số hữu tỉ dương và a>b
A. a>b>c>d
B.a>b>d>c
C. d>a>b>c
D. d>a>c>b
=> Giáo án toán 7 kết nối bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ