Giáo án Địa lí 9 kết nối bài 17: Vùng Tây Nguyên

Giáo án bài 17: Vùng Tây Nguyên sách Lịch sử và Địa lí 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

  • Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

  • Nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.

  • Trình bày được sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.

  • Trình bày được các vấn đề môi trường trong phát triển.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với GV và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác thông tin, bảng 17.1 – 17.3, hình 17.1 – 17.3 SGK và các tài liệu khác có liên quan đến bài học để trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên của vùng, nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hóa của dân tộc Tây Nguyên; sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế thế mạnh của vùng; các vấn đề môi trường trong phát triển.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, hình 17.1; 17.2 SGK nhận thức thế giới theo quan điểm không gian để xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

  • Trách nhiệm: Có ý thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên. 

  • Yêu nước: Tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau giữa các vùng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).

  • Bảng số liệu, tranh ảnh, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Vùng Tây Nguyên. 

  • Phiếu học tập.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Vùng Tây Nguyên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán đặc sản. HS quan sát hình ảnh và trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc sản xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán đặc sản.

- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS quan sát hình ảnh về một số cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, sau đó đoán tên đặc sản thông qua hình ảnh.

+ HS trả lời nhanh nhất và đoán đúng qua hình ảnh sẽ được điểm cộng.

- GV trình chiếu hình ảnh:

Tech12h

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đoán đặc sản.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời. 

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Hình 1: Cà phê

+ Hình 2: Cao su

+ Hình 3: Bơ  

+ Hình 4: Hồ tiêu

=> Đây là những đặc sản của vùng Tây Nguyên.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng về quốc phòng an ninh và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống với bản sắc văn hoá đa dạng, đặc sắc. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên có những thế mạnh và hạn chế gì? Ngành kinh tế nào là ngành thế mạnh của vùng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

a. Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS cả lớp làm việc cá nhân, dựa vào hình 17.1, mục 1 SGK tr.186 trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Tây Nguyên. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào hình 17.1 và mục 1 SGK tr.186, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

- GV gợi ý HS bằng cách trả lời những câu hỏi sau: 

+ Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh, gồm những tỉnh nào? 

+ Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nào, tiếp giáp với nước nào?

+ Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

Tech12h

- GV tổ chức cho HS xem video về Tây Nguyên: 

https://www.youtube.com/watch?v=n6VZqTYv21Q

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm GV yêu cầu.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình hoàn thành nội dung (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS lên bảng xác định trên bản đồ và trình bày thông tin.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ vùng Tây Nguyên

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. 

- Giáp với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung, Đông Nam Bộ và hai nước Lào và Cam – pu – chia.

- Vùng có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, thuận lợi trong giao thương với các vùng trong nước và đóng vai trò quan trọng trong kết nối các nước Đông Nam Á lục địa.

Hoạt động 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Mục tiêu: Trình bày được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, khai thác Hình 17.1 và thông tin mục 2 SGK tr.186 - 187 và trả lời câu hỏi: Trình bày thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng về an ninh quốc phòng, đồng thời có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế.

GV yêu cầu HS làm việc làm cặp đôi, giao nhiệm vụ: Khai thác Hình 17.1 và thông tin mục 2 SGK tr.186 - 187 và trả lời câu hỏi: Phân tích được thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên.

Tech12h

- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên: 

Tech12h

- GV tổ chức cho HS xem video khám phá vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên: 

https://video.vietnam.vn/watch/TdTUhmLlOIzqZlF

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2. Đặc điểm điều kiện và tài nguyên thiên nhiên. 

a. Thế mạnh 

- Địa hình và đất: 

+ Chủ yếu là các cao nguyên bề mặt xếp tầng, tương đối bằng phẳng. 

+ Đất badan màu mỡ thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu.

- Khí hậu: 

+ Tính chất cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển và phơi sấy nông sản. 

+ Một số khu vực có khí hậu mát mẻ, thuận lợi phát triển du lịch và các cây trồng cận nhiệt. 

- Nguồn nước: 

+ Bắt nguồn của nhiều con sống chảy qua nhiều địa hình khác nhau, tạo tiềm năng thủy điện lớn. 

+ Nhiều hồ với khả năng trữ nước và điều tiết dòng chảy. 

+ Nước ngầm phong phú, cung cấp nước vào mùa khô. 

- Khoáng sản: phong phú, có bô – xít với nhiều trữ lượng lớn. 

- Sinh vật: 

+ Rừng có trữ lượng lớn, nhiều động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm. 

+ Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. 

b) Hạn chế

- Đất bị suy thoái ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng.

- Mùa khô kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và cháy rừng. 

- Nước ngầm năm sâu và có sự suy giảm về trữ lượng gây khó khăn cho khai thác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư và văn hóa

a. Mục tiêu: Thông qua Hoạt động, HS nhận xét được đặc điểm dân cư, văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bàng 17.1, thông tin mục 3 SGK tr.189 - 190 và trả lời câu hỏi:

- Nhận xét đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên. 

- Trình bày đặc điểm văn hóa nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi của GV

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Vùng Tây Nguyên là vùng có nhiều thành phần dân tộc lớn nhất nước ta. Chính điều đó đã đem lại những màu sắc văn hóa đặc biệt và độc lạ của vùng đất kỳ vĩ này. 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào Bảng 17.1 và mục 3 SGK tr.189 – tr.190 và hoàn thành các nhiệm vụ: 

+ Nhiệm vụ 1: Khai thác bảng 17.1 và mục 3.a và nhận xét đặc điểm dân cư ở Tây Nguyên. 

Bảng 17.1. Một số chỉ tiêu về dân cư ở vùng Tây Nguyên và cả nước năm 2021.

Chỉ tiêu 

Tây Nguyên

Cả nước

Mật độ dân số (người/km2)

111

297

Tuổi thọ trung bình (năm)

71,1

73,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

28,9

37,1

(Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam năm 2022)

+ Nhiệm vụ 2: Khai thác mục Em có biết và mục 3b và trình bày đặc điểm văn hóa nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên.

 

Tech12h

- GV cung cấp một số tư liệu về dân cư và văn hóa (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3). 

- GV tổ chức cho HS xem video: 

https://www.youtube.com/watch?v=CcTbaacqNHY

https://www.youtube.com/watch?v=BoCf3ChiwlU

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các cặp đôi trình bày nội dung tìm hiểu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về Đặc điểm dân cư và văn hóa.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

3. Dân cư, văn hóa. 

a. Dân cư 

- Tỉ lệ tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình cả nước. 

- Là vùng thưa dân, mật độ dân số 111 người/km2 năm 2021. 

- Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 71% tổng số dân năm 2021. 

- Tây Nguyên có nhiều thành phần dân tộc nhất nước ta. 

b. Văn hóa

- Tây nguyên có nhiều di sản vật thể, phi vật thể, điện hình là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, các lễ hội truyền thống như Đua Voi, Cơm Mới…

- Kiến trúc đặc trưng: Nhà Rông. Nhà Dài, nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá. 

- Hoạt động sản xuất có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trên nướng rẫy. 

- Đồng bào Tây nguyên đoàn kết, tạo cơ sở ổn định và phát triển Tây Nguyên bền vững. 

- Văn hóa đa dạng, dộc đáo, tiếp thu các yếu tố văn hóa mới vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. 

Tư liệu 1: 

Tech12h

Tư liệu 2: 

        

Tech12h

Hoạt động 4: Tìm hiểu các ngành kinh tế mạnh

a. Mục tiêu: Trình bày sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Tây Nguyên

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Bảng 17.2 – 17.3, Hình 17.2 – 17.3, thông tin mục 4 SGK tr.190 – tr.193 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế mạnh của vùng Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1: Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế mạnh của vùng Tây Nguyên của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt:

+ Vùng có thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông – lâm.

+ Ngành công nghiệp của vùng đang có rất nhiều tiềm năng.

+ Du lịch là một ngành thế mạnh và đem lại nhiều giá trị kinh tế cao.

Tech12h

-  GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. 

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Bảng  17.2 – 17.3, Hình 17.2 – 17.3, và thông tin mục 4 SGK tr.191 – tr.193 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

+ Nhóm 1: Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+Nhóm 2: Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp sản xuất điện.

+ Nhóm 3: Tình hình phát triển và phân bố ngành du lịch.

+ Nhóm 4: Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

……………………

4. Các ngành kinh tế mạnh

Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Hoạt động 4.

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

I. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay