Đề thi cuối kì 1 công dân 8 kết nối tri thức (Đề số 8)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 8. Cấu trúc đề thi số 8 học kì 1 môn Công dân 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?

A.Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, nhưng lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn.

B. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

C. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con.

D. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn.

Câu 2 (0,25 điểm). Vì sao trong nông nghiệp không nên lạm dụng phân bón hóa học?

A. Làm biến đổi gen của cây trồng.

B. Vì phân bón hóa học có giá thành khá cao.

C. Phá hủy môi trường sống của các con côn trùng có lợi.

D. Làm biến đổi dưỡng chất trong đất canh tác, ảnh hưởng đến môi trường, gây hại cho con người.

Câu 3 (0,25 điểm).Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường”. 

Trước việc làm đó em cần báo với ai?

A. Chính quyền địa phương.

B. Trưởng thôn.

C. Trưởng công an xã.

D. Gia đình.

Câu 4 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống “Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với …(1)… và …(2)…chung của xã hội”?

A. (1). nguyên lí; (2). tình hình.

B. (1). lợi ích; (2). đạo lí.

C. (1). đạo lí; (2). lợi ích.

D. (1). công lí; (2). tình hình.

Câu 5 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để thực hiện lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân?

A. 8.

B. 7.

C. 6.

D. 5.

Câu 6 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.

C. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.

D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Câu 7 (0,25 điểm). Trong tình huống sau đây, bạn học sinh nào đã biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

Bạn Đ là lớp trưởng lớp 8A. Khi thấy các bạn trong lớp mắc khuyết điểm, Đ đều nhẹ nhàng góp ý và khuyên các bạn nên sửa chữa lỗi sai. Nhiều lần được Đ góp ý, nhắc nhở, nhưng K không sửa đổi, ngược lại, K cho rằng: “Đ đang lợi dụng chức vụ để cố tình trù dập mình”.

A. Bạn K.

B. Không có bạn học sinh nào.

C. Hai bạn K và Đ.

D. Bạn Đ.

Câu 8 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:

(1) Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu

(2) Cam kết thực hiện kế hoạch

(3) Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi

(4) Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết

(5) Ưu tiên công việc cần thực hiện trước

(6) Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

A. (3) - (2) - (1) - (5) - (4) - (6).

B. (1) - (5) - (4) - (6) - (3) - (2).

C. (3) - (2) - (5) - (4) - (1) - (6).

D. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).

Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Điều chỉnh suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực.

B. Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

C. Phê phán những thái độ, hành vi đi ngược lại lẽ phải.

D. Chỉ bảo vệ lẽ phải khi nhận được lợi ích cho bản thân.

Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân?

A. Giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống.

B. Giúp mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

C. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất.

D. Giúp mỗi cá nhân có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 11 (0,25 điểm). Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào?

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm.

Câu 12 (0,25 điểm). Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?

A. Giúp bạn K có định hướng.

B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt.

C. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.

D. Giúp bạn K có vóc dáng đẹp.

Câu 13 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải?

A. Gió chiều nào theo chiều ấy.

B. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.

C. Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.

D. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.

Câu 14 (0,25 điểm). SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

A. Quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

B. Quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

C. Quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.

D. Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

Câu 15 (0,25 điểm). Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

B. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

C. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.

D. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.

Câu 16 (0,25 điểm). Tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân là gì?

A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân/ Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình.

B. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân/ Những điểm mạnh trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình.

C. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình.

D. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân/ Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn.

Câu 17 (0,25 điểm). Câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời” đã phản ánh về vấn đề gì?

A. Thay đổi để thích nghi.

B. Bảo vệ lẽ phải.

C. Dũng cảm, kiên cường.

C. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 18 (0,25 điểm). Ý nghĩa câu danh ngôn: "Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó".

A. Cố gắng sẽ đạt được mọi thứ.

B. Bạn muốn đạt được nó thì phải đoàn kết.

C. Phải biết mình đang làm gì.

D. Biết bản thân mình cần cái gì, xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện chắc chắn sẽ đạt được.

Câu 19 (0,25 điểm). Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?

Trên đường đi học về, H và T phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. H rủ T đi báo công an xã, nhưng T từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với T, H đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã”.

A. Bạn H.

B. Bạn T.

C. Cả hai bạn H và T.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 20 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải?

A. Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

B. Chỉ nên tố cáo sai trái, nói đúng sự thật khi nhận thấy có lợi cho bản thân.

C. Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo, bảo vệ những điều đúng đắn.

D. Người bảo vệ lẽ phải sẽ bị lợi dụng và phải chịu thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 21 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 22 (0,25 điểm). Phát triển bản thân thuộc loại mục tiêu cá nhân nào?

A. Mục tiêu cá nhân có tể được phân loại theo lĩnh vực.

B. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian.

C. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo tính chất.

D. Mục tiêu cá nhân được phân loại theo đặc điểm.

Câu 23 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải?

A. Anh P gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông X.

B. Bạn K dũng cảm nhận khuyết điểm khi phạm phải lỗi lầm.

C. Thấy anh M làm sai, anh H góp ý và khuyên anh M sửa đổi.

D. Bạn T ngó lơ khi thấy bạn C mở tài liệu trong giờ kiểm tra.

Câu 24 (0,25 điểm). Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia”. 

Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.

C. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.

D. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). 

a. Hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

b. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến “Người bảo vệ lẽ phải luôn luôn chịu thiệt thòi”? Hãy trình bày lý do vì sao em có quan điểm như vậy.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy giải thích tại sao việc xác định mục tiêu cá nhân lại quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người? Em hãy nêu một ví dụ về mục tiêu cá nhân của mình và trình bày các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Bài 4: 

Bảo vệ lẽ phải

1

1

4

0

3

0

0

0

8

1

5,0

 

Bài 5: 

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

1

0

4

0

3

0

0

0

8

0

2,0

 

Bài 6: 

Xác định mục tiêu cá nhân

2

0

4

0

2

0

0

1

8

1

3,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Bài 4 

8

1

Bảo vệ lẽ phải

Nhận biết

- Điền được từ đúng vào chỗ trống để hoàn thành câu.

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

- Nêu được quan điểm về ý kiến “Người bảo vệ lẽ phải luôn luôn chịu thiệt thòi”.

1

1

C4

C1 ýa

(TL),

C1 ýb

(TL)

Thông hiểu

- Nêu được lí do không nên nói dối, đặt điều với con trẻ.

- Chỉ ra hành vi không phải là biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Chỉ ra được câu tục ngữ phản ánh về việc bảo vệ lẽ phải.

- Chỉ ra được ý kiến đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ lẽ phải.

4

C1,

C9,

C13,

C20

Vận dụng

- Chi ra được bạn học sinh biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải trong tình huống.

- Nêu được nội dung của câu ca dao “Dù cho đất đổi trời thay/ Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời”.

- Chỉ ra nhân vật chưa biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

3

C7,

C17,

C23

Bài 5

8

0

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Nhận biết

Nêu được cách bảo vệ đối với đất ở miền núi.

1

C11

Thông hiểu

- Nêu được lí do không  nên lạm dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp.

- Chỉ ra được ý kiến không đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Chỉ ra được hành vi pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện.

- Chỉ ra được ý kiến đúng khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

4

C2,

C6,

C15,

C21

Vận dụng

- Nêu được cách xử lí tình huống để bảo vệ môi trường.

- Chỉ ra được chủ thể trong tình huống có ý thức bảo vệ môi trường.

- Lựa chọn được cách ứng xử đúng để bảo vệ môi trường.

3

C3,

C19,

C24

Bài 6

8

1

Xác định mục tiêu cá nhân

Nhận biết

- Nêu được số bước để thực hiện lập kế hoạch cho mục tiêu cá nhân.

Nêu được loại mục tiêu cá nhân của Phát triển bản thân.

2

C5

C22

Thông hiểu

- Sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.

- Chỉ ra được nội dung không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân.

- Nêu được vai trò của SMART.

- Nêu được tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân.

4

C8,

C10,

C14,

C16

Vận dụng

- Nêu được lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K khi đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục.

- Nêu ý nghĩa câu danh ngôn: "Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó".

2

C12,

C18

Vận dụng cao

Giải thích được việc xác định mục tiêu cá nhân lại quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người và  lấy ví dụ về mục tiêu cá nhân của mình, trình bày các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó.

1

C2

(TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay