Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3

Giáo án module 3 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo. Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 6 –  CTST

CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ LỨA TUỔI VÀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI

TUẦN 1: KHÁM PHÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

CỦA EM, TÌM HIỂU BẢN THÂN

Thời lượng: 1 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

 

 

 

 

Năng lực nhận thức và tư duy HĐTN

- Chỉ ra được những điều khác biệt của trường THCS và trường tiểu học.

- Chia sẻ được những băn khoăn của em về những ngày đầu học ở trường THCS.

(1)

- Mô tả được sự thay đổi của bản thân ở thời điểm hiện tại so với một năm trước.

- Chia sẻ mong muốn của bản thân trong quan hệ với mọi người xung quanh.

- Gọi tên được một số nét tính cách của em (nét tính cách tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống). Cách em rèn luyện để điều chỉnh những nét tính cách đó.

(2)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

- Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống ở trường học.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập được giao.

(3)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự xây dựng được kế hoạch để điều chỉnh những nét tính cách chưa hoàn thiện.  

- Tự tin, thích ứng với môi trường học tập mới.

(4)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Nhân ái

- Yêu quý và tự hào về ngôi trường THCS.

- Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn những công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.

(5)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Tranh, ảnh, tư liệu để giới thiệu về nhà trường, các thầy cô giáo bộ môn, các phòng chức năng, ban giám hiệu nhà trường, cán bộ Đoàn, Đội, cán bộ nhân viên khác trong trường,…
  • Hình ảnh SGK các môn học.
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 01 tiết/45 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(5 phút)    

 

(3) (5)

- Nghe bài hát Mái trường mến yêu.

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi nghe bài hát.

Nêu vấn đề/

Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Khám phá trường THCS của em

(20 phút)

(1) (3) (5)

- Những điều khác biệt của trường THCS và trường tiểu học.

- Những băn khoăn của HS về những ngày đầu học ở trường THCS.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Vấn đáp, kiểm tra viết / Câu hỏi, phiếu học tập, Rubric

Hoạt động 3: Tìm hiểu bản thân

 (20 phút)

(2) (3) (4) (5)

- Tìm hiểu sự thay đổi về vóc dáng của bản thân.

- Tìm hiểu nhu cầu của bản thân.

- Gọi tên bản thân bằng tính cách.

Dạy học nhóm, Trò chơi/ Khăn trải bàn, động não

Vấn đáp, quan sát/ Câu hỏi, Rubric

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (3), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần lắng nghe bài hát Mái trường mến yêu của HS.

- Phần nêu suy nghĩ của HS sau khi nghe bài hát Mái trường mến yêu.

  1. Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS lắng nghe và cảm nhận ca từ trong bài hát Mái trường mến yêu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về hình ảnh ngôi trường sau khi nghe bài hát Mái trường mến yêu?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt vào chủ đề Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới. Nhiệm vụ 1,2 – Khám phá trường THCS của em, tìm hiểu bản thân.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Lắng nghe và cảm nhận được ca từ của bài hát Mái trường mến yêu

 

 

Nêu được một vài cảm nhận của em về hình ảnh mái trường, thầy cô, bạn bè sau khi nghe bài hát.

 

 

Hoạt động 2: Khám phá trường THCS của em (20 phút)

  1. Mục tiêu: (1), (3), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về tên các thầy cô giáo ở trường THCS; tên các môn học ở lớp 6 và tên các thầy cô giáo dậy bộ môn.

- Phần so sánh của HS về sự khác nhau khi học ở trường THCS và trường tiểu học.

- Phần hoàn thành phiếu theo mẫu của HS về chia sẻ những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu môi trường học tập mới

- GV trao đổi với HS: Các em đã biết những thầy cô giáo nào ở trường THCS?

- GV giới thiệu lại cho HS tên tuổi của các thầy cô giáo trong nhà trường.

- GV phỏng vấn nhanh HS: Tên các môn học được học ở lớp 6 và tên GV dạy môn học đó ở lớp mình.

- GV khuyến khích HS chia sẻ: Theo em, điểm khác nhau khi học ở trường trung học cơ sở và trường tiểu học là gì?

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ băn khoăn của HS trước khi vào môi trường mới.

- GV chia HS thành các nhóm (6 người), yêu cầu HS hoàn thành phiếu theo mẫu sau: Chia sẻ những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà các em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

Băn khoăn của em

Người chia sẻ

Em chưa nhớ hết được tên các môn học.

 

Em không nhớ hết được những gì thấy cô dạy vì học nhiều môn.

 

Em khó làm quen với các bạn và lo bị bắt nạt.

 

Em khó diễn đạt suy nghĩ của mình.

 

Em lo lắng vì sợ không hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

Em chưa có bạn thân trong lớp

 

Những băn khoăn khác của em:

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Các em cần cố gắng làm quen với sự thay đổi này để học tập tốt hơn.

Khám phá trường THCS của em

- Điểm khác nhau khi học ở trường THCS và trường tiểu học:

+ Nhiều môn học hơn, nhiều hoạt động giáo dục diễn ra ở trường.

+ Nhiều GV dạy hơn.

+ Phương pháp học tập đa dạng hơn; kiến thức đa dạng hơn,....

 - HS hoàn thành phiếu theo mẫu và chia sẽ những băn khoăn, cách tháo gỡ khó khăn:

+ Nên cởi mở, chia sẻ khi gặp khó khăn để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ người thân, thầy cô hay bạn bè.

+ Ví dụ: Em không nhớ tên thầy cô của tất cả các môn học thì em chia sẻ với thầy cô, bạn bè để biết và nhớ tên các thầy cô các bộ môn.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Tìm hiểu môi trường học tập mới (nêu được tên các thầy cô ở trường THCS, tên bộ môn và GV bộ môn); Nêu một số điểm khác nhau giữa trường THCS và trường tiểu học.

 (4 điểm)

- Không nêu được tên các thầy cô ở trường THCS, tên bộ môn và GV bộ môn.

- Không nêu được điểm khác nhau giữa trường THCS và trường tiểu học.

 (0 điểm)

- Nêu được tên các thầy cô ở trường THCS hoặc tên bộ môn và GV bộ môn.

- Nêu được 1-2 điểm khác nhau giữa trường THCS và trường tiểu học.

(2 điểm)

- Nêu được tên các thầy cô ở trường THCS, tên bộ môn và GV bộ môn.

- Nêu được  điểm khác nhau giữa trường THCS và trường tiểu học.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Nêu được tên các thầy cô ở trường THCS, tên bộ môn và GV bộ môn.

- Nêu được  điểm khác nhau giữa trường THCS và trường tiểu học.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

2

Chia sẻ những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

(4 điểm)

Không chia sẻ được những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

(0 điểm)

Chia sẻ được những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới hoặc những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

(2 điểm)

- Chia sẻ được những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

- Chia sẻ được những băn khoăn của bản thân trước khi bước vào môi trường học mới và những người mà em chia sẻ để tháo gỡ khó khăn.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(4 điểm)

3

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập được giao

(2 điểm)

Không tham gia các nhiệm vụ học tập được giao.

(0 điểm)

 

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao nhưng tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(1 điểm)

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(2 điểm)

Hoạt động 3: Tìm hiểu bản thân (20 phút)

  1. Mục tiêu: (2), (3), (4), (5).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần giới thiệu trước lớp của HS về hình dáng của bản thân đã thay đổi như thế nào so với 1 năm trước.

- Phần trả lời câu hỏi thảo luận nhóm của HS về: nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng và ý nghĩa sự khác nhau đó, đề xuất một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

- Phần chơi trò chơi Bingo của HS – nêu những mong muốn của bản thân.

- Phần trả lời của HS về tính cách thuận lợi, tính cách khó khăn, biện pháp rèn luyện tính cách thuận lợi.

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Tìm hiểu bản thân

- GV yêu cầu HS quan sát hình dáng của các bạn trong lớp.

- GV mời một số HS: Giới thiệu trước lớp ảnh của mình thời điểm hiện tại và cách đây 1 năm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về hình dáng của các bạn qua 2 tấm ảnh?

+ Bản thân em đã thay đổi như thế nào so với một năm trước?

- GV chia HS thành các nhóm (6 người), yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về dáng vóc giữa các bạn.

+ Sự khác biệt về vóc dáng giữa các bạn trơng lớp mang lại ý nghĩa gì đối với chúng ta?

+ Đề xuất một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhu cầu bản thân

- GV yêu cầu HS chuẩn bị thẻ Bingo theo mẫu để chơi trò chơi Bingo: Cả lớp tự do tiếp cận các bạn trong lớp để tìm xem bạn nào có nhu cầu trong danh sách nhu cầu của mình. Viết tên của người bạn vào ô nhu cầu tương ứng. Mỗi ô chỉ được viết tên một người. Bạn nào điển đủ 9 ô với 9 người khác nhau thì sẽ hô to Bingo và viết tên mình lên bảng. Những bạn về sau viết sau tên bạn trước để biết thứ tự Bingo.

- GV đọc nhu cầu và hỏi cả lớp ai mong muốn thì giơ tay. GV đếm số lượng và ghi vào bảng:

STT

Nhu cầu

Số lượng

1

Tôi muốn được yêu thương

 

2

Tôi muốn được đối xử công bằng

 

3

Tôi mong bạn luôn chơi với tôi

 

4

Tôi mong bạn nói nhẹ nhàng với tôi

 

5

Tôi mong không ai bị bắt nạt

 

6

Tôi mong bạn tha thứ nếu tôi sai

 

7

Tôi mong muốn được ghi nhận

 

8

Tôi mong bạn và tôi luôn giúp đỡ nhau

 

9

Tôi mong bạn và tôi cùng học giỏi

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ngoài những nhu cầu trên, các em còn nhu cầu nào khác nữa không?

Nhiệm vụ 3: Gọi tên tính cách của em

- GV chiếu một số từ ngữ chỉ tính cách, HS đọc và suy ngẫm xem từ ngữ nào phù hợp với tính cách của mình: vui vẻ, tự tin, khó tính, thân thiện, lầm lì, thông minh, nhanh nhẹn, chậm chạp, cẩn thận, luộm thuộm,…

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy phân loại những tính cách nào tạo thuận lợi, tính cách nào tạo khó khăn trong đời sống hằng ngày? Em làm gì để rèn luyện tính cách tốt?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu bản thân

- Sự thay đổi của bản thân so với một năm trước: Bước vào tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt và sẽ phát triển nhanh trong những năm tiếp theo. Mỗi người có sự phát triển riêng theo hoàn cảnh và mong muốn của bản thân. Chúng ta cần biết yêu thương bản thân và tôn trọng sự khác biệt.

- Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn: Dậy thì sớm hoặc muộn, di truyền, chế độ ăn uống, chế độ ngủ nghỉ, tập thể dục, thể thao,...

- Sự khác biệt tạo đó tạo giúp chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau những việc làm phù hợp với đặc điểm cá nhân; cần biết tôn trọng sự khác biệt, hình thúc không tạo nên giá trị thực của nhân cách...

- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn: ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, đi ngủ đúng giờ, tập luyện thể thao,…

- Tính cách tạo thuận lợi : Vui vẻ, tự tin, thân thiện, thông minh, nhanh nhẹn, cẩn thận,…

- Tính cách tạo khó khăn: khó tính, lầm lì, ít nói, chậm chạp,…

- Cần rèn luyện mỗi ngày các tính cách tốt, cải thiện tính cách xấu, giúp cho mọi việc trong cuộc sống hằng ngày diễn ra thuận lợi, vui vẻ,…(luôn suy nghĩ tích cực, mở lòng chia sẻ cùng mọi người,….

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Giới thiệu bản thân thay đổi như thế nào so với 1 năm trước, nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn trong lớp; đề xuất một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

(3 điểm)

- Không giới thiệu được sự thay đổi của bản thân.

- Không nêu được nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn trong lớp.

- Không đề xuất một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

 

 (0 điểm)

- Giới thiệu được sự thay đổi của bản thân.

-  Nêu được nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn trong lớp hoặc đề xuất được một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

 

 

(1 điểm)

- Giới thiệu được sự thay đổi của bản thân.

- Nêu được nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn trong lớp; đề xuất được một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

- Giới thiệu được sự thay đổi của bản thân.

- Nêu được nguyên nhân và ý nghĩa dẫn đến sự khác nhau về vóc dáng giữa các bạn trong lớp; đề xuất được một số biện pháp rèn luyện sức khỏe ở tuổi mới lớn.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

2

Chơi trò chơi Bingo - Nói về nhu cầu của bản thân và tên người bạn.

(3 điểm)

- Không nắm được luật chơi.

- Không chơi được trò chơi.

(0 điểm)

- Nắm được luật chơi.

- Tham gia trò chơi nhưng chưa nói được về nhu cầu của bản thân.

(1 điểm)

- Nắm được luật chơi.

- Tham gia trò chơi và nói được về nhu cầu của bản thân.

- Trình bày chưa tự tin, tác phong còn chậm.

(2 điểm)

- Nắm được luật chơi.

- Tham gia trò chơi và nói được về nhu cầu của bản thân.

- Trình bày tự tin, tác phong nhanh nhẹn.

(3 điểm)

3

Tìm từ ngữ phù hợp với tính cách của bản thân; phân biệt tính cách tạo thuận lợi, tạo khó khăn trong cuộc sống; tìm cách để rèn luyện tính cách tốt

(3 điểm)

- Không tìm được từ ngữ phù hợp với tính cách của bản thân.

- Không phân biệt được tính cách tạo thuận lợi, tạo khó khăn trong cuộc sống.

- Không tìm được cách để rèn luyện tính cách tốt.

(0 điểm)

 

- Tìm được được từ ngữ phù hợp với tính cách của bản thân.

- Phân biệt được tính cách tạo thuận lợi, tạo khó khăn trong cuộc sống.

- Chưa tìm được cách để rèn luyện tính cách tốt.

(1 điểm)

 

 

 

- Tìm được được từ ngữ phù hợp với tính cách của bản thân.

- Phân biệt được tính cách tạo thuận lợi, tạo khó khăn trong cuộc sống.

- Tìm  được cách để rèn luyện tính cách tốt.

- Trình bày chưa tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(2 điểm)

- Tìm được được từ ngữ phù hợp với tính cách của bản thân.

- Phân biệt được tính cách tạo thuận lợi, tạo khó khăn trong cuộc sống.

- Tìm  được cách để rèn luyện tính cách tốt.

- Trình bày tự tin, rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

4

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập được giao

(1 điểm)

Không tham gia các nhiệm vụ học tập được giao.

(0 điểm)

 

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao nhưng tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(0.75 điểm)

Tham gia các nhiệm vụ học tập được giao nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(1 điểm)

 

 

 

 

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3

=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 6 chân trời sáng tạo - Phần hoạt động giáo dục

Từ khóa: Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3, Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo Module 3, giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 giáo án theo module 3 CTST

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay