Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 5: Sự đa dạng của chất
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Sự đa dạng của chất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
PHẦN 2 - CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤTCHỦ ĐỀ 3 - CÁC THỂ CỦA CHẤTBÀI 5 - SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT1. NHẬN BIẾT (5 câu)
BÀI 5 - SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm của chất.
Trả lời:
Chất là một khái niệm trong khoa học và hóa học, đề cập đến bất kỳ thứ gì có khối lượng và thể tích, tức là mọi thứ trên Trái Đất, bao gồm cả rắn, lỏng và khí. Chất có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau và được xác định bởi các tính chất vật lý và hóa học của nó.
Câu 2: Kể tên một số vật thể xung quanh em. Lấy ví dụ.
Trả lời:
Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau.
- Có những vật thể rất lớn như Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao,... có những vật thể lại rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được như vi khuẩn,...
- Có những vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên) như đất, nước, cỏ cây, con người,...
- Có những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo) như quần áo, sách vở, nhà cửa, các phương tiện đi lại,...
Câu 3: Nêu mối liên hệ giữa chất và vật thể.
Trả lời:
- Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất..
- Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên.
- Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.
Câu 4: Chất có thể tồn tại ở mấy thể? Dựa vào đâu để người ta có thể phân loại chất?
Trả lời:
Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí.
Câu 5: Nêu đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
Trả lời:
- Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
- Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Chất lỏng dễ chảy.
- Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan toả theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kì vật nào chứa nó.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể đổ nước từ bình ra cốc có các hình dạng khác nhau?
Trả lời:
Nước là chất lỏng, dựa vào đặc điểm chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó, chất lỏng dễ chảy để đổ nước từ bình ra cốc có các hình dạng khác nhau.
Câu 2: Hãy kể tên một số chất có trong:
- Bút chì
- Hạt gạo
- Rượu
Trả lời:
- Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính), ruột bút chì làm từ than chì (carbon.
- Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm (protein), nước,... 3. Rượu uống, cồn chứa chủ yếu chất ethanol và nước.
Câu 3: Lấy vài ví dụ về việc một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.
Trả lời:
- Sắt: có trong xe máy, xe đạp, dao, kềm, kéo, kệ sắt,...
- Nước: có trong đất, động vật, thực vật,...
- Đường: có trong các loại trái cây, cây mía, cây thốt nốt,...
- Tinh bột: có trong hạt gạo, ngô, khoai, sắn,...
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Trong các vật thể sau, đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo.
- Hoa súng 2. Con mèo
- Máy cày 4. Cây lúa
- Bánh xe 6. Quần áo
- Mạch nước ngầm 8. Cỏ dại
Trả lời:
- Vật thể tự nhiên: 1, 2, 4, 8
- Vật thể nhân tạo: 3, 5, 6, 7
Câu 2: Phân loại các chất hoặc vật thể sau vào mục chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí khi để ở nhiệt độ phòng.
- Sữa tươi 2. Mùi thơm
- Nước lọc 4. Cục tẩy
- Lá bàng 6. Nước đá
- Oxygen 8. Khí carbonic
Trả lời:
- Chất rắn: 4, 5
- Chất lỏng: 1, 3, 6
- Chất khí: 2, 7, 8.
Câu 3: Trong các quá trình sau, quá trình nào thể hiện sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể khí, thể lỏng sang thể rắn?
- Để nước đá ở nhiệt độ phòng
- Để sữa chua vào ngăn đá tủ lạnh
- Nước sôi ở 100 độ C
- Đun chảy đường làm siro
- Sau khi lau nhà, bật quạt một lúc thì nền nhà khô
- Làm kem dâu
Trả lời:
- Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng: 1, 4
- Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí: 3, 5
- Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: 2, 6
Câu 4: Tại sao một số loại chất rắn dẻo như cao su trong khi loại khác lại cứng như kim loại?
Trả lời:
Điều này phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của chất rắn, các liên kết hóa học và cấu trúc tinh thể của chất rắn.
Câu 5: Chất lỏng có thể được nén hay không?
Trả lời:
Hầu hết các chất lỏng chống lại sự nén, mặc dù những chất khác có thể bị nén. Không giống như chất khí, chất lỏng không phân tán để lấp đầy mọi không gian của vật chứa, và duy trì một mật độ khá ổn định.
Câu 6: Tại sao chất khí có thể được nén dễ hơn so với chất rắn và lỏng?
Trả lời:
Chất khí có thể được nén vì giữa các phân tử hoặc hạt chất khí có khoảng cách lớn, cho phép chúng bị nén lại một cách dễ dàng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất. Trong khi đó, chất rắn và chất lỏng có cấu trúc phân tử hoặc hạt cố định, không cho phép chúng bị nén một cách dễ dàng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao chất rắn, chất lỏng, chất khí có các đặc điểm khác nhau?
Trả lời:
Mọi chất đều được tạo nên từ những "hạt" vô cùng nhỏ. Sự sắp xếp các "hạt" này trong chất rắn, chất lỏng, chất khí là khác nhau. Đó chính là nguyên nhân làm cho chất rắn, chất lỏng và chất khí có những đặc điểm khác nhau.
- Trong chất khí, các "hạt" ở cách xa nhau và có thể chuyển động tự do. Giữa chúng còn rất nhiều khoảng trống.
- Trong chất lỏng, các "hạt" ở gần nhau hơn, chúng có thể đổi vị trí cho nhau nhưng không chuyển động tự do như trong chất khí.
- Trong chất rắn, các "hạt" được sắp xếp chặt chẽ, khiến chúng không thể chuyển động tự do.
Câu 2: Tại sao chúng ta có thể dễ dàng đi xuyên qua chất khí và chất lỏng nhưng không thể làm vậy với chất rắn?
Trả lời:
Vì trong chất rắn, các “hạt” cấu tạo nên chúng được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.