Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
CHỦ ĐỀ 5 - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨMBÀI 8 - MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG1. NHẬN BIẾT (8 câu)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Kể tên một số vật liệu thông dụng và nêu tính chất của chúng.
Trả lời:
Một số vật liệu thông dụng: nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ,...
- Nhựa: Nhựa dễ tạo hình, thường nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện và bền với môi trường. Vì vậy, nó được dùng để chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Kim loại: Kim loại có các tính chất chung như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt tốt. Ngoài ra, các kim loại khác nhau còn có những tính chất khác nhau: tính nhẹ, tính cứng, tính bền,...
- Cao su: Cao su bị biến dạng khi chịu tác dụng nén hoặc kéo giãn và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng, có khả năng chịu mài mòn, cách điện và không thấm nước.
- Thủy tinh: Thuỷ tinh bền với điều kiện của môi trường, không thấm nước, không tác dụng với nhiều hoá chất. Thuỷ tinh trong suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua.
- Gốm: Gốm là vật liệu cứng, bền với điều kiện môi trường. Nhiều loại gốm cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao.
- Gỗ: Gỗ bền chắc và dễ tạo hình nên có nhiều ứng dụng trong đời sống như dùng làm của, sàn gỗ, các đồ dùng nội thất. Tuy nhiên, gỗ dễ bị ẩm, mốc hay bị mối, mọt,... phá hoại.
Câu 2: Khi sử dụng vật liệu nhựa, nên chú ý điều gì đề đảm bảo an toàn?
Trả lời:
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các vật liệu bằng nhựa, cần tránh đặt chúng gần nơi có nhiệt độ cao. Tuỳ mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại nhựa phù hợp. Có một số loại nhựa không dùng để đựng thực phẩm, có loại không dùng được trong lò vi sóng hoặc tủ đông,... Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Câu 3: Khi sử dụng vật liệu kim loại, nên chú ý điều gì đề đảm bảo an toàn?
Trả lời:
Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt tốt của kim loại. Ví dụ không tiếp xúc trực tiếp với phần dây dẫn điện bị mất lớp nhựa bảo vệ. Một số kim loại có thể bị gỉ trong môi trường không khí. Vì vậy, để bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại.
Câu 4: Khi sử dụng vật liệu cao su, nên chú ý điều gì đề đảm bảo an toàn?
Trả lời:
Khi sử dụng các vật dụng bằng cao su, cần chú ý không nên để chúng ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quả thấp, tránh tiếp xúc với các hoá chất trong thời gian dài hoặc các vật sắc nhọn.
Câu 5: Khi sử dụng vật liệu thủy tinh, nên chú ý điều gì đề đảm bảo an toàn?
Trả lời:
Các vật dụng bằng thuỷ tinh khi vỡ dễ gây thương tích. Vì vậy, cần cẩn thận khi sử dụng chúng. Ngoài ra, nên dùng vải mềm để lau chùi các vật dụng bằng thuỷ tinh, tránh dùng những vật cứng, nặng đè lên. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà chọn loại thuỷ tinh phù hợp.
Câu 6: Kể tên một số nhiên liệu thông dụng và nêu tính chất của chúng.
Trả lời:
Một số nhiên liệu thông dụng:
- Than: cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt
- Xăng, dầu: Chất lỏng dễ bắt cháy nhưng xăng dễ bay hơi và dễ cháy hơn dầu
Câu 7: An ninh năng lượng là gì?
Trả lời:
An ninh năng lượng là việc bảo đảm năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...
Câu 8: Kể tên một số nguyên liệu thông dụng và nêu tính chất của chúng.
Trả lời:
Một số nguyên liệu thông dụng:
- Quặng: là các loại đất, đá chứa khoáng chất như các kim loại, đá quý,... với hàm lượng lớn.
- Đá vôi: tương đối cứng, không tan trong nước nhưng tan trong acid, tạo bọt khí, có giá thành rẻ, khá phổ biến, được sử dụng nhiều trong đời sống và sản xuất.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Các vật liệu thông dụng được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
- Kim loại thông dụng được dùng làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu, cống, khung nhà, cửa,....
- Thuỷ tinh được dùng làm bình hoa, chai lọ, cửa kính,...
- Nhựa được dùng làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp,..
- Gốm, sứ được dùng làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa,... với các hình dạng khác nhau.
- Cao su (tự nhiên hoặc nhân tạo) được dùng làm lốp xe, gioăng cao su, đệm,...
- Gỗ được dùng làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ,...
Câu 2: Các nhiên liệu thông dụng được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
- Gỗ: sưởi ấm, đun nấu ở quy mô nhỏ
- Than đá: sản xuất điện, luyện thép, sản xuất xi măng, đốt lò hơi,...
- Xăng: Nhiên liệu để chạy ô tô, xe máy,...
- Dầu hỏa: Nhiên liệu để chạy máy bay phản lực, tàu hỏa,...
- Khí thiên nhiên: đun nấu, sấy khô, đốt lò,...
- Dầu diesel: Nhiên liệu để chạy một số loại máy, ô tô,...
Câu 3: Các nguyên liệu thông dụng được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Trả lời:
- Đá vôi: Sản xuất vôi sống; đập nhỏ để làm đường, làm bê tông; chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng,...
- Quặng sắt dùng để chế tạo gang và thép (hai loại vật liệu quan trọng chứa thành phần chính là sắt, được dùng trong xây dựng, chế tạo máy, dụng cụ,...)
- Quặng bauxite (chứa nhôm oxit) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô tô, kĩ thuật điện, xây dựng,...
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Sắp xếp các vật liệu sau đây vào mục vật liệu, nhiên liệu hoặc nguyên liệu:
- Than đá 2. Quặng bauxite
- Đá vôi 4. Củi
- Nhựa 6. Xăng sinh học
- Dầu diesel 8. Khí hóa lỏng
- Gốm 10. Dầu mazut
Trả lời:
- Vật liệu: 1, 4, 5, 9
- Nhiên liệu: 6, 7, 8, 10
- Nguyên liệu: 2, 3
Câu 2: Sử dụng vật liệu không hợp lý gây tác hại gì? Nêu biện pháp sử dụng vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.
Trả lời:
- Việc sử dụng các vật liệu không hợp lí, không hiệu quả làm lãng phí tài nguyên và gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.
- Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững, cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng chúng đúng cách; khuyến khích dùng các vật liệu có thể tái sử dụng, hạn chế dùng các vật liệu khó phân huỷ.
Câu 3: Sử dụng nhiên liệu không hợp lý gây tác hại gì? Nêu biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
Trả lời:
- Sử dụng nhiên liệu không hợp lí sẽ gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường. Ví dụ, đốt quá nhiều than sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác. Do vậy, cần sử dụng các nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Các cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
- Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Câu 4: Khai thác nguyên liệu quá mức gây tác hại gì? Nêu biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
Trả lời:
- Việc khai thác quá mức và không có kế hoạch có thể khiến các nguyên liệu bị cạn kiệt. Quá trình khai thác, chế biến nguyên liệu như quặng, đá vôi có thể gây những tác động tiêu cực đến môi trường. Ví dụ, quá trình xử lí quặng thải ra nhiều hoá chất độc hại. Vì vậy, cần sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
- Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững:
- Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến
- Kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Khai thác các nguồn nguyên liệu có kế hoạch;
- Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường.
- Thăm dò, nghiên cứu các loại nguyên liệu mới phù hợp và góp phần bảo vệ môi trường…
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Các ứng dụng tiềm năng của vật liệu thông minh trong công nghệ hiện đại là gì?
Trả lời:
Vật liệu thông minh như các polyme thông minh, kim loại nhớ hình dạng, và vật liệu piezoelectric được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như điện tử linh hoạt, y tế (ví dụ như các thiết bị y tế thông minh), cảm biến, và các ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Câu 2: Tại sao việc sử dụng các vật liệu composite trở nên phổ biến trong sản xuất máy bay và ô tô hiện đại?
Trả lời:
Các vật liệu composite kết hợp giữa hai hoặc nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo ra tính chất vật lý và cơ học tốt hơn. Trong sản xuất máy bay và ô tô, việc sử dụng composite giúp giảm trọng lượng, tăng độ cứng và độ bền, cũng như giảm tiêu hao nhiên liệu và tăng hiệu suất vận hành.
Câu 3: Năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành nhiên liệu gì trong các hệ thống năng lượng mặt trời và quy trình chuyển đổi đó như thế nào?
Trả lời:
Năng lượng mặt trời được chuyển đổi thành nhiên liệu điện qua các hệ thống năng lượng mặt trời, thông qua quá trình gọi là quang điện. Trên các tấm pin quang điện (hay còn gọi là pin mặt trời), ánh sáng Mặt Trời được chuyển đổi thành điện năng bằng cách kích thích phân tử trong pin, tạo ra dòng điện đi qua mạch và cho phép chúng ta sử dụng điện năng đó để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện. Quá trình này được gọi là nhiên liệu điện tái tạo và không gây ra khí thải động cơ sinh học hay phát thải khí nhà kính.
Câu 4: Sự khác biệt giữa nguyên liệu gốc và nguyên liệu tái chế được sử dụng để sản xuất giấy, và ảnh hưởng của việc sử dụng mỗi loại nguyên liệu đối với môi trường là gì?
Trả lời:
- Trong quá trình sản xuất giấy, nguyên liệu gốc là gỗ từ cây. Quá trình sản xuất giấy từ nguyên liệu gốc bao gồm việc chặt hạ cây, xử lý gỗ để tạo ra cellulose, sau đó tiến hành quá trình sản xuất giấy thông thường. Nguyên liệu tái chế là từ các sản phẩm giấy đã qua sử dụng sau đó được thu gom, phân loại và tái chế.
- Việc sử dụng nguyên liệu tái chế giúp giảm sự tác động đến môi trường đáng kể thông qua việc giảm lượng rừng bị chặt hạ, giảm nguyên liệu cần thiết để sản xuất giấy so với sử dụng nguyên liệu gốc. Tuy nhiên, việc sử dụng nguyên liệu tái chế cũng cần quản lý chặt chẽ quá trình tái chế để đảm bảo chất lượng và tránh ô nhiễm môi trường từ các hóa chất hoặc mực in còn tồn trong giấy tái chế.