Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn họchoas học 6 Cánh diều

Xem: => Giáo án hóa học 6 sách cánh diều

CHỦ ĐỀ 3 - CÁC THỂ CỦA CHẤT

BÀI 6 - TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Dựa vào đâu người ta có thể nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác?

Trả lời:

Dựa vào tính chất của chất để người ta có thể nhận ra chất hoặc phân biệt chất này với chất khác.

Câu 2: Tính chất của chất chia làm mấy loại? Nêu khái niệm.

Trả lời:

  • Tính chất của chất gồm tinh chất vật lí và tính chất hoá học.
  • Tính chất vật lí là những đặc tính của chất có thể quan sát và đo lường được mà không làm biến đổi chất thành chất khác.
  • Tính chất hoá học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Câu 3: Em hiểu thế nào về sự đông đặc, sự nóng chảy, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự sôi?

Trả lời:

  • Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
  • Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
  • Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt.

Câu 4: Em hãy nêu một số ví dụ về tính chất vật lí và tính chất hóa học.

Trả lời:

  • Một số tính chất vật lí: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tinh dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi,...
  • Tính chất hoá học: ví dụ như khả năng cháy, khả năng bị phân huỷ, khả năng tác dụng được với chất khác (như tác dụng với oxygen, với acid, với nước,...).

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Sự nóng chảy và sự đông đặc khác nhau như thế nào?

Trả lời:

  • Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
  • Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 2: Sự bay hơi và sự ngưng tụ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

  • Giống nhau: đều là sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng, xảy ra với nhiều chất khác nhau tại mọi nhiệt độ
  • Khác nhau:
  • Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
  • Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

Câu 3: Sự bay hơi và sự sôi có điểm nào giống và khác nhau?

Trả lời:

  • Điểm giống nhau: đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
  • Điểm khác nhau :
  • Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
  • Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Trong các trường hợp sau, đâu là sự nóng chảy, sự bay hơi, sự đông đặc, sự sôi, sự ngưng tụ:

  1. Đun chảy đường làm siro
  2. Làm muối bằng nước biển
  3. Đun sôi nước lọc
  4. Làm kem dâu
  5. Sau trận mưa, những vũng nước mưa trên đường sẽ dần biến mất
  6. Mặt ngoài cốc nước đá có những giọt nước đọng

Trả lời:

  • Sự nóng chảy: 1
  • Sự bay hơi: 2, 5
  • Sự đông đặc: 4
  • Sự sôi: 3
  • Sự ngưng tụ: 6

Câu 2: Hiện tượng dầu từ nhà máy, mỏ dầu được dẫn đến người tiêu dùng qua các đường ống thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?

Trả lời:

Điều này thể hiện tính chất vật lí của thể lỏng vì nó có hình dạng theo vật chứa và chảy, lan ra mọi hướng.

Câu 3: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể rắn.

Trả lời:

  • Xây dựng và kết cấu: Vật liệu xây dựng như bê tông, thép và gạch được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình dân dụng.
  • Điện tử và viễn thông: Thể rắn được sử dụng trong sản xuất linh kiện điện tử, như bán dẫn, để tạo ra vi mạch và thiết bị điện tử.
  • Công nghệ y tế: Trong công nghệ y tế, các thiết bị y tế và cụ thể chẩn đoán thường được làm từ thép không gỉ và silicone.

Câu 4: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể lỏng.

Trả lời:

  • Nước và năng lượng: Nước (dưới dạng lỏng) được sử dụng trong nhiều quy trình năng lượng, chẳng hạn như lò hơi để tạo năng lượng điện và trong quá trình làm mát các hệ thống nhiệt động học.
  • Hóa phẩm và dược phẩm: Các hóa chất và dược phẩm thường được sản xuất dưới dạng dung dịch hoặc lỏng để dễ dàng xử lý và phân phối.
  • Thực phẩm và nước uống: chế biến thực phẩm, sản xuất nước đóng chai.

Câu 5: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể khí.

Trả lời:

  • Năng lượng: Khí tự nhiên và khí hóa lỏng được sử dụng rộng rãi trong năng lượng, từ sử dụng làm nhiên liệu cho việc nấu ăn đến sử dụng trong các nhà máy điện.
  • Vận tải: Khí (như khí nén) được sử dụng trong hệ thống phanh ô tô và xe máy, cũng như trong việc làm cho các dụng cụ cầm tay hoạt động (máy khoan khí nén).
  • Y tế và công nghiệp: Khí oxy được sử dụng trong y tế cho việc hỗ trợ hô hấp, trong khi khí hiệu quả và thân thiện với môi trường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như làm sạch và sơn.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy giải thích hiện tượng buổi sớm mùa thu, mùa đông hay có sương mù?

Trả lời:

Vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.

Câu 2: Em hãy giải thích lý do nước có thể tồn tại ở ba trạng thái khác nhau là rắn, lỏng, khí?

Trả lời:

  • Nước được tạo bởi các phân tử nước (H2O). Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử hydro (H) và một nguyên tử ôxi (O) lên kết với nhau bằng liên kết hydro.
  • Ở trạng thái rắn, các phân tử nước liên kết chặt chẽ với nhau. Các liên kết hidro được hình thành và tạo ra mạng lưới 3D làm cho nước ở trạng thái rắn (băng) có khối lượng và hình dạng cố định.
  • Khi nhiệt độ tăng, năng lượng nhiệt làm cho các liên kết hidro yếu đi, và nước bắt đầu chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Các phân tử nước vẫn gắn kết với nhau thông qua liên kết hidro, nhưng chúng có thể di chuyển và trượt qua nhau.
  • Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, các liên kết hidro suy yếu hơn, nước chuyển sang trạng thái khí. Trong trạng thái khí, các phân tử nước không còn gắn kết với nhau và có thể di chuyển tự do.

Câu 3: Người ta đã dựa vào hiện tượng vật lý nào khi làm muối bằng nước biển? Với điều kiện nào thì nhanh thu hoạch được muối nhất? Tại sao?

Trả lời:

  • Người ta dựa vào sự bay hơi của nưc để làm muối bằng nước biển.
  • Khi trời nắng to và nhiều gió thì thu hoạch muối nhanh nhất vì nhiệt độ cao và gió mạnh sẽ làm nước bay hơi nhanh hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay