Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Ôn tập chủ đề 1

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

Xem: => Giáo án hóa học 6 sách cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN CÁC PHÉP ĐO

(20 CÂU)

Câu 1: Em hãy so sánh vật sống và vật không sống.

Trả lời:

- Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.  - Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

- Vật không sống không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. - Vật không sống không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Câu 2: Hãy kể tên một số dụng cụ đo mà em biết.

Trả lời:

Một số dụng cụ đo mà em biết: thước dây, cân, thước kẻ, nhiệt kế, đồng hồ,...

Câu 3: Nêu đặc điểm để nhận biết vật sống.

Trả lời:

- Thu nhận chất cần thiết: Sinh vật lấy thức ăn, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường. - Thu nhận chất cần thiết: Sinh vật lấy thức ăn, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường.

- Thải bỏ chất thải: Sinh vật thải chất thải ra môi trường. - Thải bỏ chất thải: Sinh vật thải chất thải ra môi trường.

- Vận động: Sinh vật vận động. - Vận động: Sinh vật vận động.

- Lớn lên: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới. - Lớn lên: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.

- Sinh sản: Sinh vật sinh sản, từ đó duy trì được nòi giống. - Sinh sản: Sinh vật sinh sản, từ đó duy trì được nòi giống.

- Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường. - Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường.

- Chết: Đến độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân, vật sống sẽ bị chết. Một vật sống khi chết thì trở thành vật không sống. - Chết: Đến độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân, vật sống sẽ bị chết. Một vật sống khi chết thì trở thành vật không sống.

Câu 4: Nêu các bước để đo được chất lỏng bằng bình chia độ.

Trả lời:

Muốn đo được thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, chúng ta phải ước lượng thể tích của chất lỏng cần đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp. Sau đó đặt dụng cụ đo thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.

Câu 5: Em hiểu thế nào về khoa học tự nhiên?

Trả lời:

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tìm ra quy luật chi phối chúng, những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.

Câu 6: Nêu khái niệm và vai trò của kính lúp và kính hiển vi quang học.

Trả lời:

- Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. - Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

- Kính lúp cầm tay được sử dụng thường xuyên nhưng chỉ dùng khi quan sát các vật không quá nhỏ. Kính hiển vi quang học được sử dụng trong phòng thí nghiệm để quan sát các vật nhỏ với mức độ phóng đại khoảng từ 100 đến 1000 lần. - Kính lúp cầm tay được sử dụng thường xuyên nhưng chỉ dùng khi quan sát các vật không quá nhỏ. Kính hiển vi quang học được sử dụng trong phòng thí nghiệm để quan sát các vật nhỏ với mức độ phóng đại khoảng từ 100 đến 1000 lần.

Câu 7: Các lĩnh vực KHTN nghiên cứu đối tượng nào?

Trả lời:

- Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. - Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

- Vật lý học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,... - Vật lý học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,...

- Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua. - Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua.

- Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..) - Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..)

- Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó. - Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Câu 8: Nêu cách sử dụng kính lúp cầm tay.

Trả lời:

Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát sao cho nhìn rõ vật.

Câu 9: KHTN có vai trò gì?

Trả lời:

Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 10: Nêu các bước dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng.

Trả lời:

- Bóp bầu cao su của ống để đẩy không khí ra khỏi ống và nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng, đảm bảo giữ ống thẳng đứng. - Bóp bầu cao su của ống để đẩy không khí ra khỏi ống và nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng, đảm bảo giữ ống thẳng đứng.

- Nhẹ nhàng thả tay bóp bầu cao su để hút chất lỏng vào ông. Trong khi hút, đảm bảo đầu ống luôn nằm bên dưới mặt chất lỏng và không để chất lỏng trào lên bầu cao su. - Nhẹ nhàng thả tay bóp bầu cao su để hút chất lỏng vào ông. Trong khi hút, đảm bảo đầu ống luôn nằm bên dưới mặt chất lỏng và không để chất lỏng trào lên bầu cao su.

- Đưa ống vào cốc hoặc bình chứa và bóp nhẹ bầu cao su để chất lỏng chảy thành từng giọt xuống bình nhận. - Đưa ống vào cốc hoặc bình chứa và bóp nhẹ bầu cao su để chất lỏng chảy thành từng giọt xuống bình nhận.

Câu 11: Lấy ví dụ vật sống chuyển thành vật không sống và giải thích.

Trả lời:

- Ví dụ: con người khi về già và qua đời do sức khỏe yếu - Ví dụ: con người khi về già và qua đời do sức khỏe yếu

- Giải thích: Khi còn sống, con người trao đổi chất với môi trường, vận động, sinh sản, lớn lên,... mang đầy đủ đặc điểm của một vật sống. Nhưng khi qua đời, con người ngừng trao đổi chất với môi trường, không còn mang các đặc điểm của vật sống nữa, khi đó, con người là vật không sống. - Giải thích: Khi còn sống, con người trao đổi chất với môi trường, vận động, sinh sản, lớn lên,... mang đầy đủ đặc điểm của một vật sống. Nhưng khi qua đời, con người ngừng trao đổi chất với môi trường, không còn mang các đặc điểm của vật sống nữa, khi đó, con người là vật không sống.

Câu 12: Vì sao cần thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thực hành?

Trả lời:

Việc học tập trong phòng thực hành sẽ giúp các em khám phá những điều lý thú của thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong phòng thực hành khoa học tự nhiên nếu không cẩn thận, các em dễ gặp phải nhiều tình huống nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lửa và các hóa chất. Nhiều dụng cụ thí nghiệm làm bằng thuỷ tinh dễ vỡ có thể làm các em bị thương. Vì vậy, các em cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

Câu 13: Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? Viết phương trình hóa học của một phản ứng cháy.

Trả lời:

- Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra phản ứng cháy - Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra phản ứng cháy

- Hiện tượng này thuộc lĩnh vực hóa học của KHTN. - Hiện tượng này thuộc lĩnh vực hóa học của KHTN.

- Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi: - Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi:

C3H+ 5O + 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng

Câu 14: Tại sao sau khi thực hiện thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

Trả lời:

Rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ những hóa chất hoặc vi khuẩn, các tác nhân gây hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm, đồng thời tránh việc hóa chất hoặc vi khuẩn từ tay ta lây dính tới những nơi khác ngoài phòng thực hành.

Câu 15: Trình bày một số hiểu biết của em về sự sống ngoài Trái Đất.

Trả lời:

- Sinh học là lĩnh vực nghiên cứu sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cố gắng trả lời các câu hỏi: “Có sự sống ngoài Trái Đất hay không?” và “Có con người ngoài Trái Đất hay không? - Sinh học là lĩnh vực nghiên cứu sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cố gắng trả lời các câu hỏi: “Có sự sống ngoài Trái Đất hay không?” và “Có con người ngoài Trái Đất hay không?

- Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các dạng sống thô sơ (như virus, vi khuẩn) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ. - Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các dạng sống thô sơ (như virus, vi khuẩn) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ.

- Hiện nay có nhiều giả thuyết về vật thể bay và được cho là của người ngoài Trái Đất. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào thật rõ ràng về sự tồn tại của con người ngoài Trái Đất. - Hiện nay có nhiều giả thuyết về vật thể bay và được cho là của người ngoài Trái Đất. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào thật rõ ràng về sự tồn tại của con người ngoài Trái Đất.

Câu 16: Muốn đo cân nặng của em bé, chiều cao của người trưởng thành, nhiệt độ cơ thể của người bị ốm, thời gian chạy của vận động viên, người ta dùng dụng cụ đo nào?

Trả lời:

- Muốn đo cân nặng của em bé: sử dụng cân điện tử, cân y tế. - Muốn đo cân nặng của em bé: sử dụng cân điện tử, cân y tế.

- Muốn đo chiều cao của người trưởng thành: sử dụng thước dây, thước cuộn, máy đo chiều cao y tế. - Muốn đo chiều cao của người trưởng thành: sử dụng thước dây, thước cuộn, máy đo chiều cao y tế.

- Muốn đo nhiệt độ cơ thể của người bị ốm: sử dụng nhiệt kế y tế. - Muốn đo nhiệt độ cơ thể của người bị ốm: sử dụng nhiệt kế y tế.

- Muốn đo thời gian chạy của vận động viên: sử dụng đồng hồ bấm giây, đồng hồ bấm giây điện tử. - Muốn đo thời gian chạy của vận động viên: sử dụng đồng hồ bấm giây, đồng hồ bấm giây điện tử.

Câu 17: Em hãy kể tên một số phát minh vĩ đại và chúng đã thay đổi thế giới như thế nào?

Trả lời:

- Cách sử dụng lửa: một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người cổ đại. Chúng giúp sưởi ấm cũng như nấu chín các loại thức ăn. - Cách sử dụng lửa: một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người cổ đại. Chúng giúp sưởi ấm cũng như nấu chín các loại thức ăn.

- Bánh xe: loại bỏ giới hạn về mặt khối lượng và khoảng cách trong việc vận chuyển hàng hóa của con người. - Bánh xe: loại bỏ giới hạn về mặt khối lượng và khoảng cách trong việc vận chuyển hàng hóa của con người.

- Công nghệ in: Nhờ có công nghệ in, con người có thể in các loại sách hàng loạt, từ đó kiến thức được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi, giúp Kinh thánh được truyền bá rộng rãi, dẫn đến cuộc cải cách Tin lành. - Công nghệ in: Nhờ có công nghệ in, con người có thể in các loại sách hàng loạt, từ đó kiến thức được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi, giúp Kinh thánh được truyền bá rộng rãi, dẫn đến cuộc cải cách Tin lành.

- Kháng sinh Penicillin: giúp nâng cao khả năng sống sót, để con người không bị tử vong khi chỉ bị một vết thương hay vết rách nhỏ trên da. - Kháng sinh Penicillin: giúp nâng cao khả năng sống sót, để con người không bị tử vong khi chỉ bị một vết thương hay vết rách nhỏ trên da.

- La bàn: cho phép các thủy thủ khám phá các vùng đất mới và đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế toàn cầu. - La bàn: cho phép các thủy thủ khám phá các vùng đất mới và đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế toàn cầu.

- Bóng đèn: giúp con người không còn phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn khi trời tối. Ngoài ra còn thay đổi lối sinh hoạt của con người. - Bóng đèn: giúp con người không còn phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn khi trời tối. Ngoài ra còn thay đổi lối sinh hoạt của con người.

- Điện thoại di động: đẩy nhanh quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh và giao tiếp toàn cầu. - Điện thoại di động: đẩy nhanh quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh và giao tiếp toàn cầu.

- Động cơ đốt trong: Phát minh này góp phần rất quan trọng trong việc sản xuất các loại máy móc, đặc biệt là ô tô và máy bay. - Động cơ đốt trong: Phát minh này góp phần rất quan trọng trong việc sản xuất các loại máy móc, đặc biệt là ô tô và máy bay.

- Mạng Internet: Phát minh này đã mở ra một thế giới Internet cho tất cả mọi người và giúp họ kết nối với nhau dễ dàng. - Mạng Internet: Phát minh này đã mở ra một thế giới Internet cho tất cả mọi người và giúp họ kết nối với nhau dễ dàng.

Câu 18: Em cần làm gì khi bị hóa chất dính vào người?

Trả lời:

- Khi bị hoá chất dính vào người, cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết. Nếu hoá chất không may dính vào miệng thì ngay lập tức phải nhổ vào một chiếc chậu, súc miệng nhiều lần với nước sạch. Tương tự, nếu hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước. - Khi bị hoá chất dính vào người, cần nhanh chóng thông báo cho thầy cô giáo biết. Nếu hoá chất không may dính vào miệng thì ngay lập tức phải nhổ vào một chiếc chậu, súc miệng nhiều lần với nước sạch. Tương tự, nếu hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước.

- Sau khi thực hiện các bước trên trong phòng thực hành, cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại. - Sau khi thực hiện các bước trên trong phòng thực hành, cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Câu 19: Khoa học tự nhiên có những đóng góp gì cho cuộc sống của con người?

Trả lời:

- Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người: nhờ có những sự tìm hiểu, khám phá mà con người biết về thế giới tự nhiên xung quanh thật phong phú và đa dạng. - Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người: nhờ có những sự tìm hiểu, khám phá mà con người biết về thế giới tự nhiên xung quanh thật phong phú và đa dạng.

- Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế: nhờ có những sự nghiên cứu, sáng chế ra các loại máy móc, lai tạo nhiều giống cây trồng,… - Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế: nhờ có những sự nghiên cứu, sáng chế ra các loại máy móc, lai tạo nhiều giống cây trồng,…

- Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người: nhờ có sự ứng dụng từ khoa học công nghệ và sự nghiên cứu sản xuất các loại vacxin, thuốc chữa bệnh,… giúp nâng cao chất lượng sức khỏe và chữa được nhiều bệnh cho con người. - Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người: nhờ có sự ứng dụng từ khoa học công nghệ và sự nghiên cứu sản xuất các loại vacxin, thuốc chữa bệnh,… giúp nâng cao chất lượng sức khỏe và chữa được nhiều bệnh cho con người.

- Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu: khoa học tự nhiên với nhiệm vụ nghiên cứu các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, từ đó xây dựng những công trình ứng dụng những lợi thế tự nhiên đem lại để giảm thiểu những tác động tiêu cực của tự nhiên đồng thời góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống (dựa vào năng lượng gió, nước, Mặt Trời ...để sản xuất ra năng lượng điện). - Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu: khoa học tự nhiên với nhiệm vụ nghiên cứu các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, từ đó xây dựng những công trình ứng dụng những lợi thế tự nhiên đem lại để giảm thiểu những tác động tiêu cực của tự nhiên đồng thời góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống (dựa vào năng lượng gió, nước, Mặt Trời ...để sản xuất ra năng lượng điện).

Câu 20: Ta cần phải xử lý như thế nào khi vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân?

Trả lời:

- Báo ngay với giáo viên. - Báo ngay với giáo viên.

- Ngay lập tức di tản mọi người tránh xa khu vực có thủy ngân. - Ngay lập tức di tản mọi người tránh xa khu vực có thủy ngân.

- Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí. - Đóng cửa sổ và cửa ra vào để giúp thủy ngân không phát tán trong không khí.

- Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra. - Dùng đèn chiếu sáng để nhìn rõ phạm vi thủy ngân bị chảy ra.

- Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không. - Người dọn phải bịt khẩu trang đeo găng tay để chuẩn bị dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không tiếp xúc với thủy ngân bằng tay không.

- Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh. - Dùng chổi mềm và giấy mềm làm xẻng để gom và hót thủy ngân, vừa hót vừa đỡ vì hạt thủy ngân rất tròn và lăn rất nhanh.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay