Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

CHỦ ĐỀ 2 - CÁC PHÉP ĐO

BÀI 3 - ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG, THỜI GIAN

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Trình bày sự cảm nhận hiện tượng. Vì sao chúng ta cần có các phép đo?

Trả lời:

  • Chúng ta có thể cảm nhận được các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng cảm nhận đúng hiện tượng đang xảy ra. Giác quan có thế làm cho chúng ta cảm nhận sai hiện tượng đang quan sát.
  • Vì thế, đối với những hiện tượng cần sự chính xác, thay vì tin vào giác quan thì ta cần thực hiện thêm các phép đo.
  • Kết quả đo gồm số đo và đơn vị đo.

 

Câu 2: Người ta sử dụng đơn vị nào để đo độ dài? Ngoài đơn vị đó ra còn sử dụng đơn vị nào khác không?

Trả lời:

  • Đơn vị đo chiều dài là mét, kí hiệu là: m.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn mét (mm, cm, dm) và lớn hơn mét (km):

1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1 000 mm)

1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômét (km) = 1 000 m (1 m = 0,001 km)

Câu 3: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là gì?

Trả lời:

  • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 4: Để đo chiều dài một vật, ta làm như thế nào?

Trả lời:

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
  • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật hướng vuông góc với cạnh thước ở đài
  • Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
  • Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Câu 5: Đơn vị đo khối lượng thường dùng là gì?

Trả lời:

  • Đơn vị đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là: kg.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo khối lượng nhỏ hơn hoặc lớn hơn kg.

Câu 6: Người ta thường đo khối lượng bằng dụng cụ nào? Nêu cách đo khối lượng.

Trả lời:

  • Dụng cụ đo khối lượng là cân.
  • Khi đo khối lượng bằng cân, cần:
  • Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân phù hợp
  • Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0
  • Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo vật lên móc cân
  • Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.

 

Câu 7: Đơn vị đo thời gian thường dùng là gì?

Trả lời:

  • Đơn vị đo thời gian là giây, kí hiệu là: s.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng những đơn vị đo thời gian nhỏ hơn và lớn hơn giây.

 

Câu 8: Người ta thường đo thời gian bằng dụng cụ nào? Nêu cách đo thời gian.

Trả lời:

  • Người ta đo thời gian bằng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ như: đồng hồ bấm giây, đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường,…
  • Tùy vào mục đích đo thời gian, người ta chọn đồng hồ phù hợp để kết quả đo chính xác nhất.
  • Khi đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây, cần:
  • Chọn chức năng phù hợp
  • Điều chỉnh để đồng hồ chỉ số 0
  • Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu và kết thúc đo
  • Đặt mắt nhìn, đọc và ghi kết quả đúng quy định.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Chúng ta cần chú ý điều gì trước khi tiến hành đo?

Trả lời:

Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

Câu 2: Cho hình sau, chỉ ra giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN):

Trả lời:

  • GHĐ là số đo lớn nhất ghi trên dụng cụ đo => GHĐ: 60kg
  • ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp
  • Từ 0 đến 2kg có 10 khoảng => 2 : 10 = 0,2 kg = 200g
  • ĐCNN: 200g

Câu 1: Trên bao bì gói rong biển khô có ghi 20g. Số liệu đó là gì?

Trả lời:

Số liệu đó chỉ lượng bim bim có trong gói.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hoa rời khỏi nhà lúc 7 giờ 15 phút, lúc Hoa đến siêu thị là 7 giờ 23 phút. Hỏi Hoa đi từ nhà đến siêu thị hết bao nhiêu giây?

Trả lời:

Thời gian Hoa đi từ nhà đến trường là: 7 giờ 23 phút - 7 giờ 15 phút = 8 phút

1 phút = 60s

Thời gian Hoa đi từ nhà đến trường tính bằng giây là: 8 x 60 = 480 (giây).

Câu 2: Sử dụng dụng cụ đo nào là thích hợp trong các trường hợp sau? Giải thích.

  1. a) Cân nặng của hộp bánh.
  2. b) Chu vi ngoài của quả cam.
  3. c) Thời gian thi đấu của vận động viên.
  4. d) Đường kính trong của miệng cốc.
  5. e) Cân nặng của chú chó trưởng thành.

Trả lời:

  1. a) Dùng cân điện tử vì hộp bánh thường nhẹ, sử dụng cân điện tử sẽ cho kết quả chính xác hơn.
  2. b) Dùng thước dây vì dễ uốn theo đồ vật
  3. c) Dùng đồng hồ bấm giây điện tử vì khi thi đấu cần độ chính xác gần như tuyệt đối đến từng giây.
  4. d) Dùng thước kẹp vì sử dụng thước kẹp điều chỉnh được vừa khít với đường kính trong của miệng cốc và có kèm thước đo, ta đọc sẽ được chính xác số đo.
  5. e) Dùng cân điện tử hoặc cân đồng hồ tùy theo kích thước chú chó, vì có nhiều giống chó có kích thước và cân nặng khác nhau, khi đo cân nặng của chúng không cần chính xác tuyệt đối.

Câu 3: Để đo các độ dài sau đây cần sử dụng đơn vị và dụng cụ nào?

  1. a) Cân nặng của em bé.
  2. b) Độ sâu của một hồ bơi.
  3. c) Thời gian học sinh làm xong bài kiểm tra.
  4. d) Cân nặng từng loại thực phẩm mua ở chợ để thanh toán.
  5. e) Khoảng cách trong quá trình xây dựng nhà cao tầng.

Trả lời:

  1. a) Cân nặng của em bé: kilogram, sử dụng cân y tế
  2. b) Độ sâu của một hồ bơi: mét (m), sử dụng thước mét
  3. c) Thời gian học sinh làm xong bài kiểm tra: phút; sử dụng đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giờ
  4. d) Cân nặng từng loại thực phẩm mua ở chợ để thanh toán: gram, kilogram; sử dụng cân điện tử, cân lò xo, cân đồng hồ
  5. e) Khoảng cách trong quá trình xây dựng nhà cao tầng: mét (m); sử dụng thước mét, thước cuộn, máy kinh vĩ điện tử.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đo chiều dài, khối lượng và thời gian.

Trả lời:

Câu 2: Làm thế nào để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ?

Trả lời:

  • Bước 1: Ghi lại thể tích nước trong bình chia độ trước khi thả vật rắn vào bình, kí hiệu Vbd
  • Bước 2: Thả vật rắn vào bình chia độ, ghi lại thể tích nước, kí hiệu Vs
  • Bước 3: Lấy Vbd - Vs ta được thể tích vật rắn

Câu 3: Một trường học có 35 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 150 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 20000 đồng/m3.

  1. a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một năm (365 ngày).
  2. b) Nếu có một khóa nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 1 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Trả lời:

  1. a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là:

35 x 150 = 5250 (lít)

Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 năm là:

365 x 5250 = 1916250 (lít) = 1916250 dm3 = 1916,25 m3

Số tiền nước trường phải trả trong một năm là:

1916,25 x 20000 = 38325000 (đồng)

  1. b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây

Số giọt rỉ trong một ngày là: 86400 x 1 = 86400 (giọt)

Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là: 86400 : 20 = 4320 cm3 = 0,00432 m3

Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là: 0,00432 x 30 = 0,1296 m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là:

0,1296 x 20000 = 2592 (đồng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay