Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

CHỦ ĐỀ 6 - HỖN HỢP

BÀI 10 - HỖN HỢP, CHẤT TINH KHIẾT, DUNG DỊCH

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

  • Chất tinh khiết chỉ có một chất duy nhất: nước cất, thìa bạc, bình khí oxygen,...
  • Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất khác nhau: Nước đường, nước cam, nước biển.

Câu 2: Hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất là gì?

Trả lời:

  • Trong hỗn hợp nước muối không xuất hiện ranh giới giữa các thành phần, còn trong hỗn hợp dầu ăn và nước xuất hiện ranh giới giữa các thành phần.
  • Ta nói, nước muối là hỗn hợp đồng nhất, còn dầu ăn và nước là hỗn hợp không đồng nhất.

Câu 3: Em hiểu thế nào là dung dịch, huyền phù, nhũ tương.

Trả lời:

  • Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
  • Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng, ví dụ nước phù sa, nước bột màu,...
  • Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác, ví dụ sữa, hỗn hợp dầu ăn và nước (khi được khuấy trộn),...

 

Câu 4: Kể tên một số chất rắn tan trong nước và không tan trong nước.

Trả lời:

  • Một số chất rắn tan trong nước như đường ăn (saccharose), muối ăn,...
  • Một số chất rắn không tan trong nước như sắt, calcium carbonate,...

Câu 5: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước?

Trả lời:

  • Khi tăng nhiệt độ hoặc thể tích nước, lượng chất rắn tan trong nước càng nhiều.
  • Lượng chất rắn hoà tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, tỉ lệ chất rắn và nước.
  • Để các chất rắn dễ hoà tan hoặc hoà tan nhanh hơn, người ta thường khuấy hoặc nghiền nhỏ chất rắn trước khi hoà tan.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa?

Trả lời:

  • Một dung dịch đường nếu vẫn có thể hoà tan thêm đường thì gọi là dung dịch đường chưa bão hoà.
  • Dung dịch đường không thể hoà tan thêm đường là dung dịch đường bão hoà.

 

Câu 2: Nhũ tương, huyền phù và dung dịch khác nhau như thế nào?

Trả lời:

  • Dung dịch: hỗn hợp đồng nhất và có màu trong suốt
  • Huyền phù: hỗn hợp rắn - lỏng không đồng nhất và có màu
  • Nhũ tương: hỗn hợp lỏng - lỏng không đồng nhất

Câu 3: Lấy ví dụ về ảnh hưởng của một vài yếu tố tới sự tan của các chất.

Trả lời:

  • Cho từng thìa đường vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh, khuấy đều đến khi đường không tan được nữa. Ta thấy trong cốc nước nóng, đường tan nhanh và nhiều hơn so với trong cốc nước lạnh.
  • Chia từng thìa đường vào hai cốc nước có nhiệt độ như nhau, một cốc khuấy đều và một cốc giữ nguyên. Ta thấy đường trong cốc khuấy đều tan nhanh hơn.

Câu 4: Trong các chất sau, chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước?

  1. Bột sắt 2. Đường
  2. Muối 4. Xăng
  3. Dầu 6. Calcium carbonate

Trả lời:

  • Chất tan trong nước: 2, 3
  • Chất không tan trong nước: 1, 4, 5, 6

Câu 5: Lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Trả lời:

  • Chất đồng nhất: nước cất, nước muối, nước đường,...
  • Chất không đồng nhất: nước bột sắn dây, nước cam, sữa,...

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào cốc nước, khấy đều và để yên một thời gian, sau đó cho thêm một giọt nước rửa bát vào cốc. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành.

Trả lời:

Cho dầu ăn vào cốc nước, khuấy đều ta được nhũ tương. Để một thời gian, dầu ăn và nước tách thành hai lớp. Thêm một giọt nước rửa bát vào cốc ta lại được nhũ tương.

Câu 2: Trà hoa quả em mua ở quán thường gồm những thành phần nào? Đó là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Vì sao?

Trả lời:

  • Trà hoa quả thường có nước trà pha từ lá trà khô, hoa quả tươi hoặc mứt hoa quả, siro đường, topping tùy loại trà,...
  • Trà hoa quả là hỗn hợp không đồng nhất vì trong hoa quả xuất hiện những ranh giới giữa các thành phần của trà, các thành phần không tan hết vào nhau tạo thành một dung dịch duy nhất.

Câu 3: Khi hòa tan muối và nước, ta thu được gì? Đây là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất, vì sao?

Trả lời:

Ta thu được hỗn hợp nước muối. Đây là hỗn hợp đồng nhất do các chất trong nước muối hòa lẫn vào nhau và không xuất hiện ranh giới giữa các chất trong dung dịch.

Câu 4: Lấy ví dụ về một số chất tinh khiết và hỗn hợp xung quanh em.

Trả lời:

  • Chất tinh khiết: kim cương, nước cất,...
  • Hỗn hợp: quần áo, sách vở, bút viết, vòng tay,...

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trong dung dịch nhiều chất hỗn hợp, làm thế nào để tách riêng các thành phần thành các chất tinh khiết?

Trả lời:

  • Quá trình kết tinh: Dùng trong trường hợp các chất trong hỗn hợp có thể kết tinh ở các điều kiện khác nhau, từ đó tạo ra các tinh thể riêng biệt của từng chất.
  • Phương pháp sục khí: Dùng để tách các chất tan trong dung dịch thông qua việc sục khí vào dung dịch để kích thích phản ứng phân tầng, hoặc sử dụng khí để trục xuất một phần dung môi và chất tan.
  • Phương pháp sử dụng màng lọc: Sử dụng màng lọc có kích thước rây lớn hơn kích thước của các chất cần tách ra để ngăn chúng chảy qua.
  • Phương pháp sử dụng sự bay hơi: Sử dụng để tách các chất dưới dạng hơi khỏi hỗn hợp, sau đó đặt lại dưới dạng lỏng hoặc rắn.
  • Phương pháp sử dụng phản ứng hóa học: Sử dụng phản ứng để biến đổi một hoặc một số chất thành các sản phẩm khác, từ đó tạo điều kiện để tách chúng ra khỏi hỗn hợp.

Câu 2: Thiết kế thí nghiệm chứng minh đường tan chậm hơn trong nước lạnh.

Trả lời:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng cùng một thể tích nước, 1 ống đựng nước nóng và 1 ống đựng nước lạnh.
  • Bước 2: Thêm vào mỗi ống lượng đường như nhau và lắc đều ống nghiệm khoảng 1-2 phút
  • Bước 3: Quan sát hiện tượng
  • Ta thấy đường trong ống nghiệm chứa nước nóng tan nhanh hơn, đường trong ống nước lạnh tan chậm hơn

Câu 3: Làm thế nào để kiểm tra độ tinh khiết của một dung dịch và phương pháp phân tích tinh khiết của nó?

Trả lời:

Để kiểm tra độ tinh khiết của một dung dịch, có một số phương pháp phân tích được sử dụng:

  • Phân tích hóa học: Sử dụng phương pháp chuẩn độ hoặc phân tích cation/anion để xác định hàm lượng các chất hóa học trong dung dịch và từ đó đo lường độ tinh khiết.
  • Dùng cromatography: Sử dụng các kỹ thuật cromatography như cromatography sắc ký lỏng (HPLC) hoặc cromatography sắc ký khí (GC) để phân tích hàm lượng các chất trong dung dịch.
  • Phân tích phổ hấp thụ: Sử dụng phổ hấp thụ hạt để xác định độ tinh khiết dựa trên sự hấp thụ của các chất phân tích trong dung dịch.
  • Phân tích tinh khiết học lực: Sử dụng các phương pháp như đo điện trở, đo cường độ ion, hoặc đo nhiệt độ để xác định tinh khiết của dung dịch.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay