Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Ôn tập chủ đề 3,4 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 3,4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3 + 4: CÁC THỂ CỦA CHẤT + OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Kể tên một số vật thể xung quanh em. Lấy ví dụ.

Trả lời:

Xung quanh em có rất nhiều vật thể khác nhau.

-  - Có những vật thể rất lớn như Mặt Trăng, Mặt Trời, các ngôi sao,... có những vật thể lại rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được như vi khuẩn,...

-  - Có những vật thể có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên) như đất, nước, cỏ cây, con người,...

-  - Có những vật thể do con người tạo ra (vật thể nhân tạo) như quần áo, sách vở, nhà cửa, các phương tiện đi lại,...

Câu 2: Tính chất của chất chia làm mấy loại? Nêu khái niệm.

Trả lời:

-  - Tính chất của chất gồm tinh chất vật lí và tính chất hoá học.

-  - Tính chất vật lí là những đặc tính của chất có thể quan sát và đo lường được mà không làm biến đổi chất thành chất khác.

-  - Tính chất hoá học là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác.

Câu 3: Nêu khái niệm ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới điều gì?

Trả lời:

Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác. Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khoẻ sinh vật.

Câu 4: Nêu mối liên hệ giữa chất và vật thể.

Trả lời:

-  - Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất..

-  - Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên.

-  - Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

Câu 5: Em hiểu thế nào về sự đông đặc, sự nóng chảy, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự sôi?

Trả lời:

-  - Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

-  - Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

-  - Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

-  - Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

-  - Sự sôi là sự bay hơi đặc biệt.

Câu 6: Trong không khí có các thành phần nào?

Trả lời:

Thành phần có trong không khí: nitơ (78,1%) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ argon (0,9%), carbon dioxide (khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.

Câu 7: Chất có thể tồn tại ở mấy thể? Dựa vào đâu để người ta có thể phân loại chất?

Trả lời:

Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Người ta có thể phân loại chất dựa vào thể của nó. Ở điều kiện nhiệt độ phòng, chất ở thể rắn được gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng được gọi là chất lỏng, chất ở thể khí được gọi là chất khí.

Câu 8: Sự nóng chảy và sự đông đặc khác nhau như thế nào?

Trả lời:

-  - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

-  - Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 9: Em hãy cho biết một hiện tượng chứng minh oxygen ít tan trong nước.

Trả lời:

Hiện tượng: Nếu không mang bình chứa khí khí oxygen thì con người không thể lặn lâu ở dưới nước.

Câu 10: Hãy kể tên một số chất có trong:

1. Bút chì

2. Hạt gạo

3. Rượu

Trả lời:

1. Thân bút chì làm bằng gỗ (chứa chất cellulose là chính), ruột bút chì làm từ than chì (carbon.

2. Trong hạt gạo có chứa một số chất như tinh bột, chất đạm (protein), nước,...

3. Rượu uống, cồn chứa chủ yếu chất ethanol và nước.

Câu 11: Sự bay hơi và sự sôi có điểm nào giống và khác nhau?

Trả lời:

-  - Điểm giống nhau: đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

-  - Điểm khác nhau :

+  + Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

+  + Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Câu 12: Mọi sinh vật muốn tồn tại đều cần có oxygen. Vậy tại sao cá vẫn có thể sống dưới nước và giun đất vẫn có thể sống trong đất?

Trả lời:

-  - Oxygen tan ít trong nước, cá dựa vào lượng oxygen đó để hô hấp nhờ hô hấp qua mang

-  - Giun sống được trong nước vì giun hô hấp qua da, đặc điểm sinh học của giun thích nghi lối sống trong đất, ngoài ra giun đất chỉ sống được ở nơi đất mềm, đất tơi xốp, những dạng đất mà oxygen có thể đi vào.

Câu 13: Chất lỏng có thể được nén hay không?

Trả lời:

Hầu hết các chất lỏng chống lại sự nén, mặc dù những chất khác có thể bị nén. Không giống như chất khí, chất lỏng không phân tán để lấp đầy mọi không gian của vật chứa, và duy trì một mật độ khá ổn định.

Câu 14: Em hãy giải thích hiện tượng buổi sớm mùa thu, mùa đông hay có sương mù?

Trả lời:

Vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa

Câu 15: Em hãy trình bày một thí nghiệm chứng minh trong không khí có hơi nước?

Trả lời:

-  - Tiến hành một thí nghiệm đơn giản: Chuẩn bị 2 cốc nước, một cốc thêm vài viên đá lạnh, một cốc không thêm, đây kín cả hai cốc lại, đợi một thời gian sau đó quan sát hiện tượng

-  - Ta thấy cốc bỏ thêm đá lạnh có hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài cốc, điều này cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì cốc chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước.

Câu 16: Tại sao chất khí có thể được nén dễ hơn so với chất rắn và lỏng?

Trả lời:

Chất khí có thể được nén vì giữa các phân tử hoặc hạt chất khí có khoảng cách lớn, cho phép chúng bị nén lại một cách dễ dàng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất. Trong khi đó, chất rắn và chất lỏng có cấu trúc phân tử hoặc hạt cố định, không cho phép chúng bị nén một cách dễ dàng.

Câu 17: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể khí.

Trả lời:

-  - Năng lượng: Khí tự nhiên và khí hóa lỏng được sử dụng rộng rãi trong năng lượng, từ sử dụng làm nhiên liệu cho việc nấu ăn đến sử dụng trong các nhà máy điện.

-  - Vận tải: Khí (như khí nén) được sử dụng trong hệ thống phanh ô tô và xe máy, cũng như trong việc làm cho các dụng cụ cầm tay hoạt động (máy khoan khí nén).

-  - Y tế và công nghiệp: Khí oxy được sử dụng trong y tế cho việc hỗ trợ hô hấp, trong khi khí hiệu quả và thân thiện với môi trường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như làm sạch và sơn.

Câu 18: Vì sao một số loài động vật có vú như cá voi, cá heo hô hấp bằng phổi vẫn có thể sống được dưới nước?

Trả lời:

-  - Là động vật có vú, cá voi thở bằng phổi và không thể lấy oxy trong nước bằng mang như loài cá thông thường.

-  - Phổi cá voi có dung tích khổng lồ. Theo đó, chỉ cần một lần lấy hơi khi ngoi lên mặt nước, chúng có thể ở dưới nước hàng chục phút mà không cần thở.

-  - Chúng ta biết rằng, trong máu chứa một lượng lớn oxygen. Mặt khác, tỷ lệ máu so với thể trọng cơ thể của thú biển thông thường lớn nhiều hơn so với động vật sống trên cạn.

-  - Cơ thịt cũng có thể tích trữ oxygen.

-  - Ngoài ra, tần số thở bình thường của thú biển tuy rất thấp, nhưng khả năng hít oxygen và nén khí CO2 lại rất mạnh, có lợi cho cuộc sống dưới nước của chúng.

Câu 19: Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu? Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen.

Trả lời:

Thể tích oxygen trong bình không đổi là 20 lít. Khối lượng bình sau khi thêm khí oxygen sẽ tăng lên.

Câu 20: Nêu một số ứng dụng áp dụng tính chất của thể lỏng.

Trả lời:

-  - Nước và năng lượng: Nước (dưới dạng lỏng) được sử dụng trong nhiều quy trình năng lượng, chẳng hạn như lò hơi để tạo năng lượng điện và trong quá trình làm mát các hệ thống nhiệt động học.

-  - Hóa phẩm và dược phẩm: Các hóa chất và dược phẩm thường được sản xuất dưới dạng dung dịch hoặc lỏng để dễ dàng xử lý và phân phối.

-  - Thực phẩm và nước uống: chế biến thực phẩm, sản xuất nước đóng chai.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay