Bài tập file word hóa học 6 cánh diều Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Hóa học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên và các phép đo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 6 Cánh diều

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO

CHỦ ĐỀ 1 - GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN,  DỤNG CỤ ĐO VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH

BÀI 1 - GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em hiểu thế nào về khoa học tự nhiên?

Trả lời:

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, tìm ra quy luật chi phối chúng, những ảnh hưởng của chúng đến đời sống con người và môi trường.

 

Câu 2: Em hãy so sánh vật sống và vật không sống.

Trả lời:

  • Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể, có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
  • Vật không sống không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Câu 3: Nêu một số lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên. Lĩnh vực nào là khoa học về sự sống, lĩnh vực nào là khoa học về vật chất?

Trả lời:

KHTN có thể chia thành 2 nhánh chính: khoa học về sự sống (sinh học) và khoa học vật chất (vật lí, hóa học, thiên văn học, khoa học Trái Đất,...)

Câu 4: Nêu đặc điểm để nhận biết vật sống.

Trả lời:

  • Thu nhận chất cần thiết: Sinh vật lấy thức ăn, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường.
  • Thải bỏ chất thải: Sinh vật thải chất thải ra môi trường.
  • Vận động: Sinh vật vận động.
  • Lớn lên: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới.
  • Sinh sản: Sinh vật sinh sản, từ đó duy trì được nòi giống.
  • Cảm ứng: Sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường.
  • Chết: Đến độ tuổi nhất định hoặc do nhiều nguyên nhân, vật sống sẽ bị chết. Một vật sống khi chết thì trở thành vật không sống.

 

Câu 5: Khi nào vật sống trở thành vật không sống?

Trả lời:

Một vật sống khi chết thì trở thành vật không sống.

 

Câu 6: KHTN có vai trò gì?

Trả lời:

Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Các lĩnh vực KHTN nghiên cứu đối tượng nào?

Trả lời:

  • Sinh học: nghiên cứu về các sinh vật và sự sống (con người, động vật, thực vật,...), mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.
  • Vật lí học: nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng, và sự biến đổi năng lượng,...
  • Hóa học: nghiên cứu cấu tạo, các phản ứng hóa học, cấu trúc, các tính chất của vật chất và các biến đổi lí hóa mà chúng trải qua.
  • Thiên văn học: nghiên cứu về quy luật vận động và và sự biến đổi của các vật thể trên bầu trời (các hành tinh, sao,..)
  • Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Câu 2: Nêu một số ví dụ thực tế về vật sống và vật không sống xung quanh em.

Trả lời:

  • Vật sống: Cây xoài, cây trứng cá, con mèo, con chó, bạn bè,...
  • Vật không sống: Bút chì, thước kẻ, ghế đá, sách vở,...

 

Câu 3: Em hãy lấy một số ví dụ về đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực trong KHTN.

Trả lời:

  • Sinh học: đặc điểm tế bào, cơ thể, quần thể, sinh vật, hệ sinh thái,...
  • Vật lí học: từ trường, năng lượng điện,...
  • Hóa học: chất vô cơ, chất hữu cơ, phản ứng hóa học,...
  • Thiên văn học: sự hình thành vũ trụ và ngân hà,...
  • Khoa học Trái Đất: tìm hiểu về bầu khí quyển,...

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ vật sống chuyển thành vật không sống và giải thích.

Trả lời:

  • Ví dụ: con người khi về già và qua đời do sức khỏe yếu
  • Giải thích: Khi còn sống, con người trao đổi chất với môi trường, vận động, sinh sản, lớn lên,... mang đầy đủ đặc điểm của một vật sống. Nhưng khi qua đời, con người ngừng trao đổi chất với môi trường, không còn mang các đặc điểm của vật sống nữa, khi đó, con người là vật không sống.

Câu 2: Trong những vật sau, đâu là vật sống, đâu là vật không sống? Giải thích:

  1. Bạn bè 2. Con trâu
  2. Cây trứng cá 4. Ghế đá
  3. Quả bàng bị rụng khỏi cây 6. Cây hoa sữa
  4. Kẹp tóc 8. Hoa sen

Trả lời:

  • Vật sống: 1, 2, 3, 6, 8. Vì các vật này có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
  • Vật không sống: 4, 5, 7. Vì các vật này không có sự trao đổi chất, không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Câu 3: Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này thuộc lĩnh vực nào của KHTN? Viết phương trình hóa học của một phản ứng cháy.

Trả lời:

  • Khi quẹt diêm, châm nến, bật lửa hay châm vỉ nướng xảy ra phản ứng cháy
  • Hiện tượng này thuộc lĩnh vực hóa học của KHTN.
  • Ví dụ, phản ứng cháy của propan, hình thành trong vỉ nướng ga và một số lò sưởi:

C3H+ 5O2 → 4H2O + 3CO2 + năng lượng

4. VẬN DUNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về sự sống ngoài Trái Đất.

Trả lời:

  • Sinh học là lĩnh vực nghiên cứu sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cố gắng trả lời các câu hỏi: “Có sự sống ngoài Trái Đất hay không?” và “Có con người ngoài Trái Đất hay không?
  • Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có sự sống ngoài Trái Đất, nhưng cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, các dạng sống thô sơ (như virus, vi khuẩn) có thể tồn tại ở các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và ở các nơi khác trong vũ trụ.
  • Hiện nay có nhiều giả thuyết về vật thể bay và được cho là của người ngoài Trái Đất. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào thật rõ ràng về sự tồn tại của con người ngoài Trái Đất.

 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu một số nhà khoa học nổi tiếng, lĩnh vực nghiên cứu của họ và đóng góp của họ cho sự phát triển của Việt Nam.

Trả lời:

  • Giáo sư Trần Đại Nghĩa: ông cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka, súng không giật (SKZ) cỡ 60mm. Những phát minh sáng chế của ông được cho là vô cùng hữu dụng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.
  • Giáo sư Lê Văn Thiêm: nghiên cứu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Ông là người có công đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam.
  • Giáo sư Nguyên Văn Hiệu: là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu thuộc hai lĩnh vực: Lý thuyết chất rắn và Lý thuyết trường lượng tử. Nhờ những đóng góp của ông, lĩnh vực Vật lý Việt Nam đã bước sang một trang mới.
  • Bác sĩ Tôn Thất Tùng: đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông đã góp phần làm rạng danh nền y học Việt Nam, với 2 phát minh khoa học lớn. Đó là phương pháp cắt gan mang tên ông, một công trình khoa học đã được quốc tế công nhận là phương pháp cắt gan có quy phạm và kinh điển, được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Và công trình thứ 2 là những nghiên cứu đầu tiên về hậu quả lâu dài trên con người của chất độc da cam/dioxin, thứ chất độc mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trên chiến trường Việt Nam.

Câu 3: Em hãy kể tên một số phát minh vĩ đại và chúng đã thay đổi thế giới như thế nào?

Trả lời:

  • Cách sử dụng lửa: một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người cổ đại. Chúng giúp sưởi ấm cũng như nấu chín các loại thức ăn.
  • Bánh xe: loại bỏ giới hạn về mặt khối lượng và khoảng cách trong việc vận chuyển hàng hóa của con người.
  • Công nghệ in: Nhờ có công nghệ in, con người có thể in các loại sách hàng loạt, từ đó kiến thức được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi, giúp Kinh thánh được truyền bá rộng rãi, dẫn đến cuộc cải cách Tin lành.
  • Kháng sinh Penicillin: giúp nâng cao khả năng sống sót, để con người không bị tử vong khi chỉ bị một vết thương hay vết rách nhỏ trên da.
  • La bàn: cho phép các thủy thủ khám phá các vùng đất mới và đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế toàn cầu.
  • Bóng đèn: giúp con người không còn phụ thuộc vào ánh sáng tự nhiên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn khi trời tối. Ngoài ra còn thay đổi lối sinh hoạt của con người.
  • Điện thoại di động: đẩy nhanh quá trình phát triển của hoạt động kinh doanh và giao tiếp toàn cầu.
  • Động cơ đốt trong: Phát minh này góp phần rất quan trọng trong việc sản xuất các loại máy móc, đặc biệt là ô tô và máy bay.
  • Mạng Internet: Phát minh này đã mở ra một thế giới Internet cho tất cả mọi người và giúp họ kết nối với nhau dễ dàng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay