Bài tập file word Hóa học 6 kết nối Ôn tập chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (hóa học) kết nối. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 2 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 6 KNTT.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: CHẤT QUANH TA

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Tính chất vật lí của chất là gì? Lấy ví dụ về đại lượng vật lý.

Trả lời:

Tính chất vật lí của một chất là tính chất có thể quan sát được bằng giác quan hoặc có thể đo được. Những tính chất có thể đo được (như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước, khối lượng riêng,...) được gọi là đại lượng vật lý.

Câu 2: Nêu tính chất vật lí của oxygen.

Trả lời:

- Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Ở điều kiện thường, oxygen ở thể khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

- Oxygen hóa lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt. - Oxygen hóa lỏng ở –183°C, hoá rắn ở –218°C. Ở thể lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt.

Câu 3: Nêu khái niệm sự đông đặc, sự nóng chảy, sự hóa hơi, sự ngưng tụ, sự bay hơi, sự sôi.

Trả lời:

- Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.  - Quá trình chất ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy.

- Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc. - Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc.

- Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.  - Quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi. - Ngược lại, quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự hoá hơi. Khi sự hoá hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng thì gọi là sự bay hơi, khi xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng thì gọi là sự sôi.

Câu 4: Tính chất hóa học của chất là gì? Lấy ví dụ.

Trả lời:

- Tính chất hóa học của một chất là khả năng chất đó biến đổi thành chất khác - Tính chất hóa học của một chất là khả năng chất đó biến đổi thành chất khác

- Ví dụ: Vôi sống tác dụng với CO - Ví dụ: Vôi sống tác dụng với CO2 thành CaCO3, tác dụng với nước thành vôi tôi

Câu 5: Nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí.

Trả lời:

- Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,... - Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người: núi lửa, cháy rừng, rác thải, khí thải,...

- Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây.... - Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và chất lượng đời sống con người. Ví dụ, khi lượng khí carbon dioxide tăng lên sẽ làm Trái Đất ấm lên, băng ở hai địa cực tan ra làm nước biển dâng,... Bụi, khói và các khí độc gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, gây ra mưa acid làm phá huỷ các công trình xây dựng, giảm chất lượng đất, giảm khả năng quang hợp của cây....

Câu 6: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất thuộc tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất đó?

Trả lời:

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất thuộc tính chất vật lí của chất đó

Câu 7: So sánh sự bay hơi và sự sôi.

Trả lời:

- Điểm giống nhau: đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. - Điểm giống nhau: đều chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Điểm khác nhau : - Điểm khác nhau :

+ Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. + Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

+ Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. + Sự sôi: chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Câu 8: Vì sao cá sống được trong nước?

Trả lời:

Cá sống được trong nước vì trong nước có một lượng oxygen hòa tan, dù rất nhỏ

Câu 9: Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

1. Gỗ

2. Nhựa

3. Gang

Trả lời:

1. Ba vật thể được làm bằng gỗ: Ghế, bàn học, bút chì

2. Ba vật thể được làm bằng nhựa: Ghế, bát, bình nước

3. Ba vật thể được làm bằng gang: nồi, chảo, dao

Câu 10: Phân biệt sự nóng chảy và sự đông đặc.

Trả lời:

- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.  - Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. - Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 11: Oxygen tồn tại ở mấy dạng chính?

Trả lời:

Oxygen tồn tại ở ba dạng chính: khí, lỏng, và rắn.

- Dạng khí: Tồn tại ở điều kiện bình thường với công thức hóa học là O - Dạng khí: Tồn tại ở điều kiện bình thường với công thức hóa học là O2. Chiếm tỷ lệ khoảng 21% trong không khí, không có màu, mùi và vị, tham gia vào quá trình hô hấp và cháy.

- Dạng lỏng: Ở nhiệt độ -183°C, oxygen sẽ chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.  - Dạng lỏng: Ở nhiệt độ -183°C, oxygen sẽ chuyển từ dạng khí sang dạng lỏng.

- Dạng rắn: được gọi là oxy rắn hoặc ozon. Khi oxy lỏng được làm lạnh đến nhiệt độ -218.79°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Oxygen rắn thường không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học. - Dạng rắn: được gọi là oxy rắn hoặc ozon. Khi oxy lỏng được làm lạnh đến nhiệt độ -218.79°C, nó sẽ chuyển sang trạng thái rắn. Oxygen rắn thường không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có thể được tạo ra thông qua các quá trình hóa học.

Câu 12: Nấu cạn nước thành đường có phải là quá trình thể hiện tính chất hóa học không? Vì sao?

Trả lời:

Nấu cạn nước thành đường không phải là quá trình thể hiện tính chất hóa học vì quá trình này không có sự biến đổi và tạo ra chất mới

Câu 13: Tại sao phơi quần áo ở nơi có nắng và gió thì quần áo khô nhanh hơn?

Trả lời:

Vì có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ khô của quần áo: nhiệt độ và gió.

- Nhiệt độ: Ánh nắng mặt trời tạo ra nhiệt độ cao, làm tăng tốc độ bay hơi của nước trong quần áo. Khi nhiệt độ tăng lên, phân tử nước trong quần áo sẽ di chuyển nhanh hơn và dễ bay hơi, giúp quần áo khô nhanh hơn. Điều này giúp loại bỏ độ ẩm từ quần áo, làm nhanh quá trình khô. - Nhiệt độ: Ánh nắng mặt trời tạo ra nhiệt độ cao, làm tăng tốc độ bay hơi của nước trong quần áo. Khi nhiệt độ tăng lên, phân tử nước trong quần áo sẽ di chuyển nhanh hơn và dễ bay hơi, giúp quần áo khô nhanh hơn. Điều này giúp loại bỏ độ ẩm từ quần áo, làm nhanh quá trình khô.

- Gió: Gió thổi qua quần áo giúp loại bỏ hơi ẩm bay hơi nhanh chóng. Khi gió thổi qua bề mặt quần áo, nó làm tăng sự chuyển giao của hơi từ bên trong quần áo ra bên ngoài. Điều này cũng góp phần vào quá trình khô nhanh. - Gió: Gió thổi qua quần áo giúp loại bỏ hơi ẩm bay hơi nhanh chóng. Khi gió thổi qua bề mặt quần áo, nó làm tăng sự chuyển giao của hơi từ bên trong quần áo ra bên ngoài. Điều này cũng góp phần vào quá trình khô nhanh.

Câu 14: Nêu các ứng dụng của oxygen trong đời sống.

Trả lời:

- Oxy cần thiết cho phản ứng chuyển cacbon thành khí carbon oxit CO trong quá trình luyện thép, diễn ra dưới nhiệt độ cao trong lò cao. Khí CO được tạo ra cho phép khử oxit sắt thành các hợp chất sắt tinh khiết hơn. - Oxy cần thiết cho phản ứng chuyển cacbon thành khí carbon oxit CO trong quá trình luyện thép, diễn ra dưới nhiệt độ cao trong lò cao. Khí CO được tạo ra cho phép khử oxit sắt thành các hợp chất sắt tinh khiết hơn.

- Sử dụng trong các ứng dụng khác liên quan đến kim loại và yêu cầu nhiệt độ cao, chẳng hạn như mỏ hàn. - Sử dụng trong các ứng dụng khác liên quan đến kim loại và yêu cầu nhiệt độ cao, chẳng hạn như mỏ hàn.

- Ở dạng lỏng, oxy được sử dụng rộng rãi như một chất oxy hóa để sử dụng trong tên lửa. Bộ đồ du hành vũ trụ bao gồm một dạng oxy gần như tinh khiết.  - Ở dạng lỏng, oxy được sử dụng rộng rãi như một chất oxy hóa để sử dụng trong tên lửa. Bộ đồ du hành vũ trụ bao gồm một dạng oxy gần như tinh khiết.

- Dùng để phân hủy các hợp chất hydrocacbon. - Dùng để phân hủy các hợp chất hydrocacbon.

- Sản xuất năng lượng trong những thứ không liên kết với nguồn cung cấp điện của chúng, chẳng hạn như máy phát điện và phương tiện. - Sản xuất năng lượng trong những thứ không liên kết với nguồn cung cấp điện của chúng, chẳng hạn như máy phát điện và phương tiện.

- Sản xuất epoxy ethane (ethylene oxide), sử dụng làm chất chống đông và sản xuất polyester, và chloroethene, tiền thân của PVC.  - Sản xuất epoxy ethane (ethylene oxide), sử dụng làm chất chống đông và sản xuất polyester, và chloroethene, tiền thân của PVC.

- Sử dụng để hàn và cắt kim loại bằng oxy-axetylen.  - Sử dụng để hàn và cắt kim loại bằng oxy-axetylen.

- Sản xuất thép, nhựa và hàng dệt, hàn, hàn và cắt thép và các kim loại khác, đẩy tên lửa, liệu pháp oxy và các hệ thống hỗ trợ sự sống trong máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ và lặn. - Sản xuất thép, nhựa và hàng dệt, hàn, hàn và cắt thép và các kim loại khác, đẩy tên lửa, liệu pháp oxy và các hệ thống hỗ trợ sự sống trong máy bay, tàu ngầm, tàu vũ trụ và lặn.

Câu 15: Trong các quá trình sau, quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, quá trình nào thể hiện tính chất hóa học?

1. Cho vôi vào nước tạo thành vôi tôi

2. Muối tác dụng tác dụng với dung dịch base tạo ra muối mới và base mới

3. Nước sôi ở 100 độ C

4. Hòa tan đường vào nước

Trả lời:

- Quá trình thể hiện tính chất vật lí: 3, 4 - Quá trình thể hiện tính chất vật lí: 3, 4

- Quá trình thể hiện tính chất hóa học: 1, 2 - Quá trình thể hiện tính chất hóa học: 1, 2

Câu 16: Vì sao buổi sớm mùa thu, mùa đông hay có sương mù?

Trả lời:

Vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.

Câu 17: Trong các phương pháp sau, đâu là phương pháp bảo vệ môi trường không khí?

1. Vứt rác đúng nơi quy định

2. Phát động chiến dịch trồng cây, gây rừng

3. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

4. Có quy định rõ ràng về việc xả khí thải ra ngoài môi trường.

Trả lời:

Phương pháp bảo vệ môi trường không khí: 2, 3, 4

Câu 18: Nêu một số ứng dụng của tính chất vật lí và tính chất hóa học trong đời sống quanh ta.

Trả lời:

- Tính chất vật lí: Chế tạo nhiệt kế thủy ngân (sự nở vì nhiệt), ròng rọc vận chuyển khi xây nhà, kính cận (quang học), kính lão, điều hòa (nhiệt học),... - Tính chất vật lí: Chế tạo nhiệt kế thủy ngân (sự nở vì nhiệt), ròng rọc vận chuyển khi xây nhà, kính cận (quang học), kính lão, điều hòa (nhiệt học),...

- Tính chất hóa học: tạo ra xà phòng tẩy rửa, dùng cồn để diệt khuẩn, lọc nước bẩn,... - Tính chất hóa học: tạo ra xà phòng tẩy rửa, dùng cồn để diệt khuẩn, lọc nước bẩn,...

Câu 19: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Trả lời:

Để giữ bầu khí quyển trong lành, mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân cần hành động mạnh mẽ để bảo vệ môi trường sống. Các quốc gia nỗ lực cùng nhau thực hiện các giải pháp như:

- Tìm nguồn năng lượng sạch. - Tìm nguồn năng lượng sạch.

- Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm. - Hướng dẫn người dân sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm.

- Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, chất thải độc hại,.... - Đề ra những quy định nghiêm ngặt về xử lý khí thải, chất thải độc hại,....

- Bảo vệ và trồng cây xanh. - Bảo vệ và trồng cây xanh.

Từng hành động nhỏ của mỗi con người trong cộng đồng cũng góp phần làm giảm ô nhiễm không khí, bảo vệ môi trường.

Câu 19: Khi đốt cháy 1 L xăng, cần 1950 L oxygen và sinh ra 1248 L khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 L xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra.Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí .

Trả lời:

Thể tích oxygen cần là: 7.1950 = 13650 (L)

Thể tích không khí cần là : 5. 13650 = 68250 (L)

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra là: 1248.7 = 8736 (L)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay