Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN 2

Câu 1: Hãy nêu dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.

Trả lời:

- Các dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra là:

+ Sự tạo thành chất khí.

+ Sự tạo thành chất kết tủa.

+ Sự thay đổi màu sắc.

+ Sự thay đổi về nhiệt độ môi trường…

 

Câu 2:  Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium chloride (NaCl) trong nước.

Trả lời:

Cho dần dần sodium chloride vào cốc chứa một lượng nước xác định. Khuấy đều cho đến khi NaCl không thể hoà tan thêm được nữa. Tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hoà.

 

Câu 3: Độ tan là gì? Nêu công thức tính độ tan. Khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng hay giảm?

Trả lời:

- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất nhất định.

- Công thức:

0

Trong đó : S là độ tan, đơn vị g/100g nước

mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g)

Mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).

- Khi nhiệt độ tăng thì hầu hết độ tan của các chất rắn đều tăng còn chất khí thì giảm.

 

Câu 4: Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.

Trả lời:

Chất xúc tác là các chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.

Vd: Men rượu trong quá trình sản xuất rượu

Enzyme amylase trong nước bọt

MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen bằng phân hủy  KClO3

 

Câu 5: Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

  1. a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.
  2. b) Để đinh sắt ngoài không khí bị gỉ.
  3. c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.
  4. d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu.

Trả lời:

  1. a) Hiện tượng hòa tan vôi sống vào nước là hiện tượng hóa học vì:

CaO + H2O → Ca(OH)2

  1. b) Đinh sắt để ngoài không khí bị gì là hiện tượng hóa học vì Fe bị gỉ chuyển thành Fe2O3.nH2O
  2. c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới có đặc tính mùi hôi không dùng được nữa
  3. d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu là hiện tượng hóa học vì đã biến thành chất khác

(C6H10O5)n + nH2O → 2nC2H5OH + 2nCO2

Câu 6: Trong các quá trình sau, đâu là quá trình biến đổi vật lý, đâu là quá trình biến đổi hóa học?

  1. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
  2. Bạn nam thổi hơi thở và cốc đựng nước vôi trong, làm nước vôi trong vẩn đục
  3. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.
  4. Đốt cháy đường mía thành màu đen và có mùi khét.
  5. Hiện tượng cháy rừng gây ra ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

  1. Quá trình biến đổi vật lý.
  2. Quá trình biến đổi hóa học.
  3. Quá trình biến đổi vật lý.
  4. Quá trình biến đổi hóa học.
  5. Quá trình biến đổi hóa học.

 

Câu 7: Hãy lập biểu thức liên hệ giữa nồng độ phần trăm và độ tan.

Trả lời:

- Độ tan S là cứ 100g nước hòa tan được S (g) chất tan.

→ mdd = mct + mnước = S + 100

- Ta có công thức tính nồng độ %:

 (%)

 

Câu 8: Tiến hành hòa tan 20 gam muối ăn khan vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%

a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được.

b, Hãy ính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế.

Trả lời:

a, Áp dụng công thức

 ta có:

 

= 200 gam

Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam

b,        mnước= mdd - mmuối = 200 - 20 = 180 gam

 

Câu 9: Đốt cháy 6,4 gam sulfur trong không khí thu được 12,8 gam SO2. Tính khối lượng oxygen đã phản ứng.

Trả lời:

  1. PTHH: S + O2   SO2
  2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

→ mS+mO2=mSO2

→ mO2=mSO2−mS

→ mCO2=12,8−6,4=6,4 (gam)

 

Câu 10: Hoà tan aluminium (Al) trong dung dịch sulfurric acid (H2SO4) thu được Al2(SO4)3 và khí hydrogen (H2).

  1. Hãy viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
  2. Tính tỉ lệ mol giữa Al và H2

Trả lời:

  1. PTHH: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
  2. Tỉ lệ mol giữa Al và H2 là: nAl: nH2 = 2:3

 

Câu 11: Cho phương trình CaCO3  CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?

Trả lời:

Số mol CaO tham gia phản ứng là:  =  0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học:

1 mol CaO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CaCO3

Vậy :   0,2 mol CaO ………………..…………..………0,2 mol CaCO3

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng 0,2 mol CaCO3 

 

Câu 12: Làm thế nào để một phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn? Ví dụ em cần đốt cháy những thanh củi thật nhanh.

Trả lời:

- Để phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn

+ Tăng diện tích tiếp xúc: chẻ nhỏ thanh củi.

+ Tăng nhiệt độ: Dùng bật lửa nhóm bếp.

+ Tăng nồng độ chất tham gia: thổi thêm không khí để cháy to hơn.

 

Câu 13: Tính C% của dung dich KOH 2M (D = 1,43 g/ml).

Trả lời:

Đổi 1,43 g/ml= 1430 g/lít.

Ta có công thức tính nồng độ mol:

→ nKOH  = CM .V = 2V

→ mKOH= MKOH . nKOH = 56.2V= 112V (g)                  (1)

Mặt khác: mdd = D.V = 1430.V                                     (2)

Thay (1) và (2) vào công thức tính C%, ta có

C%= 7,83 %

 

Câu 14: Biết rằng chlohydric acid có phản ứng với chất calcium carbonate tạo ra chất calciun chloride, nước và khí carbon dioxide.

Một cốc đựng dung dịch  chlohydric acid (1) và cục đá vôi (2) (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho kim ở vị trí thăng bằng.

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch chlohydric acid. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra, kim của chiếc cân sẽ nghiêng về bên nào? Viết PTHH minh họa.

Trả lời:

- Hiện tượng xảy ra: cục đá vôi tan dần đồng thơi xuất hiện rất nhiều bọt khí. Kim của chiếc cân sẽ nghiêng về phía quả cân.

- Nguyên nhân, do khí carbon dioxide khoát ra ngoài môi trường làm tổng khối lượng của các chất sản phẩm nằm trên cân không được bảo toàn. Vì vậy kim đồng hồ nghiêng về phía quả cân.

PTHH:          CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

 

Câu 15: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

  1. a) ? H2+ O2→ ?
  2. b) P2O5+ ? → ?H3PO4
  3. c) CaO + ?HCl → CaCl2+ H2O
  4. d) CuSO4+ BaCl2→ BaSO4 + ?

Trả lời:

  1. a) 2H2+ O2→ 2H2O
  2. b) P2O5+ 3H2O → 2H3PO4
  3. c) CaO + 2HCl → CaCl2+ H2O
  4. d) CuSO4+ BaCl2→ BaSO4 + CuCl2

Câu 16: Cho 8,45g Zinc ( kẽm) tác dụng với 5,9496 lít khí Chlorine (đkc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

Trả lời:

Số mol Zn là              (mol)

Số mol Cl2 là              =

PTHH:    Zn + Cl2   ZnCl2

Theo phương trình hóa học:

1 mol Zn sẽ tham gia phản ứng với 1 mol Cl2

Vậy :   0,13 mol Zn  ………… …..  .………….0,13 mol Cl2

Thực tế có đến 0,24 mol Cl2, vậy nên chlorine dư.

Câu 17: Cho 6g hạt kẽm vào một cốc chứa dung dịch H2SO4 4M (dư) khi ở nhiệt độ thường. Nếu vẫn giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ thay đổi một trong những điều kiện dưới đây thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.

  1. Thay 6g hạt kẽm bằng 6g bột kẽm
  2. Thay dd H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
  3. Thực hiện phản ứng ở 50oC
  4. Dùng thể tích ddung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi thể thích ban đầu

Trả lời:

  1. Tốc độ phản ứng tăng lên do tăng diện tích tiếp xúc
  2. Tốc độ phản ứng giảm xuống vì giảm nồng độ chất phản ứng
  3. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên do tăng nhiệt độ
  4. Tốc độ phản ứng không biến đổi.

Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm có CO và CO2 có tỉ khối so với O2 là 1. Thể tích khí  CO2 cần thêm vào 9,916 lít (đkc) hỗn hợp trên để có tỉ khối so với O2 tăng lên bằng 1,075 là bao nhiêu?

Trả lời:

 Gọi số mol của CO và CO2 lần lượt là a, b (mol)

Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là: MX.

Áp dụng công thức tính tỉ khối ta có: 

 = =1   

→ a = 3b (1)

Mặt khác có: a + b = (9,916 : 24,79) = 0,4 (2)

Lấy (1) thay vào (2) ta được b = 0,1 mol và a=0,3 mol

Gọi số mol CO2 cần thêm vào là x mol

Ta có:   = 1,075 .32

→ x = 0,1 mol

=> V = 0,1. 22,4 = 2,24 lít.

 

Câu 19: Còn có thể điều chế khí oxygen bằng cách đun nóng KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45 g. Khối lượng oxygen thu được là bao nhiêu, biết hiệu suất phân hủy là 80%.

Trả lời:

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng khí oxygen thu được là:

mO2= 24,5 – 13,45 = 11,05 (gam)

Khối lượng thực tế oxi thu được:

mO2 = 11,05.80:100 = 8,84 (gam)

Vậy khối lượng oxygen thu được là 8,84 gam

 

Câu 20: Cho phản ứng: A+ 2B → C

Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4

  1. a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.
  2. b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.

Trả lời:

  1. a) Tốc độ ban đầu:

Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls

  1. b) Tốc độ tại thời điểm t

Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2

Nồng độ tại thời điểm t:

[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)

[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)

V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay