Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Bài 8: Acid
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Acid. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 KNTT.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG
BÀI 8. ACID
(18 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Acid là gì?
Trả lời:
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Câu 2: Nêu tính chất hóa học của dung dịch acid.
Trả lời:
Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.Một số kim loại tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và khí hydrogen.
Câu 3: Hãy nêu tính chất vật lí và các ứng dụng của sulfuric acid.
Trả lời:
- Sulfuric acid là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp 2 lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Các ứng dụng của sulfuric acid:
+ Sản xuất phẩm nhuộm
+ Sản xuất giấy, tơ sợi
+ Sản xuất sơn
+Sản xuất chất dẻo
+ Sản xuất chất tẩy rửa
+ Sản xuất phân bón.
Câu 4: Hãy nêu tính chất vật lí và các ứng dụng của hydrochloic acid.
Trả lời:
- Dung dịch hydrochloric là chất lỏng không màu.
- Các ứng dụng của hydrochloric acid:
+ Tẩy gỉ thép
+ Tổng hợp chất hữu cơ
+ Xử lí pH nước…
Câu 5: Hãy nêu tính chất vật lí và các ứng dụng của axetic acid.
Trả lời:
- Axetic acid là chất lỏng không màu,vị chua.
- Các ứng dụng của axetic acid
+ Sản xuất sợi poly.
+ Sản xuất sơn.
+ Chế biến thực phẩm.
+ Sản xuất dược phẩm…
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Hãy cho biết gốc acid trong các acid sau: H2CO3, HBr, CH3COOH.
Trả lời:
Các gốc acid là: =CO3, -Br, -CH3COO
Câu 2: Viết sơ đồ tạo thành ion H+ từ nitric acid HCl
Trả lời:
HCl → H+ + Cl-
Câu 3: Lần lượt nhỏ quỳ tím lên mỗi dung dịch sau, em hãy dự đoán dung dịch nào làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
- Nước đường
- Nước chanh
- Nước muối
Trả lời:
Nước chanh chuyển quỳ tìm thành màu đỏ vì trong nước chanh có chứa acid.
Câu 4: Người ta thường tránh muối dưa hay đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm vì sao?
Trả lời:
Vì muối dưa hay sữa chua có chứa acid, có thể tác dụng với dụng cụ làm bằng kim loại như nhôm. Vậy nên nếu muối dưa, đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm lâu ngày dụng cụ sẽ bị hỏng.
Câu 5: Viết phương trình hóa học xảy ra cho các trường hợp sau
- Dung dịch HCl loãng tác dụng với Zn
- Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe
- Dung dịch HCl tác dụng với Al
Trả lời:
- Zn + HCl → ZnCl2 + H2
- Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Al + HCl → AlCl3 + H2
Câu 6: Cho các dung dịch sau, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ?
NaOH, HCl, H2SO4, KCl, Na2CO3, Ca(OH)2, HNO3, CH3COOH.
Trả lời:
HCl, H2SO4, HNO3, CH3COOH.
Câu 7: Cho 5,6g iron tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng dư.
- Viết PTHH
- Tính khối lượng khí hydrogen sinh ra.
Trả lời:
- PTHH : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Số mol Fe là: 5,6:56 = 0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học
1 mol Fe tham gia phản ứng sẽ tạo ra 1 mol H2
Vậy 0,1 mol Fe …………………………………0,1 mol H2
Khối lượng H2 sinh ra sau phản ứng là 2.0,1 = 0,2 (gam)
Câu 8: Trung hoà 100 ml dung dịch sulfuric acid 1M bằng V (ml) dung dịch sodium hydroxide 1M
- Viết PTHH
- Tính V.
Trả lời:
- PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 +H2O
- Đổi 100 ml =0,1 (l)
Số mol H2SO4 là n = CM.V = 1.0,1=0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học
1 mol H2SO4 tham gia phản ứng với 2 mol NaOH
Vậy 0,1 mol H2SO4………………………………0,2 mol NaOH
Thẻ tích dung dịch NaOH càn dùng là: V = n/CM = 0,2/1= 0,2 (lít) tương đương 200ml
Vậy V = 200
Câu 9: Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh
Trả lời:
Có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh vì trong giấm ăn và chan có chứa acid. Các loại acid này có thể tác dụng với các cặn bã là chất rắn chuyển thành chất tan trong nước dễ dàng rửa sạch.
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M
Trả lời:
Số mol Fe là 4,48:56= 0,08 (mol)
Gọi thể tích dung dịch cần dùng là V (lít)
Từ đó ta tính được số mol HCl là 0,5V (mol)
Số mol H2SO4 là 0,75V (mol)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,25V ← 0,5V
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
0,75V ← 0,75V
Tổng số mol Fe là 0,25V + 0,75V = 0,08
→ V= 0,008 lít tương đương 80 ml.
Câu 2: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M.
- Viết PTHH
- Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng theo 2 cách.
Trả lời:
- PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Cách 1:
Gọi x và y lần lượt là số mol của Zn và Fe
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1)
x → 2x → x
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
y →2y → y
ta có mhh = mZn + mFe = 65x + 56y = 12,1 (I)
nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol
nHCl = nHCl (1) + nHCl(2) = 2x + 2y = 0,4 (II)
Giải hệ (I) và (II) ta có x = 0,1 và y = 0,1
m muối = mZnCl2 + mFeCl2 = 0,1 . (65 + 71) + 0,1 . (56 + 71) = 26,3g
Cách 2:
nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol
Ta có nH2 = = .0,4 = 0,2 mol
Khối lượng của khí hydrogen sinh ra là: 2.0,2= 0,4 (gam)
Khối lượng acid HCl là: 0,4. 36,5= 14,6 (gam)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có
mKim loại + macid = m muối + mH2
→ m muối = mKim loại + macid - mH2
= 12,1 + 14,6 - 0,4
= 26,3 (g)
Câu 3: Tron
Trả lời:
- a) Van
Câu 4: C
Trả lời:
PTHH CaCO3 + 2.
Câu 5: Tại sao
Trả lời:
Giảm
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Trả lời:
- a) Tốc độ
Câu 2: Cho ph
Trả lời:
a, Khi [A]
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 8: Acid