Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN 3

Câu 1: Hãy nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

Trả lời:

- Các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt là

+ Cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Cung cấp năng lượng để vận hành động cơ.

+ Cung cấp năng lượng cho thiết bị máy công nghiệp.

+ Cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông,…

 

Câu 2: Tỷ khối của chất khí là gì? Tỷ khối dùng để làm gì?

  1. Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B
  2. Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí A đối với không khí.

Trả lời:

- Tỷ khối của khí A đối với khí B là tỉ lệ khối lượng mol giữa khí A và khí B. Tỷ khôi dùng để xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.

  1. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B: dA/B =
  2. Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí : dA/KK =

 

Câu 3: Biến đổi vật lý, biển đổi hóa học là gì? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các quá trình như hòa tan, đông đặc, nóng chảy… các chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới, đó là biến đổi vật lý.

Ví dụ: Quá trình băng tan, hòa tan muối ăn vào nước,…

- Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân hủy chất, tổng hợp chất,… có sự tạo thành chấy mới, đó là biến đổi hóa học.

Ví dụ: Nung đá vôi, quá trình quang hợp ở cây xanh,…

 

Câu 4: Hãy phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng

Trả lời:

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

 

Câu 5: Hãy viết công thức định luật bảo toàn khối lượng áp dụng cho phản ứng giữa A và B tạo ra C và D .

Trả lời:

mA + mB = mC + mD.

Câu 6:  Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn bicacbonat natri NaHCO3 (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).

  • Thí nghiệm thứ nhất: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
  • Thí nghiệm thứ hai: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
  • Thí nghiệm thứ 3: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.

Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích.

Trả lời:

Thí nghệm thứ nhất: Biến đổi vật lý vì không tạo chất mới.

Thí nghiệm thứ hai: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic).

Thí nghiệm thứ ba: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí (khí cacbonic làm đục nước vôi trong)

Câu 7: Cho các phản ứng sau, em hãy phân biệt đâu là phản ứng tỏa nhiệt, đâu là phản ứng thu nhiệt?

  1. Đốt cháy than.
  2. Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide.
  3. Phản ứng giữa sắt và lưu luỳnh tạo ra chất rắn màu đen.
  4. Phản ứng phân hủy đá vôi để tạo thành đá vôi.

Trả lời:

  1. Phản ứng tỏa nhiệt.
  2. Phản ứng thu nhiệt.
  3. Phản ứng thu nhiệt.
  4. Phản ứng thu nhiệt.

Câu 8: Hãy tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M

Trả lời:

Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có

nNaCl  = CM .V = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)

→  mNaCl = 2,25 . (23 + 35,5)= 131,625 gam

Câu 9: Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng.

  1. Viết phương trình hóa học.
  2. Tính khối lượng của đồng sinh ra sau phản ứng.

Trả lời:

  1. PTHH: CuO + CO  Cu + CO2
  2. Áp dụng định luật BTKL, ta được:Áp dụng định luật BTKL, ta được:

mCuO + mCO = mCu + mCO2 

→ mCu = mCuO + mCO + mCO2 

→ mCu= 12+ 9- 6

→ mCu= 15 gam

Vậy khối lượng đồng sinh ra sau phản ứng là 15 gam.

 

Câu 10: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2.

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng
  2. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.

Trả lời:

  1. PTHH: CaCO3 CaO + CO2
  2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mCaCO3=mCaO+mCO2

→mCaCO3=16,8+13,2

→mCaCO3=30(Kg)

Vậy khối lượng đá vôi cần dùng là: 30Kg

Câu 11: Cho thanh magnessium có khối lượng là 7,2 gam cháy trong không khí thu được bao nhiêu gam magnessium oxide.

Trả lời:

Số mol CaO tham gia phản ứng là:  =  0,3 (mol)

PTHH:         2Mg + O2  2MgO

Theo phương trình hóa học:

2 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol MgO

Vậy :   0,3 mol Mg ………………..…………..………0,3 mol MgO

Khối lượng magnessium oxide thu được là  = 0,3.40 = 12 (gam)

Câu 12: Khối lượng nước mà trong đó có số phân tử bằng số phân tử có trong 20 gam NaOH là bao nhiêu?

Trả lời:

Khối lượng mol của NaOH là: MNaOH = 23 + 16 + 1 = 40 (g/mol)

Số mol NaOH là: n=   (mol)

→ số mol của H2O là 0,5 mol.

Khối lượng mol của H2O là:  = 1. 2+ 16 = 18  (g/mol)

→ khối lượng nước là: m = n . M = 0,5.18 = 9  (gam)

 

Câu 13: Trộn 200 gam dung dịch KOH 2% với 300 gam dung dịch KOH 4% thì thu được dung dịch có nồng độ bao nhiêu %?

Trả lời:

Khối lượng chất tan ở dung dịch (1) là:

 =  = 4 gam

Khối lượng chất tan ở dung dịch (2) là:

 =  = 12 gam

Tổng khối lượng chất tan thu được là : 4+ 12= 16   (gam)

Tổng khối lượng dung dịch thu được là: 200 +300= 500 (gam)

→ Nồng độ dung dịch thu được là:

 

Câu 14: Hãy tính tổng các chất tham gia PTHH của các sơ đồ phản ứng:

  1. FexOy+ H→ Fe + H2O
  2. CnH2n+ O2→ CO2 + H2O

Trả lời:

  1. PTHH: FexOy+ yH→ xFe + yH2O

→ Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là 1+y

  1. PTHH: CnH2n+ O2→ nCO2 + nH2O

→ Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là  +1

 

Câu 15: Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:

  1. a) Al(OH)3+ H2SO4→ Al2(SO4)3 + H2O
  2. b) CuO + HNO3→ Cu(NO3)2+ H2O
  3. c) NaOH + CO2→ Na2CO3+ H2O
  4. d) BaCO3+ HCl → BaCl2+ H2O + CO2

Trả lời:

  1. a) 2Al(OH)3+ 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2O
  2. b) CuO + 2HNO3→ Cu(NO3)2+ H2O
  3. c) 2NaOH + CO2→ Na2CO3+ H2O
  4. d) BaCO3+ 2HCl → BaCl2+ H2O + CO2

Câu 16: Dùng khí H2 để khử 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí Hở đkc cần dùng là:

Trả lời:

Khối lượng Fe2O3 có trong hỗn hợp là:            50.80:100 = 32 (gam)

Khối lượng CuO có trong hỗn hợp là:              50-40 = 8 (gam)

Số mol Fe2O3  là:              32:160= 0,2 (mol)

Số mol CuO là:                 8:80 = 0,1 (mol)

PTHH:      Fe2O3  + 3H2      2Fe + 3H2O

                 0,2           0,6                                (mol)

CuO  +   H2       Cu + H2O

0,1           0,1                                  (mol)

Tổng số mol H2 phản ứng là 0,6+0,1 =0,7 mol

Vậy thể tích khí H2 phản ứng ở đkc là : 0,4. 24,79 = 17,353 (lít)

Câu 17: Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3). Phản ứng xảy ra như sau:

2SO2 + O2 → SO3

Khi có mặt vanadium (V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

  1. Vanadium (V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide?
  2. Sau phản ứng, khối lượng của vanadium (V) oxide có thay đổi hay không? Giải thích.

Trả lời:

  1. a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc táctrong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide.
  2. b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide khôngthay đổi. Do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học.

Câu 18: Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 24,2 gam. Biết tổng số mol của Zn và Fe bằng với số mol của 9,916 lít khí CO2 (đkc). Tính % theo khối lượng của Fe có trong hỗn hợp.

Trả lời:

Gọi số mol của Zn là x và số mol của Fe là y ( x, y ≥ 0)

Ta có tổng khối lượng của hỗn hợp là 24,2 tức là:

65x +56y = 24,2   (1)

Số mol của 9,916 lít khí CO2 ở đkc là:

9,916:24,79 = 0,4 (mol).

Mà tổng số mol hỗn hợp Zn và Fe bằng mol của 9,916 lít khí CO2 ở đkc, ta có

x+y = 0,4 (mol)     (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: x= 0,2 mol, y= 0,2 mol

% khối lượng của Fe có trong hỗn hợp là

%Fe = 0,2.56/24,2.100% = 46,28%

 

Câu 19: Dẫn 11,2 gam khí CO tác dụng với sắt từ oxit Fe3O4 thu được 16,8 gam sắt và 17,6 gam khí cacbonic.

  1. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên
  2. b) Tính khối lượng sắt từ oxit đã tham gia phản ứng
  3. c) Cho 17,6 gam cacbonic trên tác dụng với 19,6 gam canxi hidroxit thu được canxi cacbonat CaCO3và 7,2 gam nước. Biết rằng phản ứng xảy ra theo phương trình phản ứng sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Tính khối lượng canxi cacbonat tạo thành sau phản ứng:

Trả lời:

  1. a) Phương trình hóa học:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2

  1. b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCO + mFe3O4 = mFe + mCO2

=> mFe3O4 = mFe + mCO2 - mCO = 16,8 + 17,6 - 11,2 = 23,2 gam

  1. c) Phương trình hóa học

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCaCO3= mCa(OH)2 + mCO2 - mH2O = 17,6 + 29,6 - 7,2 = 40 gam

 

Câu 20: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.

Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:

  1. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.
  2. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.
  3. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.
  4. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
  5. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí

Trả lời:

a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.

d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.

e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay