Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. PHẢN ỨNG HÓA HỌC PHẦN 1

Câu 1: Thế nào là phản ứng hóa học, chất tham gia, chất sản phẩm? Hãy nêu diễn biến của phản ứng hóa học.

Trả lời:

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

- Chất tham gia là chất ban đâu bị biến đổi trong phản ứng.

- Chất sản phẩm là chất mới được sinh ra.

- Diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này bị biến đổi thành chất khác.

 

Câu 2:

“Trong khoa học, … khối lượng của nguyên tử carbon được quy ước là đơn vị khối lượng nguyên tử viết tắt là …. Như vậy, khối lượng của 1 nguyên tử carbon là … amu.”

Hãy viết lại đoạn trên và hoàn thành những phần còn thiếu.

Trả lời:

Trong khoa học,  khối lượng của nguyên tử carbon được quy ước là đơn vị khối lượng nguyên tử viết tắt là amu. Như vậy, khối lượng của 1 nguyên tử carbon là 12 amu.”

 

Câu 3: Thể tích mol của chất khí là gì? Hãy nêu điều kiện chuẩn và công thức tính thể tích mol ở điều kiện chuẩn.

Trả lời:

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 1 mol phân tử chất khí đó.

- Điều kiện chuẩn là điều kiện ở 25oC và 1 bar.

- Công thức tính thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn là: V= 24,79.n

 

Câu 4: Hãy nêu khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.

Trả lời:

- Mol là lượng chất có chứa NA (6,023.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Khối lượng mol của một chât là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 1 mol phân tử chất khí đó.

 

Câu 5. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?

Trả lời:

Khi quan sát một hiện tượng hóa học, ta dựa vào sự xuất hiện những chất mới sinh ra, ta có thể dự đoán đó là hiện tượng hóa học. Hiện tượng chứng tỏ có chất mới xuất hiện là: sự biến đổi màu sắc, sự xuất hiện những chất có trạng thái vật lí khác ban đầu (như có chất kết tủa, hoặc chất khí bay hơi,…)

 

Câu 6: Hãy viết phương trình chữ cho các phản ứng hóa học sau và cho biết đâu là chất tham gia, đâu là chất sản phẩm.

  1. Khí hydrogen tác dụng với khí oxygen tạo thành nước.
  2. Nung đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide.

Trả lời:

  1. Hydrogen +      oxygen                  Nước.

Chất tham gia      Chất tham gia           Chất sản phẩm

  1. Calcium carbonate calcium oxide   +  carbon dioxide.

         Chất tham gia             chất sản phẩm          chất sản phẩm

 

Câu 7: Ở 25°C, hòa tan hết 33 gam NaCl vào 150 gam nước được dung dịch bão hòa. Xác định độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó.

Trả lời:

Áp dụng công thức tính độ tan:  , ta có:

Độ tan của NaCl là:

  = 22 (g/100g nước)

 

Câu 8: Ở 20oC có độ tan của NaNO3 là 88 gam/100 gam nước, hòa tan hoàn toàn NaNOvào 110 gam nước thu được dung dịch bão hòa. Khối lượng NaNO3 cần để hòa tan là bao nhiêu?

Trả lời:

Công thức tính độ tan:

Suy ra:

Khối lượng NaNO3 cần để hòa tan 110 gam nước để thu được dung dịch bão hòa là:

 = 96,8 gam.

 

Câu 9: Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2.

  1. Viết phương trình phản ứng.
  2. b) Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.

Trả lời:

  1. Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2
  2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mZn + mHCl = mZnCl2  + mH2

mHCl = mZnCl2  + mH2 – mZn 

= 27,2 + 0,4 – 13 = 14,6 gam.

Vậy khối lượng của HCl đã tham gia phản ứng là 14,6 gam.

 

Câu 10: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3.

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
  2. Tính khối lượng của khí CO2phản ứng.

Trả lời:

  1. PTHH: CaO + CO2 → CaCO3
  2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

→ mCaO+mCO2=mCaCO3

→ mCO2=mCaCO3−mCaO

→ mCO2=20−11,2=8,8 (gam)

Vậy khối lượng CO2 phản ứng là 8,8 gam.

 

Câu 11: Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 6,5 gam khí hydrogen là bao nhiêu?

Trả lời:

PTHH: 2H2 + O2  2H2O

Số mol khí hydrogen là:  =  3,25 (mol)

Theo phương trình hóa học:

2 mol H2 tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol H2O

Vậy :   3,25 mol H2 ……………………..………………3,25 mol H2O

Khối lượng nước sinh ra sau phản ứng là  = 3,25.18 = 58,5 (gam)

 

Câu 12: Sulfur (S) cháy trong không khí tạo thành khí sulfur dioxide có mùi hắc.

  1. Hãy viết phương trình hóa học dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là chất sản phẩm?
  2. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Trả lời:

  1. PTC: Sulfur + oxygen Sulfur dioxide

Chất phản ứng: Sulfur, oxygen.

Chất sản phẩm: Sulfur dioxide.

  1. Trong quá trình phản ứng lượng sulfur, oxygen giảm dần. Lượng sulfur dioxide tăng dần.

 

Câu 13: Hãy số nguyên tử H có trong

  1. 0,05 mol phân tử H3PO4
  2. b) 64 g khí H2

Trả lời:

  1. Số mol nguyên tử H có trong 0,05 mol phân tử H3PO4 là:

0,05. 3 =0,15 (mol).

Vậy số nguyên tử H có trong 0,05 mol phân tử H3PO4 là:

0,15. 6,022.1023 = 9,033.1022 (nguyên tử)

  1. Số mol phân tử của 68 g H2S là:

n=  =

Số mol nguyên tử H có trong 68 g khí H2S là:

2.2 = 4 (mol)

Vậy số nguyên tử  H có trong 68 g khí H2S là:

4.6,022.1023 = 2,4088.1024 (nguyên tử)

 

Câu 14: Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 g bột sắt và 20 g bột lưu huỳnh thu được 44 gam chất iron (II) sulfide (FeS) màu xám. Biết rằng để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh là a gam.

  1. Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên
  2. Tính giá trị của a

Trả lời:

  1. Fe + S FeS
  2. Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:

mFe+mS=mFeS

   Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:

mS=mFeS−mFe

       = 44 – 28 = 16(g)

   Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)

Vậy a là 4.

 

Câu 15: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

  1. a) Al2O3+ ? → ?AlCl3+?H2O
  2. b) H3PO4+?KOH → K3PO4+?
  3. c) ?NaOH + CO2→ Na2CO3+ ?
  4. d) Mg + ?HCl → ? + ?H2

Trả lời:

  1. a) Al2O3+ 6HCl → 2AlCl3+3H2O
  2. b) H3PO4+3KOH → K3PO4+3H2O
  3. c) 2NaOH + CO2→ Na2CO3+ H2O
  4. d) Mg + 2HCl → MgCl2+ H2

Câu 16: Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?

Trả lời:

Số mol của bột nhôm là n = 10,8: 27 = 0,4 (mol)

PTHH: 2Al + 3S    Al2S3

Theo phương trình hóa học:

2 mol Al tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol Al2S3

Vậy :   0,4 mol Al ………….………………..…….0,2 mol Al2S3

Khối lượng Al2S3 theo lý thuyết thu được là m = 0,42. 150 = 30 (gam)

Hiệu suất của phản ứng là H =  . 100%=

 

Câu 17: Hãy trình bày các cách làm giúp bếp củi cháy nhanh và lớn hơn. Giải thích ý nghĩa mỗi việc làm.

Trả lời:

Các cách là bếp củi cháy nhanh và lớn hơn:

- Chẻ nhỏ củi để tăng diện tích tiếp xúc

- Xếp các thanh củi sao cho không gian thoáng để tăng nồng độ oxygen trong bếp củi.

- Nhóm bếp bằng rơm, lá, giấy,… để cung cấp nhiệt độ.

- Quạt thêm không khí cho bếp để tăng thêm nồng độ oxygen cho bếp củi

Câu 18: Em hãy đưa ra các cảnh báo nguy cơ mất an toàn khi nạo, vét giếng, thám hiểm hang, động.

Trả lời:

Các giếng nước hay hang động, hầm lò sâu … thường có nhiều khí độc tích tụ như CO2; H2S … Hàng năm, nước ta có rất nhiều vụ tử vong thương tâm do ngạt khí khi nạo vét giếng … Do vậy, đối với những giếng nước, hang động, hầm lò sâu chúng ta luôn phải cảnh giác, trước khi đưa người xuống cần phải thăm dò xem không khí dưới đó có thở được không.

Ví dụ một số cách thử trước khi xuống nạo, vét giếng như:

+ Thắp một ngọn nến, dòng dây thả dần sát xuống mặt nước nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng có đủ oxygen, người có thể xuống được. Nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì dưới đó thiếu oxygen hoặc phải trang bị bình dưỡng khí trước khi xuống.

+ Nhốt một con vật vào lồng, buộc dây thả gần sát mặt giếng, nếu con vật bị chết ngạt chứng tỏ không khí dưới đáy giếng thiếu oxygen …

 

Câu 19: Đun nóng 15,8 g thuốc tím (KMnO4)trong ống nghiệm để điều chế khí oxygen. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6 g; khối lượng khí oxygen thu được là 2,8 g. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ.

Trả lời:

Theo định luật bảo toàn khối lượng thì khối lượng khí oxi thu được phải là:

mO2=mKMnO4–mchấtrắncònlại=15,8–12,6=3,2(g)

Hiệu suất của phản ứng phân hủy bằng:

Hs=2,83,2×100%=87,5%

 

Câu 20: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gốm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,9748 lít H2 (đkc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Tính giá trị m.

Trả lời:

Mg+2FeCl3→MgCl2+2FeCl2                       (1)

Mg+2HCl→MgCl2+H                                (2)

Từ phản ứng (2) ta có:

nMg= nH2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol

Dung dịch Y gồm 3 muối ⇒ MgCl2, FeCl2, FeCl3

 ⇒ FeCl3sau phản ứng (1) còn dư.

⇒ nFeCl3(1) = 2.nMg = 2.0,12 = 0,24g

Fe+2FeCl3→3FeCl2                                       (3)

⇒ nFeCl3(3) = 2nFe= 0,04 mol

⇒ nFeCl3 bd=nFeCl3(3)+nFeCl3 (1)         

= 0,04+0,24 = 0,28g

⇒ m = 0,12.24 + 0,28.(56+35,5.3) = 48,3g

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay