Bài tập file word toán 4 cánh diều bài 24: Em ôn lại những gì đã học
Bộ câu hỏi tự luận toán 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 24: Em ôn lại những gì đã học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học toán 4 Cánh diều
Xem: => Giáo án toán 4 cánh diều
BÀI 24: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: a) Đọc các số:
975 368; 6 020 975;
94 351 708; 80 060 090.
- b) Trong mỗi số trên, chữ số 9 ở hàng nào và có giá trị là bao nhiêu?
Giải
- Số 975368 đọc là: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám. Chữ số 9 ở hàng trăm nghìn và có giá trị là 9 trăm nghìn.
- Số 6020975 đọc là: Sáu triệu không trăm hai chục nghìn chín trăm bảy mươi lăm. Chữ số 9 ở hàng trăm và có giá trị là 9 trăm.
- Số 94351708 đọc là: Chín mươi bốn triệu ba trăm năm mươi mốt nghìn bảy trăm linh tám. Chữ số 9 ở hàng chục triệu và có giá trị là 9 chục triệu.
- Số 80060090 đọc là: Tám chục triệu không trăm sáu mươi nghìn không trăm chín mươi. Chữ số 9 ở hàng chục và có giá trị là 9 chục.
Câu 2: Đặt tính rồi tính:
- a) 467 218 + 546 728 b) 150 287 + 4 995
- b) 6 792 + 240 854 d) 50 505 + 950 909
Giải
|
- a) 467 218
546 728
1 013 946
|
- b) 150 287
4 995
155 282
|
- c) 6 792
240 854
247 646
|
- d) 50 505
950 909
1 001 414
Câu 3: Viết số, biết số đó gồm:
- a) 2 trăm triệu, 5 trăm, 6 chục và 8 đơn vị.
- b) 8 chục triệu 3 trăm nghìn, 3 trăm và 8 đơn vị
- c) 6 trăm triệu, 5 trăm nghìn, 5 chục.
- d) 8 trăm nghìn triệu, 9 chục nghìn, 5 trăm và 8 chục.
Giải
- a) 2 trăm triệu, 5 trăm, 6 chục và 8 đơn vị là 200 000 568
- b) 8 chục triệu 3 trăm nghìn, 3 trăm và 8 đơn vị là 80 300 308
- c) 6 trăm triệu, 5 trăm nghìn, 5 chục là 600 500 050
- d) 8 trăm nghìn triệu, 9 chục nghìn, 5 trăm và 8 chục là 800 000 090 580
Câu 4: a. Kể tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
- Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày
Các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày
Hỏi: Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
Giải
- Tên những tháng có: 30 ngày; 31 ngày; 28 hoặc 29 ngày
Tháng có 30 ngày là: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11;
Tháng có 31 ngày là: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12
Tháng có 28 hoặc 29 ngày là: tháng 2
- Năm nhuận là năm có 366 ngày;
Năm không nhuận là năm có 365 ngày.
Câu 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để được các số tự nhiên liên tiếp:
- a) 6; 7; 8; ...
- b) 99; 100; ...; 102
- c) 351; .....; 353; 354; 355
Giải
- a) 6; 7; 8; 9
- b) 99; 100; 101; 102
- c) 351; 352; 353; 354; 355
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- a) 2 yến = ... kg; 2 yến 6kg = ... kg; 40kg = ... yến.
- b) 5 tạ = ... kg; 5 tạ 75 kg = ... kg; 800kg = ... tạ;
5 tạ = ... yến; 9 tạ 9 kg = ... kg; 2/5 tạ = ... kg.
- c) 1 tấn = ... kg; 4 tấn = ... kg; 2 tấn 800 kg = ... kg;
1 tấn = ... tạ; 7000 kg = ... tấn; 12 000 kg = ... tấn;
3 tấn 90 kg = ... kg; 3/4 tấn = ... kg; 6000 kg = ... tạ
Giải
- a) 2 yến = 20 kg; 2 yến 6kg = 26 kg; 40kg = 4 yến.
- b) 5 tạ = 500 kg; 5 tạ 75 kg = 575 kg; 800kg = 8 tạ;
5 tạ = 50 yến; 9 tạ 9 kg = 909 kg; 2/5 tạ = 40 kg.
- c) 1 tấn = 1000 kg; 4 tấn = 4000 kg; 2 tấn 800 kg = 28000 kg;
1 tấn = 10 tạ; 7000 kg = 7 tấn; 12 000 kg = 12 tấn;
3 tấn 90 kg = 3090 kg; 3/4 tấn = 750 kg; 6000 kg = 60 tạ
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- a) Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010 cm, hay ... m ... cm
- b) Năm 2010 cả nước ta kỷ niệm: Một nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Như vậy thủ đô Hà Nội được thành lập năm ... thuộc thế kỉ ...
Giải
- a) Tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội cao 1010 cm, hay 10m 10cm
- b) Năm 2010 cả nước ta kỉ niệm "Một nghìn năm Thăng Long Hà Nội". Như vậy thủ đô Hà Nội được thành lập năm 1010 thuộc thế kỷ XI
Câu 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
- a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm ….đến hết năm…..
- b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ……
- c) Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ……….Tính đến năm 2020, được …………năm
Giải
- a) Thế kỉ XV bắt đầu từ năm 1401 đến hết năm 1500
- b) Ông La Phông-ten mất năm 1695. Năm đó thuộc thế kỉ XVII
- c) Chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 1954. Năm đó thuộc thế kỉ XX. Tính đến năm 2020, được 66 năm
Câu 4: Điền dấu > ; < ; =
2 m2 5 dm2 ... 25 dm2
3 dm2 5cm2 ... 305 cm2
3 m2 99 dm2 ... 4 m2
65 m2 ... 6 500 dm2
Giải
2 m2 5 dm2 > 25 dm2
3 dm2 5cm2 = 305 cm2
3 m2 99 dm2 < 4 m2
65 m2 = 6 500 dm2
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Trong cuộc thi bơi 100m, bạn Hà bơi hết 1/5 phút và bạn Lan bơi hết 1/6 phút. Hỏi trong hai bạn, bạn nào bơi nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu giây?
Giải
Đổi 1/5 phút = 12 giây, 1/6 phút = 10 giây
Bạn Lan bơi nhanh hơn bạn Hà số giây là:
12 – 10 = 2 (giây)
Đáp số: Bạn Lan bơi nhanh hơn 2 giây
Câu 2: Lớp 4A có 38 học sinh, lớp 4B có số học sinh nhiều hơn trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4B là 2 học sinh. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh?
Giải:
Ta có thể giải bài toán bằng một trong 2 cách giả thiết tạm như sau:
Cách 1: Nếu chuyển 2 học sinh từ lớp 4B sang lớp 4A thì trung bình số học sinh của 2 lớp không thay đổi và bằng số học sinh của mỗi lớp khi đó.
Số học sinh của lớp 4A hay số học sinh của mỗi lớp khi đó là: 38 + 2 = 40 (học sinh)
Số học sinh của lớp 4B là: 40 + 2 = 42 (học sinh)
Cách 2: Trung bình số học sinh của 2 lớp tăng thêm 2 học sinh thì tổng số học sinh của 2 lớp tăng thêm số học sinh là: 2 x 2 = 4 (học sinh)
Nếu lớp 4A có thêm 4 học sinh thì trung bình số học sinh của 2 lớp tăng thêm 2 học sinh và bằng số học sinh của lớp 4B hay số học sinh của lớp 4A khi đó.
Số học sinh của lớp 4B có là: 38 + 4 = 42 (học sinh)
Đáp số: 42 học sinh.
Câu 3: Khối 4 của một trường tiểu học có 3 lớp. Biết rằng lớp 4A có 28 học sinh, lớp 4B có 26 học sinh, trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4C nhiều hơn trung bình số học sinh của cả 3 lớp là 2 học sinh. Tính số học sinh của lớp 4C.
Giải
Nếu chuyển 2 học sinh ở mỗi lớp 4A và 4C sang lớp 4B thì trung bình số học sinh của mỗi lớp không thay đổi và bằng trung bình số học sinh của 2 lớp 4A và 4C hay bằng số học sinh của lớp 4B khi đó.
Trung bình số học sinh của mỗi lớp là: 26 + 2 + 2 = 30 (học sinh)
Lớp 4C có số học sinh là: 30 x 3 - 28 - 26 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh.
Câu 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 24 m và chiều rộng bằng chiều dài.
- a) Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn
- b) Tính diện tích của mảnh vườn.
Giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
Chiều dài mảnh vườn là:
24 : 3 x 5 = 40 (m)
Chiều rộng mảnh vườn là:
40 – 24 = 16 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
40 x 16 = 640 (m2)
Đáp số: a) 40m; 16m
- b) 640 m2
Câu 5: Hùng có 8 quyển vở, Dũng có 4 quyển vở, Lan có số vở ít hơn trung bình cộng của cả ba bạn là 2 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở?
Giải
2 lần trung bình cộng số vở của Hùng và Dũng là:
8 + 4 = 12 (quyển vở)
Số vở trung bình cuẩ cả ba bạn là:
12 : 3 = 4 (quyển vở)
Số vở của Lan là:
4 – 2 = 2 (quyển vở)
Đáp số: 2 quyển vở
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tìm ba số tự nhiên liên tiếp biết tổng của ba số đó là 84.
Giải:
Nhìn vào sơ đồ, ta có:
Ba lần số thứ nhất bằng:
84 – (1 +1 + 1) = 81
Số thứ nhất là:
84 : 3 = 27
Số thứ hai là:
27 + 1 = 28
Số thứ ba là:
28 + 1 = 29
Đáp số: 27, 28, 29
Câu 2: Trung bình cộng số tuổi của bố, mẹ và Cúc là 30 tuổi. Nếu không tính tuổi của bố thì trung bình cộng số tuổi của mẹ và Cúc là 24 tuổi. Hỏi bố Cúc bao nhiêu tuổi?
Giải:
Tổng số tuổi của bố, mẹ và Cúc là:
30 x 3 = 90 (tuổi)
Tổng số tuổi của mẹ và Cúc là:
24 x 2 = 48 tuổi
Tuổi của bố Hoa là:
90 – 48 = 42 (tuổi)
Đáp số: 42 tuổi
=> Giáo án Toán 4 cánh diều Bài 24: Em ôn lại những gì đã học